Diện mạo chung của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 26 - 31)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.1. Diện mạo chung của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ

Cùng với nền văn học thiếu nhi Việt Nam, thơ thiếu nhi Việt Nam đã có cả một quá trình hình thành, phát triển và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ đáng ghi nhận. Đề tài thơ có sự mở rộng, phong phú trong hướng tiếp cận đời sống cũng như khám phá con người. Nghệ thuật biểu hiện của thơ thiếu nhi ngày càng hấp dẫn và trở thành một phương tiện hữu hiệu để các nhà thơ đi sâu vào đời sống, tâm hồn, tình cảm của các em. Trong nền văn học thiếu nhi đã xuất hiện những nhà thơ xuất sắc, những thi sĩ chuyên tâm viết về thiếu nhi như: Võ Quảng, Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ, Nguyễn Duy…Và góp phần đáng kể tạo nên sự thành công, hoàn thiện diện mạo cho thơ thiếu nhi Việt Nam phải kể đến mảng thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Chính mảng thơ đặc biệt này đã tạo nên sự phong phú, đa sắc, đa thanh cho nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam. Tuy nhiên, khi đề cập đến thơ thiếu nhi Việt Nam, các nhà nghiên cứu mới chỉ đi sâu, khai thác, tìm hiểu các tác phẩm, tác giả là những nhà thơ thiếu nhi người Kinh nổi tiếng quen thuộc đã được giới thiệu nhiều trong các sách, báo như: Trần Đăng Khoa, Phạm Hổ, Nguyễn Duy, Xuân Quỳnh...Bên cạnh đó

mảng thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số lại chưa nhận được sự quan tâm thích đáng. Đề tài thiếu nhi đã trở thành một trong những đề tài chính, tiêu biểu đã và đang hấp dẫn nhiều tác giả dân tộc thử sức và khám phá. Có nhiều nhà thơ dân tộc đã thành công, khẳng định được vị trí của mình với đề tài này. Và để có cái nhìn toàn cảnh hơn, toàn diện hơn, chúng ta cùng xem xét diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số dưới góc độ khu vực thông qua những thành tựu về đội ngũ tác giả và tác phẩm:

Khu vực miền núi phía Bắc: Có thể khẳng định văn học dân tộc thiểu số có sự

nở rộ và đạt được nhiều thành tựu nhất ở khu vực miền núi phía Bắc. Lý giải điều này tác giả Văn Công Hùng cho rằng “có hai yếu tố khiến văn học dân tộc thiểu số miền Bắc vượt trội đó là số lượng và bản sắc” [9]. Sự lý giải này là có căn cứ vì khu vực miền núi phía Bắc là địa bàn miền núi rộng lớn bao gồm hai miền Đông Bắc và Tây Bắc, là nơi sinh sống, định cư lâu đời của đông đảo đồng bào dân tộc như: Mường, Thái, Tày, Dao, Mông, Giáy, Pa Dí…Với thời gian định cư lâu đời và sự phong phú trong bản sắc văn hóa của các dân tộc, khu vực miền núi Phía Bắc chiếm ưu thế hơn hẳn các vùng khác trong cả nước về sự phát triển của nền văn học dân tộc thiểu số. Có thể kể đến những cây bút dân tộc tiêu biểu, ưu tú như: Vi Hồng, Nông Quốc Chấn, Nông Viết Toại, Cao Duy Sơn, Lò Cao Nhum, Triều Ân…Và cùng với sự phát triển của nền văn học dân tộc thiểu số nói chung thì mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số khu vực miền núi phía Bắc cũng đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận đánh dấu sự phát triển của đề tài thơ thiếu nhi miền núi. Về thành tựu đội ngũ tác giả và tác phẩm, ở khu vực miền núi Tây Bắc tiêu biểu nhất phải kể đến nhà thơ Lò Ngân Sủn (dân tộc Giáy) với hai tập thơ dành cho thiếu nhi được đánh giá cao là Suối Pí Lè

