Thực trạng truyền đạo trái phép tới học sinhở các trường THPT huyện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 49 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.2. Thực trạng truyền đạo trái phép tới học sinhở các trường THPT huyện

Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Qua nghiên cứu, chúng tôi nhận thấy: Đa số các em học sinh của các trường THPT huyện Nguyên Bình sinh sống tại các xóm vùng 2 và 3 thuộc địa bàn miền núi, dân cư thưa thớt, phân bố không đồng đều, thuộc các xã đặc biệt khó khăn, đường giao thông đi lại không thuận lợi. Bố mẹ chủ yếu sinh sống bằng nghề làm nương rẫy, một số gia đình dân tộc Mông lại có thói quen du canh, du cư. Nhiều phụ huynh học sinh để con cái ở nhà một mình để bố mẹ di cư vào các tỉnh phía Nam làm rẫy, trồng cà phê. Trong khi đó, một số khác vác hàng thuê tại các cửa khẩu tại huyện Trùng Khánh và Trà Lĩnh. Việc giáo dục con cái mặc nhiên phó mặc cho nhà trường. Sau giờ học ở trường phần lớn các em học sinh là lao động chính trong nhà, có một số học sinh tranh thủ đi làm thuê, vừa học vừa làm. Các em HS còn đang ở độ tuổi hình thành nhân cách rất cần sự định hướng của cha mẹ nhưng không nhận được sự quan tâm và buông lỏng quản lý của gia đình. Điều đó đã dẫn đến nhiều em bỏ bê việc học hành, trốn học, trốn tiết, nói dối gia đình, đi chơi điện tử, truy cập các trang mạng xã hội có nội dung xấu và bị lôi kéo tham gia nghe truyền đạo trái phép.

Qua điều tra thực tế trên 100 HS của 3 trường THPT của huyện Nguyên Bình, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.4: Thực trạng tiếp xúc với đạo trái phép của HS các trường THPT huyện Nguyên Bình

STT Thực trạng tiếp xúc với đạo trái phép của HS

Không

SL % SL %

1 Bị kẻ xấu lôi kéo, tuyên truyền 39 39 61 61

2 Qua mạng xã hội 80 80 20 20

3 Bố mẹ, người thân tuyên truyền tham gia 9 9 81 81

4 Trung bình cộng 42,6 % 54 %

Kết quả điều tra cho thấy:

Qua khảo sát 100 HS, có đến 42,6 % HS biết đến các đạo trái phép bằng nhiều con đường khác nhau. Hình thức tiếp xúc với truyền đạo trái phép có nguy cơ cao nhất là: Qua mạng xã hội, bị kẻ xấu lôi kéo tuyên truyền. Có thể thấy, HS đang bị tác động rất lớn bởi môi trường ngoài nhà trường. Hiện nay, các em học sinh đa phần đều sử dụng smartphone có kết nối mạng Internet nên việc truy cập các trang mạng có nội dung xấu, kích động tâm lý, tuyên truyền các nội dung trái pháp luật, phản khoa học đối với HS rất khó kiểm soát. Một phần lý do khác là do trình độ học vấn của phụ huynh thấp nên nhận thức về việc giáo dục con cái mặc nhiên là công việc của thầy cô giáo và nhà trường.

Chính vì vậy, việc giáo dục tư tưởng cho các em HS ở các trường THPT huyện Nguyên Bình hiện nay đòi hỏi sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, Hiệu trưởng các trường cần có các biện pháp quản lý về nội dung, hình thức, phương pháp, kiểm tra và đánh giá kịp thời để việc giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT là việc làm vô cùng cần thiết hiện nay.

Bảng 2.5: Thái độ của HS đối với đạo trái phép trên địa bàn huyện Nguyên Bình

SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm

1 Dương Văn Mình 85 15 2 10 5 20 10 30 20 40 63 63 163 1.63

2 Hội thánh đức chúa trời Mẹ 90 10 0 0 0 0 0 0 10 20 90 90 110 1.10

Nghi ngờ Ít TT Không TT Tr u n g b ìn h TT TT Tên đạo Đã được tuyên truyền (nghe nói đến) Chưa được tuyên truyền (nghe nói đến) Rất TT

Qua khảo sát, có thể thấy các đạo trái phép: Dương Văn Mình, Hội thánh đức Chúa trời mẹ đã tiếp cận tới và có mức độ ảnh hưởng nhất định tới HS vì tỷ lệ các em được nghe nói đến lần lượt là 85 và 90/100HS. Khi được hỏi lý do vì sao biết đến các đạo trái phép, em Triệu Văn Tràn, HS lớp 11A trường THPT Nà Bao cho biết là do hàng xóm có người rủ bố mẹ em cùng tham gia nghe giảng đạo. Theo bảng khảo sát, số lượng HS rất tin tưởng (Rất TT) đối với đạo trái phép là 2, số lượng tin tưởng (TT)

là 5, tuy là một con số nhỏ nhưng đã có dấu hiệu và sự manh nha trong tư tưởng của HS về ý định tham gia các đạo trái phép. Vì vậy, CBQL và GV và các lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường cần có những tác động phù hợp nhằm quản lý và định hướng và tư tưởng cho HS kịp thời để tránh việc HS lôi kéo, dụ dỗ bạn học tham gia đạo trái phép.

Trước thực trạng truyền đạo trái phép có nguy cơ xâm nhập vào các nhà trường THPT huyện Nguyên Bình, trong những năm học vừa qua các trường THPT huyện Nguyên Bình đã chú trọng công tác giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. Đặc biệt, trong năm học 2017-2018 trước những biến đổi phức tạp của tình hình chính trị- xã hội của các huyện vùng sâu, vùng xa của tỉnh Cao Bằng, đội ngũ CBQL các trường THPT đã lồng ghép nội dung ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường thông qua môn học GDCD, GDQP... và các hoạt động ngoại khóa.

Trong thực tế hiện nay, giáo viên là lực nòng cốt giáo dục HS lại chưa được đào tạo để thực hiện chương trình hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép. Vì vậy, nhiều GV còn thiếu kiến thức và hạn chế về kinh nghiệm tổ chức hoạt động ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS. Bên cạnh đó, còn có một số ít giáo viên chưa coi trọng hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS dẫn tới tư tưởng ngại làm, ngại suy nghĩ tìm tòi và coi đó không phải trách nhiệm của mình. Qua trao đổi với cô giáo Nguyễn Thị Vân Anh tổ trưởng tổ Xã hội trường THPT Nà Bao, các tổ chuyên môn đã nhận thức được tầm quan trọng của HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS và đã có kế hoạch lồng ghép vào các bộ môn và tiết dạy phù hợp. Thầy giáo Phương Văn Hằng, GV bộ môn GDCD trường THPT Nà Bao đã xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân của bộ môn có lồng ghép nội dung HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào một số tiết dạy. Cô giáo Bùi Thúy Vân, GVCN trường THPT Tĩnh Túc cho biết nhiều GVCN còn gặp nhiều khó khăn trong quá trình triển khai nội dung này tại trường do thiếu nhiều thông tin. Nhìn chung, đại bộ phận CB, GV trong các trường THPT huyện Nguyên Bình tuy có nhận thức khác nhau về HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép nhưng phần lớn đã hiểu rõ tầm quan trọng của HĐGD này trong việc hình thành tư tưởng đúng đắn cho HS. Bên cạnh đó, vẫn còn một số ít GV cho là

HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS là không quan trọng và đó là trách nhiệm của cơ quan công an và các tổ chức chính trị xã hội ở địa phương.

2.3. Thực trạng HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)