Những trăn trở và khát vọng của trẻ thơ dân tộc thiểu số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 69 - 74)

7. Cấu trúc của luận văn

2.3.2. Những trăn trở và khát vọng của trẻ thơ dân tộc thiểu số

Thế giới tuổi thơ là thế giới của sự hồn nhiên, trong sáng tuy nhiên cuộc sống vốn không phải lúc nào cũng bằng phẳng mà ẩn chứa trong đó đầy sự phức tạp, biến cố. Trẻ thơ vốn lại rất nhạy cảm với những gì diễn ra xung quanh mình bởi vậy với mỗi sự việc được chứng kiến hay được nghe, được kể lại của cuộc sống đã in đậm dấu ấn trong tâm hồn trẻ thơ có cả vui lẫn buồn, cả sự háo hức lẫn sự trăn trở, suy tư đồng thời qua đó các em cũng thể hiện những suy nghĩ, những khát vọng của chính bản thân mình trước những vấn đề đặt ra của cuộc sống.

Cuộc sống của đồng bào dân tộc không chỉ diễn ra thanh bình, yên ả sau những quả đồi, ngọn núi, rừng cây mà ở đó còn tồn tại nhiều vấn đề, hiện tượng khiến cho người dân miền núi trong đó có thế hệ măng non phải suy nghĩ, phải bận lòng. Từ những câu hỏi vô tư về thế giới loài vật “sao gà lại chọi nhau”, “sao trâu lại húc nhau”…các em đã liên hệ đến thế giới của con người. Qua một câu hỏi ngây thơ của em nhỏ song người đọc lại chợt giật mình nhận ra một sự trăn trở không hề nhỏ trong đầu óc còn non nớt của các em. Đó là vấn đề bạo lực - một vấn đề lớn trong xã hội hiện nay. Chẳng phải con gà sinh ra đã có mỏ để mổ nhau, chẳng phải con trâu sinh

ra đã có sừng để húc nhau vậy mà lại có hiện tượng con người đánh nhau. Có thể giải thích được thế giới loài vật nhưng lại bất lực khi giải thích về thế giới con người. Bởi vậy, câu hỏi “Thế sao người lại đánh nhau ?(Những điều con hỏi - Lò Ngân Sủn) đã tạo nên một khoảng trống lớn với chiều sâu trong suy nghĩ không chỉ đối với trẻ thơ mà còn đối với mỗi người lớn khi đối diện với vấn đề này.

Vấn đề tiếng nói dân tộc cũng được các em quan tâm đến. Qua câu chuyện các em chứng kiến được của một bạn người Mông là học sinh Anh ngữ trong dịp hè được trở về quê gặp lại bà. Nhưng buồn thay khi bà và cháu gặp nhau thì:

Cháu nói bằng tiếng Việt Bà nói bằng tiếng Mông Không hiểu được tiếng nhau

(Tiếng quê hương- Lò Ngân Sủn)

Để bà và cháu hiểu được nhau thì người bố phải đứng ra làm phiên dịch. Thông qua câu chuyện đó, chính các em chứ không ai khác đã ý thức được việc đang mai một dần của ngôn ngữ dân tộc - thứ tiếng riêng của quê hương, của nơi chôn nhau cắt rốn, thứ tiếng mà bà, mẹ đã ru ta từ lức ấu thơ nhưng trong cuộc sống hiện đại đang dần bị lãng quên, bị thay thế bởi những ngôn ngữ khác:

Ôi tiếng nói tiếng nói Ở trên trái đất này Có rất nhiều thứ tiếng Và có một thứ tiếng Gọi là tiếng quê hương!

(Tiếng quê hương- Lò Ngân Sủn)

Bằng một cái nhìn, một sự cảm nhận khách quan của trẻ thơ, các tác giả dân tộc thiểu số đã đánh lên một hồi chuông cảnh báo về sự mất mát dần của các giá trị văn hóa dân tộc trong đó có ngôn ngữ. Ngôn ngữ dân tộc bao gồm tiếng nói và chữ viết được dùng làm phương tiện giao tiếp riêng của từng dân tộc. Ngôn ngữ dân tộc là một phương diện quan trọng của bản sắc văn hóa. Tuy nhiên trong thực tế hiện nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, ngôn ngữ dân tộc đang bị mai một và lãng

quên. Có những dân tộc không còn đủ cả tiếng nói và chữ viết. Có những người con dân tộc thậm chí còn không biết đến ngôn ngữ của dân tộc mình. Ngôn ngữ là nguồn cội bởi vậy vấn đề nhắc nhở thế hệ trẻ ý thức được việc gìn giữ ngôn ngữ dân tộc là một việc làm cấp thiết trong tình hình xã hội đang hướng tới hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay.

Bên cạnh đó còn là sự băn khoăn của các em trước việc con người khai thác rừng kiếm củi. Vẫn biết con người sống không thể thiếu ánh lửa hồng, thiếu củi nhưng rừng khai thác mãi rồi sẽ hết và các em cũng bàng hoàng nhận ra con người không thể sống thiếu rừng:

Tiếng thôi thúc từ nơi bếp lửa hồng Con người không thể sống thiếu lửa

Nhưng con người cũng không thể sống thiếu rừng Rừng ơi!

