Kết cấu chuỗi sự vật (sự việc)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 103 - 115)

7. Cấu trúc của luận văn

3.3.3. Kết cấu chuỗi sự vật (sự việc)

Kiểu kết cấu chuỗi sự vật (sự việc) là kiểu kết cấu thường gặp trong những bài đồng dao, bài vè quen thuộc của thiếu nhi gắn liền với việc người viết dẫn ra những chuỗi sự việc, hiện tượng có liên quan hoặc không liên quan đến nhau để thông qua đó miêu tả hoặc giới thiệu các đặc điểm, đặc tính của sự vật, hiện tượng như:

Đầu trọc lông lốc Là cái bình vôi Mồm rộng loe môi Là cái thìa ốc Đôi chân xám mốc Là con diệc trời Ngủ đứng ngủ ngồi Là con cò trắng Hay bay hay tắm Là con le le

(Đồng dao)

Ảnh hưởng từ thi pháp đồng dao, và đặc biệt là những bài đồng dao quen thuộc của trẻ thơ dân tộc thiểu số, cách tổ chức bài thơ theo kết cấu chuỗi sự vật (sự việc) đã được các nhà thơ dân tộc thiểu số sử dụng khá nhiều và thành công đối với mảng thơ thiếu nhi miền núi. Với việc liệt kê ra các sự vật, hiện tượng có cùng chủ đề hay không cùng chủ đề, kiểu kết cấu này có ưu thế lớn trong việc thể hiện sự phong phú, đa dạng, muôn màu, muôn vẻ của cuộc sống dưới con mắt trẻ thơ đồng thời tạo nên sự thích thú cho trẻ thơ khi tiếp cận tác phẩm. Cùng là đi ngủ song mỗi loài vật hay cây cỏ lại có một cách thức ngủ, không gian ngủ khác nhau:

Cỏ cây đi ngủ Lá khép vào nhau Cá dưới vực sâu Vừa bơi vừa ngủ Con ngựa ở tàu Suốt đời ngủ đứng Con chim đậu vững Ngủ trên ngọn cây Con dơi ngủ ngày Chân cheo vòm đá

Hay cảm nhận rất riêng về màu sắc mỗi loại chim trong sự so sánh, liên tưởng đầy bất ngờ của trẻ thơ: “Màu lông của cô Sáo/ Đen nhẻm y nhọ nồi/ Chị Cò dáng lả lướt/ Cánh mịn tựa hạt xôi/ Em Vàng Anh ríu rít/ Áo giống màu nghệ tươi(Sắc màu - Bùi Văn Loa).

Từ những đặc điểm thường thấy của sự vật, sự việc nhưng qua cách kể, cách liệt kê, sắp xếp của các nhà thơ sự vật, sự việc ấy hiện lên vô cùng sinh động, hấp dẫn, thu hút sự theo dõi của trẻ thơ. Ví dụ như câu chuyện thú vị về cuộc họp của các loài chim, trong đó mỗi loài một vẻ, một đặc điểm, tính cách, không loài nào giống loài nào:

Cây đào trước cửa nhà em

Trưa nay họ mạc nhà chim họp đàn Chích chòe nhiều chữ nhất làng

Đứng lên cất tiếng rảnh rang mời chào Nhanh chân có chú chào mào

Lề mề cú vọ, ồn ào quạ đen…

(Họp nhà chim - Hoàng Thanh Hương)

Rồi đó là là vẻ đẹp nguyên sơ, đầy sức sống, vui tươi, tấp nập của muôn loài nơi miền núi cao được diễn đạt trọn vẹn với kiểu kết cấu chuỗi sự việc (Sự vật): “Trời

ơi/ Hửng mau/ Cho cóc vào hang/ Hổ vằn lang thang/ Ra mà phơi nắng/ Cho đàn cò

trắng/ Liệng bay ngoài đồng/ Cho dòng suối trong/ Cho đàn cá lội/ Nai con lạc lối…(Hát gọi trời hửng).

Như vậy với kiểu kết cấu này, các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã mang lại một cái nhìn đầy tươi mới cho thiếu nhi miền núi đối với những sự vật, hiện tượng tưởng như đã quá quen thuộc đối với các em, giúp các em mở rộng tầm nhìn về cuộc sống muôn màu, muôn vẻ thông qua cái nhìn đối chiếu giữa các sự vật, sự việc. Và từ đó có thể khẳng định cùng với kiểu kết cấu tự sự, kết cấu hỏi - đáp, kết cấu dồn nén thì kiểu kết cấu chuỗi sự vật (sự việc) là một thành công đáng ghi nhận của các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trên phương diện nghệ thuật xây dựng kết cấu thơ.

