Thế giới cây cỏ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 43 - 47)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.2. Thế giới cây cỏ

Cùng với bức tranh thiên nhiên đặc trưng cho bốn mùa, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã tạo dựng nên một thế giới các loại cây cỏ, hoa lá tiêu biểu cho thiên nhiên miền núi trong “khu vườn thiếu nhi” của mình. Có thể coi đây là một khu vườn bách thảo rộng lớn, một cuốn từ điển tri thức bằng thơ với nhiều loại cây cối, hoa cỏ khác nhau hứa hẹn sẽ mang lại rất nhiều điều bổ ích, bất ngờ cho lứa tuổi thơ.

Qua thơ của các nhà thơ thiếu nhi như Trần Đăng Khoa, Xuân Quỳnh, Phạm Hổ, Nguyễn Lãm Thắng…trẻ thơ đã từng bắt gặp rất nhiều loài cây, loài quả, loài hoa quen thuộc, thường thấy trong cuộc sống của các em như: cây mít, cây hồng, cây na, cây bưởi, hoa đào, cây lúa, hay cây dừa…

Cây dừa xanh tỏa nhiều tàu Rung rinh đón gió, gật đầu gọi trăng

Thân dừa bạc phếch tháng năm Quả dừa - đàn lợn con nằm trên cao

Các nhà thơ bằng tấm lòng yêu trẻ của mình đã mang đến cho các em sự hiểu biết lí thú về đặc điểm của từng loài cây, loài quả gần gũi với tuổi thơ. Trong cách nói, cách miêu tả đó, loại quả nào hiện lên cũng ngon lành, hấp dẫn như những món quà đầy ý nghĩa đối với lứa tuổi thơ:

Quả me có vị chua Làm ô mai ngon tuyệt Nắng ở trong quả mít Mùi thơm trong quả mơ Xù xì cái quả na

Mà ngọt ơi là ngọt!

(Kể chuyện quả - Xuân Quỳnh)

Tuy nhiên khi đến với thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số, trẻ thơ sẽ choáng ngợp trước một thế giới thảo mộc vô cùng phong phú, đa dạng, đông đúc. Trong thế giới đó, ngoài những loài cây, loài hoa mà trẻ thơ biết đến nhiều, các nhà thơ dân tộc còn mở rộng phạm vi đến những loài cây, loài hoa lạ mà chỉ miền núi mới có như cây mỡ,cây măng, cây trúc, cây thông, cây chuối rừng, cây bạch đàn,

cây trám….Tất cả tạo đã nên một thế giới thảo mộc vô cùng sinh động, hấp dẫn, mới

lạ, muôn hình, vạn trạng dưới con mắt trẻ thơ:

Măng vót chông vót đũa Thông đứng giữa trời

thổi như mưa Nứa

ôm nhau gáy Trúc

cài cúc đầy ngực…

Để mang lại sự hiểu biết cho trẻ thơ về thế giới thực vật vô cùng mới lạ này, qua những trang thơ thiếu nhi của mình, các nhà thơ dân tộc đã hào hứng giới thiệu với những người bạn nhỏ tuổi khắp mọi miền về đặc điểm riêng biệt của những loại cây. Đó là hình ảnh cây mỡ “như đuôi trâu mọc ngược / Lá non tơ mềm mại như nõn

chuối” (Rừng ơi - Lò Ngân Sủn) hình ảnh hoa phong lan “Sống lưng treo cành mục/

Đan rễ vào nắng mưa/ Bốn mùa mê mải việc/ Làm đẹp đời - lạ chưa” (Hoa phong

lan - Mai Ngoc Uyển), cây bạch đàn thường “mọc thẳng”, thân “bạc trắng” nhưng lá

vẫn xanh” (Cây bạch đàn - Hồ Chư), hình ảnh hoa phù dung “nở trắng” những hễ

Nắng lên chuyển màu hồng” (Hoa phù dung - Dương Khâu Luông) hay hình ảnh

cây chuối rừng gắn liền với mùi thơm đầy sức hấp dẫn, mời gọi của quả chín:

Chuối rừng chín thơm thật thơm Mùi hương thoảng bay trên triền dốc Chú sóc đang ngủ say liền tỉnh giấc Nửa đêm lao trên ngọn cây cao đi tìm

(Chuối rừng - Dương Thuấn)

Thông qua đó, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã mang đến cho trẻ thơ những sự hiểu biết vô cùng lí thú về đời sống phong phú của thế giới cây cỏ.