(Rừng ơi - Lò Ngân Sủn)

Đó là những suy nghĩ, những băn khoăn rất chính đáng của các em trước những vấn đề, những bức xúc đang ngày ngày diễn ra trên quê hương mình. Và cũng chính từ những những suy nghĩ, ưu tư đó, những khát vọng hồn nhiên, tươi sáng về cuộc sống mới vùng cao được nảy mầm trong tâm hồn trong sáng của các em. Nhận thức được tầm quan trọng của rừng với cuộc sống con người, các em nuôi khát vọng sẽ trả lại màu xanh cho đồi, hồi sinh cho rừng để rừng mãi là ngôi nhà chung, là nguồn sống của con người cũng như muôn loài động vật, cỏ cây:

Thì ta làm màu xanh Thì ta nuôi màu xanh Trả màu xanh cho đời

(Khúc ca màu xanh - Inrasara)

Cùng với đó là mong ước về một cuộc sống mà con người không đánh lộn, thù hằn nhau, không có sự phân biệt dân tộc, vùng miền mà chỉ có tình yêu thương, lòng nhân ái tỏa sáng dù là người Ba Na hay người Chăm:

Tôi hỏi bạn từ đâu về đây …Tôi hỏi bạn tại sao về đây

Bạn lặng lẽ nhìn tôi - đôi mắt bạn tròn đen ngấn nước Tôi biết bạn đang ở đây, nơi này - trong bàn tay mẹ Chăm

-đã năm năm - sẽ nhiều năm nữa - trong vòng tay dịu hiền Plây mới Bạn lặng lẽ nhìn tôi - Trong mắt bạn long lanh nắng ấm

(Bạn BaNa ở làng Chăm - Trà Ma Hani)

Còn nhiều lắm muôn vàn những điều ước nhỏ nhoi của trẻ thơ dân tộc. Mỗi em một điều ước không ai giống ai song ước mơ nào cũng đẹp, ước mơ nào cũng xinh tươi, trong sáng vô ngần như chính tâm hồn của các em. Chính những ước mơ nhỏ bé đó đã thắp sáng những khoảng màu còn tối của cuộc sống đồng bào các dân tộc và hứa hẹn một cuộc sống mới tốt đẹp hơn trong tương lai: không có chiến tranh, không có đói nghèo, trẻ thơ có cơm ăn, áo mặc, được đến trường học tập bao điều vui: Em: đất nước thanh bình / Em mong ba sống lại/ Em ước chiếc áo lành/ Em: làng có nước sạch/ Em: đừng ai đói nghèo/ Em mơ mái trường đẹp (Điều ước - Inrasara).

Và cũng không thể không đề cập đến khát vọng được bay cao, bay xa hòa nhập với sự phát triển của cuộc hiện đại của thiếu nhi trong thơ của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Yêu quê hương tha thiết, gắn bó với từng bản làng, từng thửa ruộng bậc thang, từng dòng sông con suối… song trẻ thơ dân tộc cũng luôn có khát vọng được vươn mình đứng dậy “bước chân qua đèo núi / đến với mọi người” (Con thi đỗ đại học - Dương Khâu Luông) để có thể nhìn ra xung quanh, học hỏi, hòa nhập được với cuộc sống hiện đại. Cuộc sống bên ngoài như một bầu trời mới lạ, rộng mở luôn có sự thu hút đối với các em để đến lúc lớn khôn, “sức rộng vai dài” các em sẽ thực hiện khát vọng bay cao, bay xa của mình. Lời của người cha đất nắng bên cạnh việc động viên con thực hiện giấc mơ, hoài bão của mình, tung hoành chí lớn ở bốn phương song cũng nhắc nhở con đừng quên nguồn cội biết bao thấm thía, ý nghĩa:

Rồi mai con vươn thân mọc cánh Bay khắp trời Mỹ trời Âu

Có hề chi đâu

Nếu lòng con còn nhớ về đất tổ. …Rồi mai con mở trí rộng hồn Tiếng Tây, tiếng Tàu biết đủ Ngoan lắm con ơi

Nếu tha phương con chưa quên tiếng mẹ.

(Lời người cha đất nắng - Inrasara)

Và lời dạy đó cũng chính là hành trang vững chãi giúp các em thêm tự tin bước vào đời, tự tin hòa nhập với cuộc sống mới phía trước song cũng không đánh mất chính mình trước cuộc sống hiện đại với những mặt trái của nó.

Tiểu kết chương 2

Giáo sư Hà Minh Đức đã từng nói “thơ là tấm lòng nhưng thơ cũng chính là

cuộc sống” [50]. Qua những trang viết mộc mạc, dễ thương dành cho tuổi thơ, các tác

giả dân tộc thiểu số đã phản ánh một cách sinh động những khung cảnh thiên nhiên, những nếp sống, sinh hoạt đặc trưng cùng những ước mơ, trăn trở và khát vọng của các em. Đó là khung cảnh thiên nhiên miền núi hùng vĩ, dữ dội nhưng cũng rất trữ tình, nên thơ với bức tranh thiên nhiên bốn mùa đặc trưng cùng một thế giới động vật, cỏ cây phong phú, đa dạng. Bên cạnh đó là hiện thực cuộc sống miền núi đang trên đường đổi mới gắn liền với những sinh hoạt phong phú, độc đáo thể hiện qua những trò chơi vui nhộn, những lễ hội dân gian đặc sắc cùng những phong tục, tập quán tốt đẹp giàu ý nghĩa văn hóa của đồng bào dân tộc. Chính những yếu tố đó đã góp phần quan trọng vào việc nuôi dưỡng, hun đúc nên phẩm chất, tâm hồn cũng như khát vọng, hoài bão của trẻ thơ dân tộc thiểu số. Tất cả điều này đã tạo nên sức hấp dẫn, mới lạ, một tiếng nói riêng cho mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại trong suối nguồn văn học dân tộc.

Chương 3

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 69 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)