Tăng cường chỉ đạo việc phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 84 - 87)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.3. Tăng cường chỉ đạo việc phát huy thế mạnh của các môn học chiếm ưu thế

và hoạt động ngoại khóa trong giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học

3.2.3.1. Mục tiêu của biện pháp

Đội ngũ GV của các trường thông qua việc giảng dạy nội dung GD ngăn chặn truyền đạo trái phép lồng ghép vào bộ môn chiếm ưu thế như GDCD, GDQP... các hoạt động ngoại khóa, GV cung cấp cho HS trong trong trường các kiến thức về truyền đạo trái phép (khái niệm, biểu hiện, tác hại, cách phòng ngừa) từ đó hình thành thái độ, hành vi đúng đắn cho tất cả HS trong ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trường THPT; thu hút các em tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động tập thể, tránh xa các hoạt động do kẻ xấu lôi kéo.

3.2.3.2. Nội dung của biện pháp

Ngăn chặn truyền đạo trái phép là một nội dung giáo dục mới, không có trong chương trình giảng dạy riêng, là lĩnh vực giáo dục có tính liên môn có khả năng tích hợp giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép trong quá trình dạy học.

Trong trường THPT hiện nay có hai môn học chiếm ưu thế là GDCD và GDQP rất thích hợp để lồng ghép việc giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS vào các tiết dạy học về pháp luật, trách nhiệm của công dân trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước... Trong quá trình giảng dạy, mỗi GVBM này cần chú ý tận dụng mọi khả năng có thể thực hiện giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép thông qua giảng dạy môn học của mình một cách khoa học, không gò bó mà thiết thực, hiệu quả với nhiều hình thức khác nhau.

Tổ chức các hoạt động tập thể phong phú, đa dạng để từ qua đó truyền tải những kiến thức cơ bản và thiết thực, thình thành thái độ đúng mực, niềm tin vào khả năng ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trong cuộc sống hằng ngày cho bản thân, cho gia đình và cộng đồng. Thông qua tập thể để phát hiện những cá nhân tích cực nhằm nêu gương, động viên cho học sinh khác học tập, đồng thời phát hiện những cá nhân HS bị lôi kéo, tham gia nghe truyền đạo trái phép để kịp thời ngăn chặn, giúp đỡ các em đó.

3.2.3.3. Cách thực hiện biện pháp

* Đối với các môn học chiếm ưu thế như GDCD và GDQP:

CBQL chỉ đạo đến tổ chuyên môn, đến GV về cách thức, phương pháp, nội dung lồng ghép các kiến thức về ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS vào các bài giảng trên lớp, các môn học có đặc trưng phù hợp và cơ hội dạy lồng ghép nội dung ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS như: GDCD, GDQP... Tất cả các GV phải thường xuyên có ý thức trong việc lồng ghép, tích hợp các kiến thức ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào bài giảng của mình kể cả trong giáo án và trong khi lên lớp. Chủ động đổi mới phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung của HĐGD và đối tượng HS.

Tổ chuyên môn trực tiếp quản lý, chỉ đạo việc soạn giảng, chuẩn bị trước khi lên lớp của GV: Việc giảng dạy học sinh ngăn chặn việc truyền đạo trái phép xâm

nhập vào nhà trường thì cho đến nay chưa có tài liệu, giáo trình chính thống, đầy đủ và thời lượng cụ thể trong chương trình nên cần hướng dẫn cụ thể, kiểm tra thường xuyên hoạt động này. Đảm bảo không để tình trạng soạn giảng qua loa, chiếu lệ, không có nội dung thống nhất cũng như phương pháp. CBQL kịp thời nắm bắt tình hình và điều chỉnh, bổ sung nội dung nếu thấy thực sự cần thiết.

CBQL và tổ chuyên môn tổ chức các tiết học môn GDCD và GDQP dạy mẫu, dự giờ để kiểm tra việc GV lồng ghép và tích hợp nội dung các kiến thức ngăn chặn truyền đạo trái phép vào bài giảng để rút kinh nghiệm, chọn nội dung giảng dạy phù hợp và có hiệu quả.

Nhà trường cần tạo điều kiện về CSVC, trang thiết bị và chỉ đạo việc tự làm thiết bị dạy học, đồ dùng dạy học để tiết học trực quan, sinh động và có hiệu quả tốt nhất.

* Đối với các hoạt động ngoại khóa

CBQL cần chỉ đạo tổ chức các hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập trường học với nhiều hình thức phong phú, đa dạng, sinh động, hấp dẫn HS, phù hợp từng nội dung kiến thức. Một số hình thức cần chú ý đó là:

Nhà trường mời công an địa bàn nói chuyện về ngăn chặn truyền đạo trái phép và tác hại của việc truyền đạo trái phép, về tình hình truyền đạo trái phép ở địa phương và nguy cơ xâm nhập nhà trường, giúp HS đi sâu hơn về việc ngăn chặn truyền đạo trái phép. Từ đó, các em hiểu được tác hại và cách phòng ngừa cho bản thân các em và có thái độ tẩy chay việc truyền đạo trái pháp luật.

Hiệu trưởng chỉ đạo các tổ chuyên môn, Đoàn thanh niên tổ chức các hội thi thuyết trình, hùng biện trong phạm vi toàn trường nhằm tạo ra các tuyên truyền viên tích cực trong công tác này đồng thời tạo ra không khí thi đua, tham gia tích cực của mọi thành viên trong lớp, rèn luyện khả năng giao tiếp, thuyết trình, phát triển ngôn ngữ nói.

Tổ trưởng chuyên môn và các GVCN, GVBM tổ chức các hội thi văn nghệ, sáng tác tranh ảnh, viết văn thơ, soạn kịch theo chủ đề ngăn chặn truyền đạo trái phép.

Nhà trường cần lập hòm thư tố giác hành vi sai lệch của HS về tư tưởng, đạo đưc, giải đáp các thắc mắc của học sinh.

Tổ chức cho HS và gia đình ký cam kết “Nói không với tham gia truyền đạo trái phép”, tổ chức tuyên truyền phòng ngừa, ngăn chặn truyền đạo trái phép theo định kỳ: hằng tuần, tháng vào các giờ sinh hoạt 15 phút đầu giờ, sinh hoạt lớp...

Bố trí tủ sách riêng về phòng ngừa, ngăn chặn truyền đạo trái phép trong thư viện nhà trường để các em tự học, tự nghiên cứu. Tủ sách này cần được cập nhật và bổ sung thường xuyên tạo nên sự phong phú và hấp dẫn, thu hút học sinh tham gia tìm hiểu.

3.2.3.4. Điều kiện thực hiện biện pháp

CBQL, GVCN và GV các bộ môn GDCD và GDQP, cán bộ Đoàn thanh niên cần là lực lượng nòng cốt và hiểu rõ nhất về hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào nhà trường.

Công tác xây dựng kế hoạch của các tổ chuyên môn, nhóm bộ môn, GVCN cần được hoàn thành và triển khai ngay từ đầu năm học, xác định thời điểm của các buổi ngoại khóa, các tiết học, các hoạt động có liên quan nội dung ngăn chặn truyền đạo trái phép xâm nhập vào nhà trường.

Hiệu trưởng cần phê duyệt đối với tất cả các kế hoạch hoạt động ngoại khóa: mục tiêu, nội dung, phương pháp, nội dung GD, kinh phí...đảm bảo khả thi.

Hiệu trưởng tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng về tài chính và CSVC của nhà trường trong việc thực hiện mọi hoạt động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện nguyên bình, tỉnh cao bằng​ (Trang 84 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)