Tiểu kết chương 3

Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kì hiện đại đã khẳng định được vị trí của mình trong nền thơ ca thiếu nhi nói riêng cũng như nền văn học thiếu nhi nói chung bằng một nghệ thuật thể hiện độc đáo. Đó là sự vận dụng hài hòa ngôn ngữ nghệ thuật, đa dạng về giọng điệu và linh hoạt về kết cấu. Nếu như sự vận dụng hài hòa ngôn ngữ nghệ thuật giữa các yếu tố chung của ngôn ngữ thơ thiếu nhi và yếu tố riêng của ngôn ngữ dân tộc giúp các nhà thơ dân tộc thiểu số nói lên tiếng nói riêng của trẻ thơ dân tộc thiểu số thì giọng điệu thơ đa dạng và kết cấu linh hoạt lại giúp các em cảm thấy dễ dàng, thoải mái, thích thú khi tiếp cận tác phẩm cũng như những bài học, thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm trong đó. Và cùng với sự thành công trên phương diện nghệ thuật thì thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại đã trở thành một điểm đến đầy hấp dẫn, hứa hẹn nhiều điều lí thú, bổ ích đối với trẻ thơ cũng như đông đảo bạn đọc.

KẾT LUẬN

1. Cùng với sự vận động của đời sống cộng đồng các dân tộc thiểu số, văn học dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã có sự lớn mạnh và phát triển không ngừng. Điều đó được thể hiện rõ qua những thành tựu, đóng góp của các tác giả dân tộc thiểu số trong việc mở rộng đề tài, nội dung phản ánh và sự độc đáo trong cách thức thể hiện. Các nhà thơ dân tộc thiểu số đã thể hiện, khắc họa rất thành công tiếng nói, tâm tư, tình cảm của dân tộc mình, nhất là trong mảng thơ viết cho thiếu nhi.

Hòa chung vào dòng chảy của thơ thiếu nhi Việt Nam, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số ngày càng đạt được nhiều thành tựu phong phú với sự trưởng thành của đội ngũ tác giả và tác phẩm. Những nhà thơ dân tộc viết nhiều cho thiếu nhi như Dương Thuấn, Dương Khâu Luông, Bùi Thị Tuyết Mai, Nông Thị Ngọc Hòa, Lò Ngân Sủn, Inrasara… đã trở thành những người bạn đồng hành tin cậy của trẻ thơ miền núi trong suốt cung đường tuổi thơ của các em. Tuy nhiên thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số vẫn còn khá mới mẻ, xa lạ đối với đời sống chung của văn học. Sở dĩ có điều này vì so với thơ thiếu nhi Việt Nam thì thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số ra đời tương đối muộn. Hơn nữa có rất nhiều nhà thơ dân tộc viết về thiếu nhi song chưa có những cây bút chuyên biệt viết cho thiếu nhi. Ngoài một số lượng hạn chế những tác giả có những tập thơ được xuất bản dành riêng cho thiếu nhi thì đa phần còn lại là những tác phẩm nhỏ, lẻ được in chung trong các tập thơ của các tác giả nói riêng hoặc các tuyển tập thơ thiếu nhi nói chung. Thêm vào đó độ phủ của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số còn rất hạn chế chủ yếu tập trung ở vùng núi, miền sâu, miền xa mà chưa có sự thâm nhập sâu, rộng vào đời sống tiếp nhận văn học bởi vậy việc tiếp cận những tác phẩm này cũng gặp nhiều khó khăn.

2. Bằng sự tâm huyết với lứa tuổi măng non miền núi vốn phải chịu nhiều thiệt thòi, các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại đã góp một phần không nhỏ công sức của mình vào việc thể hiện bức tranh toàn cảnh về thiên nhiên cũng như cuộc sống, sinh hoạt của thiếu nhi miền núi bằng cái nhìn mang đậm sắc thái vùng miền. Đó là khung cảnh thiên nhiên miền núi gắn bó với trẻ thơ: hùng vĩ, rộng lớn, đẹp, trữ tình, nên thơ với đời sống động, thực vật phong phú nhưng cũng có lúc vô cùng khắc nghiệt, nguy hiểm đối với cuộc sống và tâm hồn trẻ thơ. Cùng là thiên

nhiên miền núi song với mỗi nhà thơ, thiên nhiên lại mang dấu ấn vùng miền riêng. Từ đó các nhà thơ dân tộc thiểu số đã mang đến cho người đọc cái nhìn nhiều chiều, nhiều vẻ về bức tranh thiên nhiên của tổ quốc.

