Những sinh hoạt phong phú, đặc sắc, già uý nghĩa văn hóa của trẻ em

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 57 - 65)

7. Cấu trúc của luận văn

2.2.2. Những sinh hoạt phong phú, đặc sắc, già uý nghĩa văn hóa của trẻ em

họa lên bức tranh cuộc sống đang dần đổi mới, thoát nghèo, thoát khổ của đồng bào dân tộc với “Lúa vàng sân / Thóc đầy bồ” (Tiếng kẻng - Lò Ngân Sủn). Cuộc sống của các em tuy còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng đang dần thay da đổi thịt ở phía trước trong sự hân hoan, vui sướng, niềm lạc quan, tin tưởng của trẻ thơ dân tộc.

2.2.2. Những sinh hoạt phong phú, đặc sắc, giàu ý nghĩa văn hóa của trẻ em dân tộc thiểu số tộc thiểu số

Thế giới của trẻ thơ là thế giới của sự trong sáng, tinh khôi của những tiếng cười đùa rộn rã. Dù cuộc sống miền núi còn nhiều vất vả song trẻ thơ dân tộc không thể thiếu vắng những tiếng cười, những niềm vui thể hiện qua những sinh hoạt phong phú, đặc sắc, giàu ý nghĩa văn hóa in đậm dấu ấn vùng, miền. Và qua những trang thơ viết về đời sống sinh hoạt phong phú của trẻ thơ dân tộc, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã thực hiện thành công một chuyến du ngoạn tìm về quá khứ để sống lại với một miền cổ tích tuổi thơ đã xa của mình.

Trước hết những sinh hoạt phong phú, đặc sắc trong đời sống của trẻ thơ dân tộc thiểu số ghi dấu rõ qua những trò chơi gắn liền với tuổi thơ của các em. Trẻ thơ mỗi vùng, mỗi miền lại có những trò chơi khác nhau, những trò chơi đó thường gắn liền, bắt nguồn từ chính cuộc sống xung quanh các em. Nếu như trẻ thơ đồng bằng thường gắn liền với những trò chơi như cá ngựa, đánh tam cúc hay đánh chuyền, đánh chắt: “Không chạm đến đất/ Quả bóng trên tay/ Que chuyền biết bay/ Que

chuyền biết hát”(Que chuyền - Xuân Quỳnh) thì trẻ thơ dân tộc thiểu số cũng có một

sân chơi riêng với những trò chơi vô cùng hấp dẫn, mới lạ. Đó là trò chơi nghe đã rất lạ từ cái tên - trò chơi “ bắt sương”. Sống hòa vào thiên nhiên, lứa tuổi măng non miền núi đã tìm thấy niềm vui từ chính thiên nhiên. Sương khói vùng cao vì vậy không phải là tác nhân gây cản trở cho cuộc sống con người mà còn đi vào trò chơi

Bay bay

Đâu đâu cũng thấy

Sớm xuân tha hồ chơi bắt sương

(Sớm xuân - Dương Thuấn)

Rồi trò chơi đuổi theo trăng. Nếu như ở thành phố, nhiều nhà cao tầng, đèn điện thay thế bóng trăng, trăng đối với thiếu nhi thành phố dường như xa lạ thì ở miền núi cao, trăng rất thân thuộc với trẻ thơ. Đối với các em trăng gần gũi như chiếc liềm của mẹ, chiếc võng của bà, trái bưởi chín vàng thơm trong vườn hay con thuyền nhỏ trôi trên sông và trăng thì có bao giờ đứng yên. Bởi vậy, các em đã nghĩ ra trò đuổi trăng. Trăng như một người bạn thân thiết cũng ham vui nhận lời mời rủ chơi của các em và chỉ đến khi mải chơi trăng không còn đường chạy buộc phải chạy xuống nước khiến các em cười vang thích thú:

Những em bé xứ Mây Tóc nâu

Da thơm mùi cỏ Chạy đuổi theo trăng Trăng chạy xuống nước Cả lũ đứng cười ha hả

(Em bé xứ Mây - Dương Thuấn)

Tuổi thơ miền núi còn gắn liền với những con suối, con sông cùng những buổi chiều tắm sông chơi trò “rái cá bắt cá” đã in sâu vào kí ức không thể quên:

Trên sông khi bóng chiều òa đến

Một lũ gái trai cùng cởi phăng quần áo Ra giữa dòng sâu chơi “Rái cá bắt cá” Rái cá đuổi theo túm bắt lấy bàn chân Kẻ làm cá bị bắt sẽ quay đầu lại đuổi Thắng và thua cũng trong vực vùng quanh Nước vỡ ì ùm chẳng có ai thấm mệt

