8. Cấu trúc luận văn
2.3.2. Thực trạng phương pháp và hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trá
2.3.2.1. Thực trạng phương pháp giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường THPT
Khảo sát thực trạng phương pháp giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT ở huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng đối với CBQL và GV, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.7: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng phương pháp giáo dục HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học
TT Phương pháp Mức độ thực hiện (n= 71) ∑ T ru n g b ìn h Thứ bậc Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa thực hiện SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1 Phương pháp giải quyết
vấn đề 40 120 21 42 10 10 172 2.42 4
2 Phương pháp giao nhiệm vụ 32 96 39 78 0 0 174 2.45 3
3 Phương pháp diễn đàn 41 123 24 48 6 6 177 2.49 2
4 Phương pháp nêu gương 60 180 11 22 0 0 202 2.85 1
5 Phương pháp nghiên cứu
trường hợp điển hình 20 60 25 50 26 26 136 1.92 6
6 Phương pháp tình huống 39 117 21 42 11 11 170 2.39 5
Kết quả khảo sát cho thấy, 100% CBQL và GV đều đánh giá việc sử dụng các phương pháp: phương pháp giải quyết vấn đề, phương pháp giao nhiệm vụ, phương pháp diễn đàn và phương pháp nêu gương đã được thực hiện với điểm trung bình cộng là 2.42
Phương pháp nêu gương và phương pháp diễn đàn (xếp thứ bậc lần lượt là 1, 2) đã được triển khai trong quá trình thực hiện HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS vì bản thân 2 phương pháp này đỡ mất thời gian và đầu tư của CBQL và GV.
Phương pháp giải quyết vấn đề vẫn còn 10 lượt đánh giá là chưa thực hiện, tương tự với phương pháp diễn đàn là 6 lượt chưa thực hiện.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình và phương pháp tình huống chưa được thường xuyên thực hiện với điểm trung bình 1.92 và 2.39 xếp thứ 6 và 5.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình và phương pháp tình huống giúp học sinh phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo, giúp các em rèn luyện kĩ năng ứng xử, tránh các hoạt động dụ dỗ, lôi kéo của các tổ chức tà đạo. Trong các buổi sinh hoạt lớp, sinh hoạt chi đoàn, tiết học có lồng ghép nội dung ngăn chặn truyền đạo trái phép, GV cần đưa ra các vấn đề cho HS giải quyết: tìm hiểu nguyên nhân, cách giải quyết khi có HS trong lớp tham gia nghe truyền đạo trái phép...Để làm được điều này GV cần có kiến thức và kỹ năng tổ chức HĐGD và các CSVC, thiết bị dạy học nhất định bổ trợ.
Chính vì vậy, nhà trường cần tăng cường CSVC và hoạt động kiểm tra đánh giá đảm bảo kết hợp tốt các phương pháp trong HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng.
2.3.2.2. Thực trạng hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường THPT theo ý kiến của CBQL và GV các trường THPT huyện Nguyên Bình
Khảo sát thực trạng hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường THPT theo ý kiến của CBQL và GV các trường THPT huyện Nguyên Bình, chúng tôi thu được kết quả như sau:
Bảng 2.8: Đánh giá của CBQL, GV về thực trạng hình thức giáo dục HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép vào trường học
TT Các hình thức CBQL (n=28) ∑ T rung bì nh T hứ bậ c GV (n=43) ∑ T rung bì nh T hứ bậ c Thường xuyên Thỉnh
thoảng Chưa TH Thường xuyên Thỉnh thoảng Chưa TH
SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm SL Điểm
1 Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động dạy học (môn GDCD, GDQP)
18 54 10 20 0 0 74 2.64 2 25 75 18 36 0 0 111 2.58 1
2 Dán pano, áp phích khẩu hiệu, tranh cổ động trong khu vực nhà trường
10 30 16 32 2 2 64 2.29 5 19 57 17 34 7 7 98 2.28 5
3 Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn...)