Bên cạnh những trang thơ viết về thiên nhiên, các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại đã rất thành công khi tái hiện lại hiện thực cuộc sống, sinh hoạt cũng như những ước mơ, khát khao, hoài bão của trẻ thơ miền núi. Đó là hiện thực cuộc sống vùng cao đang trên đường đổi mới song vẫn còn tồn tại nhiều khó khăn, vất vả; là những sinh hoạt văn hóa, những trò chơi truyền thống, lễ hội, phong tục tập quán mang đậm bản sắc dân tộc; là những khát vọng được học tập, được bay cao, bay xa, được hòa nhập vào cuộc sống hiện đại của các em. Thông qua những trang thơ đầy xúc động đó các tác giả đã giúp chúng ta cảm nhận được vẻ đẹp hồn nhiên, ngây thơ, trong sáng của trẻ em miền núi, cảm thông, đồng cảm, sẻ chia với cuộc sống còn nhiều khó khăn, vất vả của các em. Và có thể nói thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã thực sự trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu được đối với trẻ thơ miền núi, là hành trang tuổi thơ theo các em suốt cuộc đời.

3. Nhìn từ phương diện nghệ thuật, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại mang những đặc điểm của thơ thiếu nhi nói chung như: nhìn và miêu tả thế giới qua đôi mắt và tâm hồn trẻ thơ; thể hiện những cảm xúc, hồn nhiên, trong trẻo và cách tư duy ngộ nghĩnh của lứa tuổi thơ với một giọng thơ vui tươi, dí dỏm. Tuy nhiên cũng ở phương diện này, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã để lại những dấu ấn riêng của mình như: cách sử dụng ngôn ngữ biểu cảm, giản dị, gần gũi, gắn bó với đời sống, với lời ăn tiếng nói, mang đậm màu sắc văn hóa dân tộc của người dân miền núi; sự đa dạng trong giọng điệu thơ và cách sử dụng những kiểu kết cấu thơ đặc biệt để đem lại hiệu quả nghệ thuật cao. Có thể nói sắc thái văn hóa vùng miền đã chi phối mạnh mẽ không chỉ về nội dung mà cả về nghệ thuật của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại. Chính điều đó đã góp phần làm nên nét độc đáo, đặc sắc cho thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, là sự khác biệt về hương, sắc của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong “vườn hoa rực rỡ” của nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam hiện đại nói chung.

4. Bên cạnh những thành công đã đạt được thì thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại còn tồn tại một số hạn chế nhất định. Đó là hạn chế của các nhà thơ trong việc diễn đạt và lựa chọn ngôn ngữ. Do ảnh

hưởng lối diễn đạt, cách nói của đồng bào dân tộc thiếu số nên đôi khi ngôn ngữ thơ chưa được trau chuốt, còn thô mộc. Cách diễn đạt nhiều ẩn ý trong thơ có lúc gây khó hiểu đối với lứa tuổi tiếp nhận là trẻ thơ. Bên cạnh đó việc sử dụng những từ ngữ dân tộc cũng gây nên hiện tượng khó đọc, khó cảm thụ đối với lứa tuổi thơ nếu như không có sự phiên âm và giải thích. Tuy nhiên, những thành công bước đầu đã đạt được của thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số là hết sức đáng tự hào và trân trọng bởi hơn ai hết các nhà thơ đã thể hiện được sự nỗ lực của bản thân và sự quan tâm, nhiệt huyết của mình dành cho lứa tuổi măng non của dân tộc.

5. Trong quá trình thực hiện luận văn tìm hiểu thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số chúng tôi nhận thấy có những vấn đề đáng lưu tâm như sau:

Thứ nhất, thơ thiếu nhi nói riêng cũng như văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số nói chung chưa có được một chỗ đứng thực sự trong nền văn học Việt Nam. Điều này thể hiện thông qua việc tìm hiểu, sưu tầm các tác phẩm văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số hết sức khó khăn. Các tác phẩm này vô tình được coi là những “sách hiếm” bởi các tác phẩm đã xuất bản lâu hầu như không có sự tái bản và lưu hành trên thị trường sách.