Tối lên bờ vội và mặc lẫn áo của nhau

Trò chơi thả diều cũng được trẻ thơ miền núi đặc biệt yêu thích. Khi đàn trâu, đàn bò đã ăn no cỏ, những cô bé, cậu bé mục đồng lại thi nhau thả diều rồi hòa mình theo tiếng sáo diều vi vu như những khúc hát thần tiên:

Giữa đàn bò chú bé thả diều lên Chiếc diều bay căng dây no gió

Chiều biếc xanh chưa bao giờ xanh thế Sáo diều ngân khúc hát thần tiên

(Chú bé và đàn bò - Dương Khâu Luông) Rồi trò chơi đánh quay - trò chơi được nhiều thanh thiếu niên miền núi yêu thích đặc biệt là con trai. Trò chơi này thường được tổ chức vào những ngày lễ, ngày hội mùa xuân. Trên một bãi đất rộng và bằng phẳng, những thanh niên của bản sẽ chuẩn bị trước mỗi người một con quay làm bằng gỗ được chạm trổ công phu theo kinh nghiệm của mỗi người. Và khi cuộc thi đến, trai bản nào điều khiển được con quay của mình quay được tít nhất, lâu nhất có thể hạ gục các con quay của người cùng chơi thì con quay đó thắng. Người chiến thắng sẽ chứng tỏ được tài năng, sự khéo léo trong việc làm quay cũng như điều khiển con quay của mình và được người xem ngưỡng mộ. Bởi vậy, những trận đánh quay bao giờ cũng diễn ra hết sức náo nhiệt, sôi động, căng thẳng có cả sự cãi vã, tức tối trong đó:

Những con quay bằng lõi ké, lõi chẩn Quay ngâm bùn vừa đen vừa nặng Vung dây rồi quay tít trên sân. Trận đánh bao, đánh chẵn, đánh lẻ Đánh quay nắm, quay treo, quay dây Những con quay đập vào nhau đốp chát… Chỉ một chút nhầm lẫn hay gian lận Là có thể gây ra cãi vã ầm ầm

Trận đánh đang vui bỗng hầm hầm tức tối…

(Đánh quay - Lò Ngân Sủn) Nhưng khi trò chơi kết thúc, sau những phút ganh đua quyết liệt mọi người lại bắt tay nhau thân thiện. Trận đấu có thắng có thua nhưng quan trọng là ai cũng được chơi, được vui và thể hiện mình:

Tan cuộc rồi - khi cơn hăng dịu lại

Những con quay lại nằm im trong túi áo, túi quần Ai nấy lại nhìn nhau bằng con mắt thường ngày.

(Đánh quay - Lò Ngân Sủn) Ngoài ra ở miền núi cao này còn rất nhiều những trò chơi dân gian truyền thống trong ngày tết đến xuân về, được đông đảo đồng bào dân tộc và trẻ thơ rất yêu thích như trò chơi đánh yến, đánh pao, tung còn, bắn nỏ, đua thuyền, bắn tên, bắt vịt…Và cùng với những trò chơi này, mùa xuân rẻo cao hiện lên vui tươi, rộn rã hơn bao giờ hết:

Tết đến rồi! Mùa xuân! Nhiều trò chơi vui quá Đám chơi bịt mắt bắt dê Đám thì chơi đánh yến Đám cùng thi bắn nỏ Đám ngồi chơi lày cỏ Đám thì chơi đánh quay ... niềm vui tràn đầy Tiếng cười vang bên suối

(Trò chơi- Dương Thuấn)

Có thể thấy trong khung cảnh thanh bình của thiên nhiên vùng núi, tuổi thơ các em đã được sống hồn nhiên, trong sáng cùng những trò chơi gần gũi, quen thuộc bên những bạn bè cùng trang lứa. Không mất tiền để mua được những đồ chơi đắt tiền như trẻ thơ thành phố, những trò chơi của các em thường rất đơn giản, gắn liền với thiên nhiên song vô cùng hấp dẫn, phong phú, đa dạng và sinh động. Những trò chơi ấy thực sự đã mang lại những tràng cười rộn rã, thích thú sau những giờ học căng thẳng, những lúc lao động vất vả giúp gia đình của các em.

Bên cạnh những trò chơi vui tươi, đặc sắc thì cuộc sống sinh hoạt phong phú của trẻ thơ dân tộc thiểu số còn gắn liền với những lễ hội cùng những phong tục tập quán đặc trưng của đồng bào các dân tộc. Chính những lễ hội cùng những phong tục tập quán này đã trở thành một phần kí ức sâu đậm, không thể phai mờ trong tâm hồn

trẻ thơ vùng cao. Các em đã quan sát, đã sống trong các lễ hội, phong tục tập quán của quê hương mình, của dân tộc mình để từ đó cất lên tiếng nói rất riêng về tâm hồn dân tộc. Mùa xuân với người vùng cao không đơn giản chỉ là một kì nghỉ dài mà cùng với tết đến xuân về, người vùng cao lại bắt đầu một vụ mùa mới để kịp với mưa xuân. Bởi vậy, ngày tết bên cạnh sự rộn rã, tươi vui, náo nức của thiên nhiên, vạn vật đón xuân về lại là cảnh đồng bào dân tộc nhộn nhịp rủ nhau lên nương, ra đồng để “trồng

xuân”, “cấy xuân”:

Mừng xuân Mừng tết Người người

Giục ngựa lên nương Giục trâu xuống ruộng Trồng cây trên núi Cấy xuân trên đồng.

