Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 94 - 119)

8. Cấu trúc luận văn

3.4. Khảo nghiệm về tính cần thiết và mức độ khả thi của các biện pháp đề xuất

Qua nghiên cứu cơ sở lý luận và phân tích thực trạng trong quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trường học THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, tác giả đề ra 6 biện pháp quản lý cơ bản nhằm góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường THPT. Do thời gian nghiên cứu có hạn, chưa có điều kiện để thực nghiệm kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của biện pháp đề xuất nên tác giả kiểm chứng mức độ cấp thiết và khả thi của các biện pháp này bằng phương pháp xin ý kiến chuyên gia.

Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá, tác giả xin ý kiến của 30 CBQL, GVCN, GV bộ môn GDCD, cán bộ Đoàn tại 3 trường THPT thuộc huyện Nguyên Bình. Tất cả được phát phiếu bao gồm 2 phần: tính khả thi và mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp; mức độ cần thiết được chia làm 3 mức được lượng hóa: rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết; tính khả thi cũng được chia làm 3 mức và được lượng hóa: rất khả thi, khả thi, không khả thi (phụ lục 3). Kết quả khảo nghiệm thu được như sau:

Bảng 3.1: Mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp TT Biện pháp Mức độ cần thiết (%) Mức độ khả thi (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết Rất khả thi Khả thi Không khả thi

1 Nâng cao nhận thức cho

CBQL, GV, HS trong nhà trường và phụ huynh về đạo trái phép, vai trò của hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT

90 10 0 87 13 0

2 Trao quyền lựa chọn tổ chức

các hoạt động ngoại khóa đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho giáo viên THPT

89 11 0 81 19 0

3 Tăng cường chỉ đạo việc

phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học

95 5 0 91 9 0

4 Phối hợp chặt chẽ các lực

lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường cho HS THPT

100 0 0 95 5 0

5 Tăng cường đầu tư cơ sở vật

chất, nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường

83 17 0 73 23 4

6 Tăng cường công tác kiểm

tra, giám sát, thi đua và khen thưởng đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường THPT

82 18 0 78 21 1

* Về tính cần thiết

Các biện pháp đề xuất được đánh giá ở mức độ cần thiết. Có 89,8% số người được hỏi cho là các biện pháp này rất cần thiết, không có ai cho là không cần thiết. Đặc biệt với biện pháp " Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường” được đánh giá ở mức độ rất cần thiết với tỷ lệ 100%.

* Mức độ khả thi

Khách thể khảo sát đánh giá cao tính khả thi của các biện pháp được đề xuất. Có 84,2% số người được hỏi cho là các biện pháp này rất khả thi, chỉ có 0,83% cho là không khả thi. Biện pháp được đánh giá có tính khả thi cao nhất là “Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường” với 95% cho là rất khả thi. Điều này phù hợp với tính cần thiết của biện pháp.

Từ kết quả khảo nghiệm, có thể khẳng định 6 biện pháp trên đều được đánh giá là cần thiết và có tính khả thi cao trong qua trình triển khai tại các nhà trường.

Kết luận chương 3

Dựa trên những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận và thực tiễn, thực trạng quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học cho HS các trường THPT huyện Nguyên Bình. Đồng thời căn cứ vào những văn bản pháp quy định hướng, chỉ đạo của Sở GD-ĐT, Phòng GD&ĐT Nguyên Bình về ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các nhà trường THPT. Chúng tôi đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động này, đó là:

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS trong nhà trường và phụ huynh về đạo trái phép, vai trò của hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT;

Trao quyền lựa chọn tổ chức các hoạt động ngoại khóa đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho giáo viên THPT;

Tăng cường chỉ đạo việc phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học;

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường cho HS THPT;

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi đua và khen thưởng đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường THPT;

Các biện pháp trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng bổ sung cho nhau trong hoạt động quản lý HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Cả 6 biện pháp đề xuất ở trên đều được đánh giá là cần thiết và khả thi. Cuối cùng, để HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trường học đạt hiệu quả thì tất cả các khâu phải được hoạt động nhịp nhàng, đồng bộ thống nhất và bổ trợ cho nhau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Công tác quản lý HĐGD học sinh phòng ngừa truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT là một trong những vụ quan trọng trong tình hình hiện nay. Với mục tiêu nâng cao hiệu quả hoạt động GD chính trị, tư tưởng cho các em học sinh nhằm quản lý phát triển nhân cách toàn diện của các em trong một môi trường trường học thân thiện, học sinh tích cực.