Thứ hai, trong khi chúng ta đang chủ trương đưa nền văn học dân tộc thiểu số thoát khỏi phạm vi vùng, miền để hòa nhịp cùng nền văn học dân tộc thì một điều dễ dàng nhận thấy là sách thiếu nhi dân tộc chủ yếu được cấp phát miễn phí cho các trường mẫu giáo hay tiểu học, THCS ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Chủ trương này một mặt thể hiện sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, các cấp chính quyền đến trẻ thơ vùng cao song mặt khác vô tình đã làm giới hạn phạm vi tiếp nhận, đối tượng tiếp nhận của văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số.

Từ thực trạng trên dẫn tới việc văn học thiếu nhi dân tộc thiểu số chưa thực sự có được một đời sống đích thực, chưa được nhiều người đọc biết đến. Thị trường sách thiếu nhi dân tộc vì vậy chưa có điều kiện phát triển và từ đó cũng chưa tạo thành động lực, thu hút các nhà văn, nhà thơ dân tộc thử sức với mảng đề tài đầy hấp dẫn này. Có lẽ để tháo gỡ vướng mắc trên, chúng ta cần nhiều hơn những chương trình, hành động, chính sách thiết thực để một mặt động viên lực lượng sáng tác là người dân tộc thiểu số mặt khác có thể quảng bá, giới thiệu với đông đảo bạn đọc về một mảng văn học độc đáo, thú vị và mới lạ này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phạm Quốc Ca, Không ít bài thơ chưa hay, http://vanvn.net, ngày 5 tháng 11 năm 2008. 2. Nông Quốc Chấn (1960), Tiếng ca người Việt Bắc, Nxb Văn học, H.

3. Mai Việt Hồng (2011), Thơ viết cho thiếu nhi của Dương Thuấn, Khóa luận tốt nghiệp, khoa Ngữ Văn, trường ĐHSP Thái Nguyên, Đại học Thái Nguyên.

4. Lê Bá Hán - Trần Đình Sử - Nguyễn Khắc Phi (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục.

5. Phạm Hổ (1999), Tuyển tập Phạm Hổ, Nxb Văn học.

6. Hội văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam (2004), Nhà văn dân tộc thiểu số

Việt Nam Đời và Văn, NXB Văn hóa Dân tộc.

7. Hội văn học nghệ thuật các DTTS Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các

DTTS thời kỳ đổi mới, NXB Văn hóa Dân tộc.

8. Đỗ Thị Thu Huyền, Dương Khâu Luông: Người hát trên đất mẹ, Văn nghệ Ba Bể ngày 5 tháng 6 năm 2013

9. Văn Công Hùng, Văn học miền Trung Tây Nguyên từ góc nhìn trẻ,

http://www.vanconghung.com, ngày 29 tháng 9 năm 2011.

10. Inrasara (2003) ,Thơ cho tuổi thơ, NXB Kim Đồng.

11. Hoài Khánh, Kiên định với thơ thiếu nhi, http://dantri.com.vm, ngày 6 tháng 2 năm 2012.

12. Trần Đăng Khoa (1995), Tuyển tập thơ Trần Đăng Khoa, NXB Văn học.

13. Hoàng Thị Lan, Văn học thiếu nhi và những yêu cầu đối với sinh viên cao đẳng

sư phạm mần non, Tạp chí Giáo dục, số 262, tháng 5 năm 2011

14. Dương Khâu Luông (2003), Gọi bò về chuồng, Nxb Hội nhà văn. 15. Dương Khâu Luông (2005), Bản mùa cốm, Nxb Hội nhà văn.

16. Dương Khâu Luông (2008), Co nghịu hưa cần, Nxb Văn hóa Dân tộc. 17. Phương Lựu (chủ biên, 1997), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, H, 1997. 18. Lã Thị Bắc Lý, Giáo trình văn học trẻ em, Nxb Đại học Sư phạm.

19. Huyền Minh, Vài suy nghĩ về việc sáng tác văn học cho thiếu nhi,

http://vannghe.hagiang.gov.vn, ngày 8 tháng 10 năm 2012.

21. Trần Đức Ngôn - Dương Thu Hương (1994), Giáo trình văn học thiếu nhi Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm

22. Phan Đăng Nhật (1981), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam trước cách mạng

tháng Tám 1945, Nxb Văn hóa.

23. Nhiều tác giả (1960), Kinh nghiệm viết cho các em, Nxb Văn học. 24. Nhiều tác giả (1982), Văn học và trẻ em, Nxb Kim Đồng.

25. Nhiều tác giả (1996), Chuyện chú sóc, Nxb Kim Đồng

26. Nhiều tác giả (1997), Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, xb Văn hóa Dân tộc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 103 - 115)