(Mừng xuân, mừng tết - Lò Ngân Sủn) Cùng với đó là cách đón tết, cũng giống như người Kinh, các dân tộc thiểu số cũng đón tết Nguyên Đán song mỗi dân tộc lại có bản sắc riêng vô cùng phong phú, độc đáo. Đối với dân tộc Tày, để đón tết đến nhà nào cũng phải trang trí nhà cửa. Cách trang trí nhà cửa của Người Tày rất độc đáo, họ trang trí nhà cửa bằng các tấm giấy đỏ. Trong quan niệm của họ, màu đỏ là màu của sự may mắn, tốt lành nên tết đến đối với người Tày là cả một không gian sáng rực màu giấy “ hồng đào” từ trong nhà ra đến ngõ, từ trong thôn đến ngoài bản:

Tết đến

Trước bàn thờ Trước cửa ra vào

Trên cây vườn trước ngõ

Sáng rực những tấm giấy hồng đào

(Tết đến - Dương Thuấn)

Lứa tuổi trẻ thơ là lứa tuổi của những câu chuyện cổ tích và những chiếc bánh ngọt bởi vậy ngày tết đọng lại trong tâm trí các em là dư vị của nhưng món ăn truyền

thống như: bánh trôi, bánh trưng, thịt gà, xôi đen đỏ: “Tết đến/ Nào bánh trôi/ Nào bánh trưng/ Nào gà, xôi đen đỏ” (Tết đến - Dương Thuấn).

Trong tâm trạng hân hoan đón tết, mọi người lại háo hức, gấp rút sắm sửa cho mình những món quà nhỏ để tham dự hội xuân:

Chị tìm lông gà làm yến Mẹ nhuộm chỉ khâu còn Em bện dây đánh quay Ai cũng vui đón ngày tết đến

(Đón tết - Dương Khâu Luông) Bên cạnh đó, qua những trang thơ thiếu nhi miền núi, ngoài ngày tết Nguyên Đán thì các nhà thơ dân tộc thiểu số còn mang đến cho người đọc biết thêm nhiều lễ hội gắn với những phong tục đặc trưng của đồng bào các dân tộc như: hội Lồng Tồng của dân tộc Tày, hội kèn Pí Lè của dân tộc Giáy, hội khai hạ, khuộng mùa của dân tộc Mường, hội diều, hội Katê của dân tộc Chăm hay hội trống Ginang của đồng bào Tây Nguyên nói chung…. Bằng sự gắn bó tha thiết với quê hương mình, dân tộc mình, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã tái hiện lại không khí của những ngày lễ hội hết sức sinh động qua cái nhìn của trẻ thơ.

Lễ hội Lồng Tồng hay còn gọi là lễ hội xuống đồng là lễ hội lớn của người Tày thường tổ chức vào đầu năm để cầu mong mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt. Trong ngày lễ này thường diễn ra nhiều trò chơi vui nhộn và không thể thiếu những

điệu then, điệu lượn, điệu sli. Bởi vậy, ngoài những trò chơi hấp dẫn thì những điệu

hát ngọt ngào của dân tộc này đã trở thành một ấn tượng đẹp, một niềm nhớ trong tâm trí của trẻ thơ về lễ hội:

Câu dân ca gọi em về với bản

Điệu then nào cũng muốn nói lời vui

(Đến Bắc Kạn - Dương Khâu Luông)

Đó còn là lễ hội Khuộng mùa của người Mường trong thơ Lò Cao Nhum. Lễ hội này diễn ra trong trong không khí vui tươi, rộn rã giữa tiếng khấn của thầy mo, tiếng khèn, tiếng chiêng ngân vang với hy vọng xua đuổi tà ma để đón một vụ mùa bội thu của bà con dân tộc Mường:

Lễ Khuộng mùa

Gọi Mường dưới hãy lên Gọi Mường trên cùng xuống Xua thần trùng trôi suối Xua bóng tối lên mây

…Sinh ra lời đẹp, tiếng lành Sinh ra văn hóa

Trường tồn dân gian

(Đêm mường Bui - Lò Cao Nhum)