20 60 8 16 0 0 76 2.71 1 20 60 23 46 0 0 106 2.47 2
4 Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: vẽ tranh, tiểu phẩm, thi tìm hiểu
pháp luật, thi tuyên truyền viên
18 54 8 16 2 2 72 2.57 3 19 57 16 32 8 8 97 2.26 4
5 Mời chuyên gia nói chuyện về nội dung giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép
6 Phát tài liệu tuyên truyền 14 42 12 24 2 2 68 2.43 4 22 66 13 26 8 8 100 2.33 3
* Về mức độ thực hiện: - Đánh giá của CBQL:
100% CBQL của 3 trường đánh giá việc thực hiện các hình thức giáo dục đối với HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS đã được tiến hành ở các trường THPT với nhiều hình thức phong phú: Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động dạy học (môn GDCD, GDQP); các hoạt động ngoại khóa, các cuộc thi, mời chuyên gia nói chuyên, phát tài liệu tuyên truyền… với điểm trung bình cộng của tất cả các hình thức là 2.53;
Thực tế, tại các trường THPT huyện Nguyên Bình HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép đã thực hiện thường xuyên với hình thức: Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn....) Hình thức Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động dạy học (môn GDCD, GDQP). CBQL đánh giá 2 hình thức này với điểm trung bình lần lượt là 2.71 và 2.64 (xếp thứ bậc 1 và 2). Trong nhà trường THPT, các hoạt động ngoại khóa được chỉ đạo xây dựng kế hoạch và triển khai với nhiều hình thức đa dạng và phong phú góp phần giúp HS tiếp thu nhanh hơn các kiến thức, phát triển kỹ năng, thái độ và hành vi một cách hiệu quả và nội dung GD ngăn chặn truyền đạo trái phép sẽ trở nên gần gũi và thiết thực hơn khi áp dụng các hình thức này. Hai bộ môn GDCD và GDQP là môn học chiếm ưu thế có những nội dung tương thích và hoàn toàn phù hợp để CBQL lựa chọn để lồng ghép nội dung GD ngăn chặn truyền đạo trái phép qua các bài giảng về pháp luật và chính sách, lòng yêu nước… Đây là hai nhóm hình thức chính trong nhà trường để thực hiện các nội dung GD. Khi triển khai. CBQL càng chú trọng việc chỉ đạo tổ chức và đầu tư nhân lục và vật lực thì hiệu quả càng cao và ngược lại.
Tuy nhiên, vẫn có một số lớp chưa thực hiện việc giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS qua các cuộc thi (thứ bậc 3), mời chuyên gia nói chuyện (thứ bậc 6) và phát tài liệu tuyên truyền (thứ bậc 4) vì vẫn còn những lượt đánh giá chưa thực hiện ở các hình thức GD này. Thực tế chứng minh, các hoạt động xã hội, các cuộc thi, các buổi nói chuyện theo chủ đề có sức thu hút và thuyết phục rất cao, nội
dung cần truyền tải cũng tiếp cận tới người nghe một cách chủ động, dễ hiểu. HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép đối lứa tuổi HS khối THPT rất cần tính thiết thực, sáng tạo và dễ hiểu. Để có thể đa dạng hóa hình thức GD đòi hỏi các CBQL cần chú ý tăng cường: xây dựng kế hoạch hợp lý, xác định mục tiêu GD rõ ràng, nâng cao khả năng tổ chức của CBQL và GV, huy động sự kết hợp của các tổ chức ngoài nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả của HĐGD.
Đánh giá của GV:
Qua bảng số liệu trên có thể thấy đánh giá của nhà QLGD và GV có khác nhau về việc giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT. 100% GV của 3 trường đánh giá việc thực hiện các hình thức giáo dục đối với HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ở mức độ khá với các hình thức: Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt
động dạy học (môn GDCD, GDQP) được xếp thứ bậc 1. Ở trường THPT hiện nay,
hai môn học này rất thích hợp để lồng ghép nội dung ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS, vừa tạo điều kiện cho GV có thể xây dựng kế hoạch giảng dạy cá nhân, lựa chọn nội dung và hình thức, phương pháp dạy học dựa trên khung phân phối chương trình có sẵn, SGK và dựa vào trình độ và năng lực đội ngũ GV các bộ môn để thực hiện hoạt động.
Đội ngũ GV cho rằng: hình thức phát tài liệu tuyên truyền cũng là một cách hiệu quả trong quá trình GD học sinh ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường. Hình thức này được GV xếp ở vị trí thứ 3. GV mong muốn HS nghiên cứu các tài liệu được cung cấp và có những phản hồi, đưa ra quan điểm cá nhân hoặc có thể yêu cầu GV giải đáp các thắc mắc của các em. Chính vì vậy, CBQL khi đánh giá GV cần dựa trên nhiều yếu tố khi họ thực hiện nhiệm vụ của HĐGD đảm bảo sát sao và kịp thời. Khen thưởng những GV và HS đi đầu trong các hoạt động GD ngăn chặn truyền đạo trái phép ở trường cũng góp phần khích lệ những tấm gương người tốt, việc tốt trong nhà trường.
Để tìm hiểu sâu hơn mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT huyện Nguyên Bình, chúng tôi đã khảo sát ý kiến ở HS. Kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9: Ý kiến của HS về mức độ thực hiện và mức độ hiệu quả của các hình thức giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào các trường THPT
huyện Nguyên Bình, tỉnh Cao Bằng
TT Nội dung MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (n=100) Th ứ b ậc MỨC ĐỘ HIỆU QUẢ (n=100) Th ứ b ậc Thường
xuyên Đôi khi bao giờ Không
∑ Tr u n g b ìn h Hiệu quả Bình thường Không hiệu quả ∑ Tr u n g b ìn h SL Điể m SL Điể m SL Điể m SL Điể m SL Điể m SL Điể m 1 Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động dạy học (môn GDCD, GDQP)
30 90 50 100 20 20 210 2.10 3 20 40 50 100 30 30 170 1.70 6
2
Dán pano, áp phích khẩu hiệu, tranh cổ động trong khu vực nhà trường
5 15 65 130 30 30 175 1.75 5 60 180 30 60 10 10 250 2.50 1
3
Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động GD ngoài giờ lên lớp (sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn...)