Quản lý hoạt động GD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS là những tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà trường và lực lượng xã hội ngoài nhà trường đến HS nhằm giúp các em có tư tưởng cách mạng vững vàng, ngăn chặn việc truyền đạo trái pháp luật.

Quản lý hoạt động GD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ở các trường THPT là một hệ thống những tác động sư phạm hợp lý và có hướng đích của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, HS nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ở các trường THPT nhằm giúp các em có tư tưởng vững vàng, luôn tin tưởng vào Đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS đã được triển khai thực hiện, thể hiện ở việc xác định mục tiêu của hoạt động; lựa chọn nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động. Tuy nhiên, hoạt động này còn nhiều hạn chế ở cả nội dung, phương pháp và hình thức tổ chức giáo dục, chưa phát huy hết vai trò của các lực lượng giáo dục trong nhà trường để giáo dục cho HS. Hoạt động này có biểu hiện chạy theo phong trào, thiếu đầu tư và chưa xác định đúng mục tiêu nên chưa đạt hiệu quả.

Quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS giáo ở các trường các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng còn nhiều hạn chế. Cán bộ quản lý và giáo viên các trường THPT chưa nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường cho HS. Đội ngũ CBQL, GV còn thiếu các kiến thức cơ bản về các nội dung giáo dục giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường cho HS. Việc xác định mục tiêu, chỉ đạo lựa chọn nội dung, phương pháp giáo dục giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái

phép vào nhà trường cho HS còn nhiều hạn chế, được đa số ý kiến đánh giá ở mức trung bình và yếu kém, đòi hỏi cần được khắc phục trong thời gian tới. Hoạt động kiểm tra đánh giá chưa thường xuyên, còn mang tính hình thức nên không có tác dụng để đối chiếu với mục tiêu đề ra cũng như điều chỉnh hoạt động này cho phù hợp trong thời gian tiếp theo.

Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học cho HS trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng. Yếu tố được đánh giá ảnh hưởng lớn nhất là năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên. Tiếp theo là nhận thức của CBQL, GV về tầm quan trọng của hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học.

Ngoài ra, môi trường sống ở miền núi còn nhiều khó khăn, kinh tế xã hội còn nhiều lạc hậu, với sự hạn chế về nhận thức của các bậc cha mẹ cũng là những yếu tố ảnh hưởng lớn đến công tác quản lý giáo dục nói chung, giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học cho HS nói riêng ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.

Trên cơ sở kết quả khảo sát thực trạng, chúng tôi đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng, đó là:

Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, HS trong nhà trường và phụ huynh về đạo trái phép, vai trò của hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường THPT;

Trao quyền lựa chọn tổ chức các hoạt động ngoại khóa đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho giáo viên THPT;

Tăng cường chỉ đạo việc phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học;

Phối hợp chặt chẽ các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường tham gia hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường cho HS THPT;

Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính phục vụ hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường;

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thi đua và khen thưởng đối với hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học;

Các biện pháp đề xuất có mối quan hệ chặt chẽ, tác động qua lại, bổ sung cho nhau trong quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học cho HS ở các trường THPT huyện Nguyên Bình và được đánh giá có tính cần thiết, khả thi trong thực tiễn.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo Cao Bằng

Cung cấp thường xuyên, kịp thời các văn bản, các tài liệu liên quan đến công tác ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường.

Tổ chức bồi dưỡng cho GV về chuyên môn, nghiệp vụ, các hình thức tổ chức hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào nhà trường. Thường xuyên phát động các phong trào dạy chuyên đề, tổ chức các hội thi lồng ghép nội dung ngăn chặn truyền đạo trái phép với nhiều hình thức như: vẽ tranh cổ động, thi hùng biện...

Tích cực chỉ đạo các trường cụ thể hóa kế hoạch giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho từng năm học; đưa nội dung GD này là một trong những tiêu chí thi đua, nội dung để đánh giá, xếp loại các nhà trường vào mỗi học kỳ và năm học.

