Cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả và niềm vui trẻ thơ trước những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 52 - 57)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.1. Cuộc sống còn nhiều khó khăn vất vả và niềm vui trẻ thơ trước những

thay trên quê hương

Qua những trang thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số, cuộc sống của đồng bào dân tộc nói chung cũng như cuộc sống của thiếu nhi nói riêng hiện lên còn nhiều khó khăn, vất vả. Hình ảnh những trẻ em dân tộc đã sớm phải mang trên mình gánh nặng cực nhọc của cuộc sống mưu sinh đã được các nhà thơ miền xuôi ghi lại làm ngậm ngùi bao người đọc:

Giữa trưa trời như nín thở Xe lên dốc đứng bần thần Giật mình thấy em vượt dốc Chiếc gùi che hết nửa thân Em gùi những gì trong đó Ơi em bé gái lên mười Chân trần đạp trên sỏi đá

(Em gái Ê Đê - Huỳnh Quang Nam)

Đó là hình ảnh vất vả, lam lũ, cực nhọc của một em bé gái dân tộc trên đường gùi củi về được một nhà thơ chứng kiến trên đường đi công tác. Và đây cũng không phải là trường hợp đặc biệt, duy nhất ở đồng bào dân tộc khi mà “Mùa nương lúa cháy khói bay/ Mẹ cha suốt ngày lên rẫy/ Ông mặt trời như đứng im/ Lặng nhìn bao

mồ hôi chảy/ Con đói cha đi tìm cơm/ Em khát mẹ đi tìm suối” (Hai anh em – Du

An). Với cuộc sống còn nhiều thiếu thốn ở miền sơn cước, trẻ thơ dân tộc không phải chỉ biết ăn, biết ngủ, biết học hành mà ngoài giờ học ra các em đã sớm phải tham gia

lao động phụ giúp gia đình những công việc được coi như nặng nhọc với trẻ thơ thành phố như: kiếm củi, hái măng, lên nương, lên rẫy, hái ngô, bắt cá, đi săn…Và bằng con mắt bên trong của một người nhìn về dân tộc mình cũng như sự hồi tưởng từ ký ức tuổi thơ, hơn ai hết, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã thể hiện được một cách chân thực nhất, sinh động nhất, thấm thía nhất về cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả của trẻ thơ miền núi.

Tuổi thơ nơi rẻo cao không đơn thuần được ru ngủ trong những cánh diều lộng gió, những viên bi xanh đỏ hay những câu chuyện cổ tích nhiệm màu mà trong thế giới đó còn có những sự lo toan, những giọt mồ hôi mặn chát của cuộc sống lao động vất vả đầy cực nhọc cùng những bữa đói, bữa no để đến lúc lớn khôn, những người con của bản đó vẫn không quên được sự vất vả từ thưở thơ ấu của quê hương mình:

Trưa nay ở quê tôi

Thóc gạo trong nhà cạn vơi Trẻ em mót sắn trên đồi

Người lớn vác thuổng vào rừng đào củ mài Các chị, các mẹ mặc vải rách

Các em đi chân đất..

(Y Phương)

Cuộc sống của các em gắn liền với những buổi đi rừng hái củi, kiếm măng, bởi vậy đối với các em, rừng thân thiết lắm. Rừng là chiếc ô, rừng là mái nhà, rừng là cả một khoảng trời thơ bé. Các em có thể nghe được tiếng rì rào của gió, tiếng rì rầm thủ thỉ của cây. Rừng đã trở thành bạn và hơn nữa là nguồn sống gắn bó, thân thiết của người miền núi. Chính vì thế mỗi lần lên rừng kiếm củi các em vẫn nhớ tới việc bảo vệ rừng:

Tiếng dao lách cách giục sau lưng Lấy củi

Lấy củi

Tiếng thôi thúc từ nơi bếp lửa hồng Con người không thể sống thiếu lửa

Nhưng con người cũng không thể sống thiếu rừng Rừng ơi!

Cùng với những buổi đi rừng, hình ảnh chiếc gùi trên vai đã trở thành một biểu tượng tiêu biểu cho cuộc sống lao động vất vả của con người miền núi. Chiếc gùi từ lâu trở thành vật dụng gắn bó, thân thuộc không thể thiếu được với con người vùng cao:

Ở vùng cao con người vất vả Chiếc gùi luôn đè nặng trên lưng Cõng hết cả cửa nhà ngô lúa Cõng trâu leo lên núi trập trùng

(Cõng trâu - Dương Thuấn)

Chiếc gùi đã đi theo họ cả cuộc đời, đã chứng kiến, chia sẻ bao buồn vui, vất vả, khó nhọc với đồng bào miền núi bởi vậy trong hồi ức của một em bé Raglai về

ngày xưa” của buôn làng cũng không thể thiếu hình ảnh chiếc gùi:

Em thấy bà mẹ Raglai Áo rách lội qua con suối Gùi cũng lội qua con suối Đi về bóng plây xa xôi

(Người Raglai xưa - nay - Inrasara)

Cùng với đó, bức tranh toàn cảnh cuộc sống vùng cao hiện lên nghèo đói cơ cực, thiếu thốn đến cả nguồn nước sạch: “Bấy lâu uống nước suối/ Hết suối rồi đến ao/ Plây em tự thuở nào/ Ông rằng luôn thiếu nước”(Nước sạch về làng - Inrasara).