50 150 30 60 20 20 230 2.30 1 30 90 40 80 30 30 200 2.00 5
4
Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: vẽ tranh, tiểu phẩm, thi tìm hiểu pháp luật, thi
tuyên truyền viên
20 60 40 70 40 40 170 1.70 6 50 150 30 60 20 20 230 2.30 2
5
Mời chuyên gia nói chuyện về nội dung giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép
15 45 55 110 30 30 185 1.85 4 40 120 40 80 20 20 220 2.20 3
6 Phát tài liệu tuyên
truyền 50 150 28 56 22 22 228 2.28 2 30 90 40 80 20 20 190 2.11 4
7 Trung bình cộng 2.00 2.14
Kết quả ở bảng trên cho thấy:
* Về mức độ thực hiện:
Các em HS cho rằng, hầu hết các nội dung của HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép tới HS ở các trường THPT huyện Nguyên Bình hiện đang thực hiện ở mức độ thường xuyên nhưng hiệu quả chưa được như mong đợi.
Có 3 nội dung được các em HS đánh giá thực hiện thường xuyên đó là: Giáo dục ngăn chặn truyền đạo trái phép vào nhà trường ở các trường THPT thông qua hoạt động ngoài giờ lên lớp (sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa, sinh hoạt Đoàn...) và phát tài liệu tuyên truyền xếp thứ bậc 1 và 2 và3 . Các hình thức này GV lựa chọn thực hiện thường xuyên vì có tích hợp sẵn vào các tiết dạy, thực hiện trong các giờ sinh hoạt lớp hoặc 15’ đầu giờ. Phát tài liệu tìm hiểu có thể cho các em HS thực hiện việc tự nghiên cứu ở nhà.
Cả 3 hoạt động dễ tác động, dễ ghi nhớ đối với các em HS có tỷ lệ khá cao từ 30-40 phiếu đánh giá là chưa được thực hiện ở một số lớp. Đó là: Dán pano, áp phích khẩu hiệu, tranh cổ động trong khu vực nhà trường; Tổ chức các cuộc thi, các hoạt động văn hóa, văn nghệ như: vẽ tranh, tiểu phẩm, thi tìm hiểu pháp luật, thi tuyên truyền viên; Mời chuyên gia nói chuyện. Như vậy, dựa trên đánh giá của HS, CBQL và GV cần có cái nhìn nghiêm túc trong việc lựa chọn hình thức và nội dung GD dựa trên nhu cầu của người học.
Tóm lại, nội dung các HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ở trường THPT huyện Nguyên Bình đã được các trường đã thực hiện tương đối đầy đủ thông qua các hình thưc khác nhau. Nhưng do nhận thức của một số CBQL, GV về HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS còn hạn chế nên trong thực tế tại các nhà trường THPT, CBQL và GV vẫn đang lười tư duy, ngại đổi mới, ngại khó khi thực hiện nội dung HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS. Vì thế, các nội dung hoạt động còn mang tính đối phó, hình thức và chưa phát huy hết được hiệu quả.
Các em HS chính là kết quả của quá trình GD nên những phản ánh, những ý kiến của các em cần được đội ngũ CBQL, GV các trường điều chỉnh hình thức và nội dung phù hợp với nhu cầu và năng lực của các em. Vì vậy CBQL cần chú ý tăng cường quản lý chỉ đạo GD ngăn chặn truyền đạo trái phép thông qua dạy học và các hoạt động ngoại khóa hiệu quả hơn nữa bởi chính các hoạt động đó có tác động trực tiếp và sâu sắc tới nhận thức của các em HS trong nhà trường.
* Về mức độ hiệu quả:
Khi được hỏi 100% HS đều đánh giá các nội dung HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS ở các trường THPT huyện Nguyên Bình đưa ra chỉ đạt mức yếu với tỷ lệ là 2.14.
Đáng chú ý là nội dung nhà trường chưa chú trọng thường xuyên thực hiện thì lại được HS đánh giá có mức hiệu quả cao nhất:
Dán pano, áp phích, khẩu hiệu, tranh cổ động trong khu vực nhà xấp thứ bậc 1 và theo sau đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ và mời chuyên gia nói chuyện lần lượt là xếp bậc 2 và 3.
Nhóm được HS đánh giá có hiệu quả thấp nhất là có tiết học riêng về ngăn chặn truyền đạo trái phép ở các môn học GDCD và GDQP chỉ đạt mức 1.70 và xếp thứ bậc 6. Điều này chứng tỏ, GVBM chưa đầu tư vào việc xây dựng chương trình giảng dạy của cá nhân, chuẩn bị bài giảng chưa tốt, chưa chịu khó thay đổi phương pháp dạy học, ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy nên chưa đạt được hiệu quả.
Điều này đòi hỏi CBQL cần chú ý nâng cao nhận thức cho GV về tầm quan trọng của HĐGD ngăn chặn truyền đạo trái phép cho HS. Bồi dưỡng khả năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa, ngoài giờ lên lớp cho đội ngũ GV để đa dạng hóa các HĐGD nhằm nâng cao chất lượng của HĐGD này.