Rồi lễ hội Katê - một lễ hội dân gian thiêng liêng, đặc sắc và rất quan trọng trong đời sống tinh thần, tín ngưỡng của dân tộc Chăm. Trong lễ hội này, người còn sống tưởng nhớ đến những người đã khuất, tưởng nhớ đến các vị anh hùng dân tộc đã được tôn vinh thành thần. Khi lễ hội diễn ra, người dân thường tập trung tại các đền tháp cổ kính - biểu tượng của dân tộc Chăm và thưởng thức các điệu múa dân gian trong kho tàng âm nhạc dân tộc. Mọi người nghỉ ngơi, đi thăm viếng và chúc tụng lẫn nhau. Bởi vậy, dưới con mắt trẻ thơ, lễ hội Katê diễn ra vô cùng tưng bừng, rộn rã, náo nhiệt:

Katê ngày mở hội

Hội mở khắp làng Chăm. …Bỏ nhọc nhằn năm cũ Người đi tay trong tay Bờ môi nối tiếng cười Mắt tìm nhau thắp ấm..

(Hội làng Chăm - Inrasara)

Cùng với hội Katê, tiếng trống Ginang cũng trở thành một di sản văn hóa quý báu của người Chăm nói riêng cũng như dân tộc Tây Nguyên nói chung. Âm thanh của tiếng trống đã trải qua một thời gian dài “trăm năm và ngàn năm” của lịch sử, vượt qua bao gian nan, gập ghềnh để thức dậy “hồn dân tộc” bao thế hệ. Trong những ngày hội lớn, âm thanh của tiếng trống Ginang lại vang lên cùng với những điệu trống phong phú của người Chăm để xua đuổi những tăm tối mời gọi những điều may

mắn, tốt lành đến với buôn làng. Tiếng trống đã đồng điệu với điệu tâm hồn của người Chăm, đã đi theo họ suốt cuộc đời từ lúc bé thơ:

Êm dịu điệu Biyen Tiong Hùng tráng nhịp Tang Hok Sôi nổi điệu Chei Tathun Buồn buồn khúc Atapah Trăm năm rồi ngàn năm Tổ tiên mình nhảy múa Theo nhịp trống ginang

(Trống Ginang - Inrasara)

Ngày hội thả diều cũng là một ngày hội lớn của nhiều đồng bào dân tộc trên đất nước ta. Từ một trò chơi truyền thống gắn liền với những mục đồng chăn trâu, thổi sáo thì trò chơi thả diều đã trở thành một ngày hội lớn ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần to lớn của dân tộc. Bởi vậy, ngày hội thả diều cũng được các nhà thơ dân tộc thiểu số ghi lại qua những trang thơ thiếu nhi của mình hết sức dung dị, tự nhiên nhưng vẫn chứa đầy sự reo vui, náo nức của trẻ thơ:

Một cánh diều - trăm cánh diều Bay là bay lên - bay cao hơn nữa Ăn gió cho no - sức dài cứ mở Một cánh diều - ba cánh diều Bay là bay cao - tung mình gió lớn

(Hội diều - Inrasara)

Và đi kèm với những trang thơ rực rỡ sắc màu của không khí lễ hội, các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số cũng thể hiện một cách chân thực mà thiêng liêng những nét đẹp trong phong tục tập quán của dân tộc mình. Đó là phong tục thờ cúng, nhớ ơn ông bà tổ tiên đầu năm mới, phong tục chúc tết, phong tục khâu quần áo cho ông bà đầu năm để “Trời rét ông bà có diện kịp/ Quên già bởi tuổi lại sang xuân” (Khâu áo cho ông bà - Bàn Tài Đoàn) hay phong tục thể hiện qua việc dựng cửa, làm nhà rất riêng của từng dân tộc… Có thể thấy tất cả những phong tục, tập quán đó đều được các nhà thơ thiếu nhi miền núi thể hiện bằng tình yêu tha thiết, niềm tự hào to lớn về dân tộc mình:

Người đồng mình thô sơ da thịt Chẳng mấy ai nhỏ bé đâu con

Người đồng mình tự đục đá kê cao quê hương Còn quê hương thì làm nên phong tục

(Nói với con - Y Phương)

Theo thời gian cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, đời sống của đồng bào các dân tộc cũng có sự đổi thay nhưng những lễ hội cùng những phong tục tập quán tốt đẹp ẩn chứa những giá trị văn hóa tinh thần to lớn thì còn mãi. Tất cả điều đó đã góp phần hình thành nên nếp sống và sinh hoạt đầy màu sắc của đồng bào các dân tộc Việt Nam. Qua những trang thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số, bên cạnh việc hiểu thêm về các phong tục tập quán của từng dân tộc, vùng miền, người đọc còn cảm nhận được niềm tự hào, ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc không chỉ của các nhà thơ mà còn của cả thế hệ thiếu nhi dân tộc khi được nuôi dưỡng, được tắm mình, được lớn lên trong suối nguồn văn hóa đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 57 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)