Cuộc sống khó khăn vất vả của quê nghèo không những buộc các em sớm phải lao động cực nhọc, sớm phải đổ mồ hôi để đổi lấy miếng cơm manh áo mà còn lấy đi cả những quyền lợi cơ bản nhất của trẻ thơ đó là những tiếng cười, là sự vô tư, hồn nhiên trong sáng. Cuốc sống mưu sinh khiến các em phải “già dặn” hơn trong suy nghĩ mà không được sống với sự vô tư trẻ thơ của mình:

Chiều về nơi đồi vắng Bó củi trên lưng gầy Bước chân em sải ngắn Lòng chẳng vương bóng mây

Rồi gánh nặng cuộc sống còn tước đi cả niềm vui được đến trường, được học tập của các em. Vì cuộc sống gia đình khó khăn, không có điều kiện, một số em thiếu nhi đã buộc phải dở dang việc học giữa chừng để gánh vác công việc cùng gia đình. Đó là hình ảnh đáng thương của hai chị em mồ côi, chị phải nghỉ học để lo cho em, động viên em cố gắng học tiếp làm yên lòng cha mẹ nơi chín suối:

Chị tạm ngưng cấp một Em cố gắng học cao Cha mẹ chắc thế nào Cũng vui nơi chín suối

(Chị - em - Inrasara)

Đó thực sự là những trang thơ đầy xúc động về hiện thực cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả của đồng bào dân tộc thiểu số. Qua những trang thơ đó, các nhà thơ đã giúp người đọc thêm hiểu, thêm đồng cảm với cuộc sống lam lũ của các em.

Tuy nhiên, bên cạnh những gam màu trầm này lại là những khoảng màu rực rỡ về cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số trên con đường phát triển và đổi mới trong cái nhìn đầy tươi sáng, lạc quan của trẻ thơ. Với sự quan tâm của Đảng và Nhà nước cùng với sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, đồng bào dân tộc đã biết sử dụng máy móc làm việc để giảm bớt sức lao động của con người, tiết kiệm thời gian và tăng năng suất lao động. Hình ảnh chiếc máy cày qua cái nhìn của các em hiện lên thật ngộ nghĩnh, đáng yêu như một cỗ máy có phép thuật kì diệu:

Chiếc máy cày

Không tay mà khéo léo Thêu luống cho đất Dệt cây xanh đồng Lúa nên bông.

(Chiếc máy cày - Lò ngân Sủn)

Và đằng sau hình ảnh chiếc máy cày đó là cuộc sống no đủ, yên vui của bản, của mường dần hiện ra, một cuộc sống mới dần khởi sắc trên quê hương vùng cao: “Chiếc máy cày/…Nối tua còn cho đất/ Nối tua mắt cho mường” (Chiếc máy cày - Lò Ngân Sủn)

Cùng với hình ảnh chiếc máy cày thì chiếc máy ủi cũng được các em đón nhận bằng ánh mắt đầy thân thương, trìu mến. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, hình ảnh chiếc máy ủi qua góc nhìn trẻ thơ hiện lên sinh động, hấp dẫn như những con bọ hung của núi rừng với một sức mạnh vô biên có thể làm thay đổi cả bộ mặt của quê hương vùng cao:

Những con bọ hung …Lấp sông, ủi đất Gạt phăng tảng đá Khơi dòng ánh sáng San sân làm nhà Mở đường ta đi.

(Những con bọ hung- Lò Ngân Sủn)

Cuốc sống mới tươi sáng đang dần hình thành trên những bản làng vùng cao, cùng với sự hỗ trợ của máy móc trong sản xuất nông nghiệp thì sự xuất hiện của điện lưới cũng góp sức quan trọng vào sự phát triển của vùng cao, xóa dần đi ranh giới, khảng cách giữa miền núi và đồng bằng. Trẻ thơ dân tộc đón điện và nước về trong sự mừng reo, náo nức, như đón tiếp một người khách quý từ xa đến chơi và sẽ gắn bó mãi mãi cùng các em: “Điện về như mắt sáng/ Thắp đời làng tối tăm/ Mương như tay

mẹ hiền/ Xoa dịu đồng khô hạn/ Mỗi sáng em đến trường/ Như lần đầu, sướng quá/

Mỗi bước qua con mương/ Nước như là khách lạ”(Nước sạch về làng - Inrasara).

Điện về, nước về, nhiều ngôi trường mới được xây lên gần nhà hơn, không còn qua sông, vượt núi, trèo đèo, không còn hiện tượng thầy vắng trò hay trò đến lớp trễ hoặc nghỉ học vì đường đến trường quá xa, các em hân hoan, phấn khởi trong niềm vui trường mới. Cả một khoảng trời tri thức, một tương lai tươi sáng mở ra trước mắt các em:

Ngôi trường mới xây lên rồi

Bạn thôi trễ lớp, thầy thôi vắng trò Đi rừng cha mẹ hết lo

Gió nam hết nạt những bờ môi xinh

Diện mạo quê hương đổi mới từng ngày hiện lên trong niềm vui sướng, xúc động, phấn chấn đầy tự hào của trẻ thơ dân tộc: “Năm ngoái con đường nhỏ/ Đi chợ

còn khó sao/ Năm nay đường to mở/ Về đến tận bản rồi/ Sớm nay đường xuống chợ/

Ngựa xe đi như suối/ Người người mặc áo mới/ Đẹp xinh như hoa rừng(Con đường

mới - Dương Khâu Luông.)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 52 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)