Tăng cường đẩy mạnh công tác quản lý, chỉ đạo, kiểm tra, tổng kết, đánh giá, khen thưởng các nhà trường trong công tác giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào các trường THPT.

2.2. Đối với các cấp chính quyền địa phương của huyện Nguyên Bình

Cần quản lý tốt tình hình an ninh trên địa bàn huyện Nguyên Bình, tuyên truyền sâu rộng trong quần chúng nhân dân về việc ngăn chặn truyền đạo trái phép.

Chỉ đạo các lực lượng chức năng, các ban ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội tích cực kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong công tác này.

2.3. Đối với các trường THPT huyện Nguyên Bình

Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, BGH, chỉ đạo sát sao các tổ chức đoàn thể, các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường đối với ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào trường học.

Xây dựng kế hoạch chỉ đạo HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép một cách cụ thể; tổ chức thực hiện nghiêm túc, khoa học; phải kiểm tra, theo dõi, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm, khen thưởng rõ ràng.

Đẩy mạnh việc tổ chức các HĐGD học sinh ngăn chặn truyền đạo trái phép dưới nhiều hình thức phong phú đa dạng nhằm lôi cuốn HS tích cực tham gia.

Chủ động tích cực phối hợp với các lực lượng GD trong và ngoài nhà trường nhằm huy động sức mạnh tổng hợp, sâu rộng, hiệu quả.

2.4. Đối với gia đình học sinh

Nhận thức rõ vai trò, trách nhiệm của mình trong việc quản lý, giáo dục con, cha mẹ cần đầu tư thời gian chăm sóc con cái nhiều hơn, nắm bắt được tâm lý, tâm tư nguyện vọng của các con; khi phát hiện thấy con mình có những biểu hiện bỏ bê học hành, có những biểu hiện lạ về tư tưởng, hành vi cần tìm hiểu và giáo dục uốn nắn kịp thời.

Kết hợp chặt chẽ với nhà trường, nhất là GVCN lớp trong việc giáo dục con cái trong đó có giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép.

2.5. Đối với học sinh

Nhận thức rõ ràng tác hại của truyền đạo trái phép đối với bản thân, gia đình và xã hội để chủ động phòng ngừa. Đồng thời, tích cực học tập, tu dưỡng, rèn luyện bản thân.

Tích cực tham gia các HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường của lớp, của trường và xã hội.

Nếu phát hiện các kẻ xấu lôi kéo, tuyên truyền những đạo trái phép cần mạnh dạn báo cáo giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường, các cơ quan chức năng tại địa phương để có biện pháp xử lý, nhằm ngăn chặn kịp thời

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Ban chấp hành Trung ương (2013), Nghị quyết số 29 –NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế.

Nghị quyết

2. Ban cán sự Đảng Bộ Giáo dục và Đào tạo (2017), Tài liệu hướng dẫn tích hợp nội dung học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh,

NXB Giáo dục Việt Nam.

3. Sở GD&ĐT Cao Bằng(2015- 2018), Báo cáo Giáo dục trung học các năm 2015-2016, 2016-2017, 2017-2018)

4. Bộ GD&ĐT (2011), Điều lệ trường THCS, trường THPT và trường phổ thông có nhiều cấp học.

5. Bộ GD&ĐT (2007), Chỉ thị số 45/2007/CT-BGDĐT ngày 17/8/2007 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật trong ngành giáo dục.

6. Bộ GD&ĐT (2010) Kế hoạch số 111/KH-BGDĐT ngày 17/3/2010 về công tác phổ biến giáo dục pháp luật năm 2010 của ngành giáo dục.

7. Bộ Tư pháp (2018), Tiếp tục thực hiện Đề án “Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao ý thức pháp luật cho thanh, thiếu niên giai đoạn 2010-2015” đến năm 2020. Quyết định số 288/QĐ-BTP ngày 21/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp.

8. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về công tác đối với đạo Tin lành.

9. Hoàng Văn Chung (2014), Ứng xử của một số nhà nước đối với các phong trào tôn giáo mới, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 9-2014, tr39-59

10. Công an Tỉnh Cao Bằng (2017), Tôn giáo ở Cao Bằng và những vấn đề đặt ra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 94 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)