Cuộc sống của người dân miền núi không thể thiếu được thiên nhiên trong đó có thế giới cây cỏ. Bởi vậy, trong thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số, thế giới cỏ cây hiện lên còn gắn bó mật thiết đối với cuộc sống con người. Cây cỏ không chỉ là môi trường sống, nguồn sống mà còn là một thành viên, một người bạn thân thiết đối với buôn làng. Đó là hình ảnh cây bùi già hiện lên như một người bạn tuổi thơ đầy tinh nghịch:

Thập thò kẽ lá Ấy là quả bùi Tưởng con mắt vui Ú tim tìm bạn

Trong rừng, ngoài bản Những cây bùi già Sừng sững xòe tán Mãi còn ra hoa

Hay hình ảnh cây xổ cổ thụ được nhân cách hóa như một bà cụ “lụ khụ” song vẫn lặng thầm theo sát cháu con, buôn làng:

Lụ khà lụ khụ Giống như bà cụ Đứng ở bên khe Ra nhiều quả ghê

(Xổ - Dương Thuấn)

Rồi hình ảnh cây sau sau già - loại cây chỉ có ở miền núi gắn bó sâu sắc với cuộc sống của con người vùng cao cùng những buổi làm nương, trèo núi, kiếm củi, hái măng. Cây sau sau hiện lên dưới những trang thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số với đầy sự yêu mến, quý trọng, được coi như một một nhân chứng lịch sử đã cùng sống, cùng trải qua và chứng kiến bao buồn vui của bản làng: “Đứng ở bên sườn núi/ Trăm năm chẳng nói cùng ai/ Đi xa bản ai ai cũng nhớ/ Trẻ con nhớ mùa chim làm tổ/

Người lớn nhớ mùa lá non (Cây sau sau - Dương Thuấn).

Không những vậy qua những trang thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số, thế giới cỏ cây còn hiện lên sinh động gắn liền với những phẩm chất tốt đẹp như phẩm chất của con người miền núi. Đó là hình ảnh cây núc nác kiên cường, cứng cỏi, hiên ngang mặc cho bão táp, mưa sa:

Treo tít trên ngọn Mặc cho nắng táp Mặc cho gió xoay To bằng bàn tay Dài như lưỡi mác

(Núc nác - Dương Thuấn)

Hình ảnh cây xương rồng vươn lên trong nắng, trong gió, trong cát miền Trung với những bông hoa rực rỡ chắt chiu từ những đồi đất bạc màu đã trở thành một biểu tượng cho ý chí, nghị lực của những người con dân tộc Chăm: Trần mình trong nắng / Cây đứng xếp hàng /Giữa đồi cát trắng/ Vẫn giữ màu xanh/ Trên đồi đất bạc/ Dù nắng

Như vậy, qua những trang thơ thiếu nhi miền núi, thế giới cỏ cây hiện lên vô cùng mới lạ, sinh động hấp dẫn, gắn liền với cuộc sống của đồng bào dân tộc. Dưới con mắt trẻ thơ, loài cây nào cũng đẹp, loài hoa nào cũng xinh và quan trọng hơn, qua từng đặc điểm riêng biệt của mỗi loài cây, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã ngầm gửi đến trẻ thơ những thông điệp đầy yêu thương về lẽ sống, cách sống. Đồng thời từ đó tình yêu quê hương, đất nước của các em cũng được hình thành một cách tự nhiên và sâu sắc bởi yêu đất nước bắt nguồn từ tình yêu quê hương, gắn bó với từng gốc cây, ngọn cỏ của quê hương mình.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)