Cái bật lửa trời. Đặc biệt tập thơ Cái bật lửa trời đã mang lại giải B báo Thiếu nhi dân tộc cho nhà thơ. Với một lối viết mộc mạc, giản dị nhưng đầy sức lôi cuốn, hai tập thơ này đã nhận được sự đón nhận của đông đảo thiếu nhi trong cả nước. Lò Ngân Sủn xứng đáng là nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số tiêu biểu của miền núi Tây Băc. Ngoài ra các nhà thơ khác như Lò Cao Nhum (dân tộc Thái), Bùi Thị Tuyết Mai, Vương Anh, Đinh Năng Lượng (Dân tộc Mường), Chu Thùy Liên (dân tộc Hà Nhì), Tòng Văn Hân (dân tộc Thái)… cũng có thơ viết về thiếu nhi, thuộc phạm vi đọc của thiếu nhi. Qua những vần thơ dành cho thiếu nhi của mình, các tác giả trên đã mang đến cho thơ thiếu nhi Việt Nam những bức tranh khi thì hùng vĩ về thiên nhiên Tây

Bắc lúc lại nhộn nhịp sắc màu văn hóa đặc trưng, lúc lại chân thành trong tình cảm rất thật của con người vùng cao… Tất cả tạo nên một âm sắc riêng cho mảng thơ thiếu nhi miền núi Tây Bắc:

Cha tôi

Suốt ngày làm lụng Cánh tay như cánh nỏ Rắn rỏi thân người Tựa quả ớt cay Mẹ tôi

Bàn tay ngày ngày Vun vén chồng con Đệm ấm chăn êm Rau mềm cơm dẻo Mặn mà như muối

(Thuổi chéo – Tòng Văn Hân)

Cùng với khu vực Tây Bắc thì khu vực miền núi Đông Bắc gắn liền với chiến khu Việt Bắc cũng ghi dấu ấn với với nhiều tên tuổi nhà thơ dân tộc viết nhiều cho thiếu nhi. Chúng ta có thể điểm qua một số tác giả, tác phẩm xuất sắc như: Chu du cùng ông nội của Vi Thùy Linh (Dân tộc Tày), Cưỡi ngựa đi săn, Chia trứng công

của Dương Thuấn (Dân tộc Tày), Gọi bò về chuồng, Bản em mùa cốm của Dương Khâu Luông (dân tộc Tày), Hoa nắng của Triệu Kim Văn (Dân tộc Dao). Ngoài ra một số nhà thơ có những bài thơ dành cho thiếu nhi hay được giới thiệu trong tuyển tập Thơ hay cho Thiếu nhi dân tộc và Miền núi (NXB Giáo dục, 2001) như Nông Thị Ngọc Hòa, Nông Quốc Chấn, Y Phương, Hà Lâm Kỳ, Vi Hồng Nhân… Trong đó đặc biệt là nhà thơ thiếu nhi Tày Dương Thuấn, ông được coi là nhà thơ thiếu nhi thành công của hai thế kỷ. Với hàng loạt bài thơ thiếu nhi viết về con người và cuộc sống vùng cao, Dương Thuấn đã thể hiện thành công sự hồn nhiên, mộc mạc và đời sống tâm hồn chất phác của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cũng như trẻ thơ dân tộc thiểu số nói riêng. Đó là hình ảnh người dân miền núi hiện lên rất chân thật song cũng đầy phi thường trong cuộc sống lao động hàng ngày qua công việc “đi săn”:

Người đi săn/ Biết mùi hổ/ Biết gọi nai/ Huýt sáo môi/ Chim rừng đến/ Đi như biến/

Giữa rừng cây/ Chạy như bay/ Khi đuổi thú (Đi săn – Dương Thuấn). Hay phẩm chất

con người miền núi giản dị mà đầy sâu sắc trong cách sống, lối sống thể hiện qua việc cưỡi ngựa:

Buông dây lỏng Ngựa lì

Cầm cương ghì Ngựa chạy Muốn ngựa nhảy Quất roi

(Cưỡi ngựa – Dương Thuấn)

Đồng thời thơ thiếu nhi Dương Thuấn còn là những bức tranh lộng lẫy về thiên nhiên tươi đẹp vùng cao với “Hoa đậu đỏ ngọn vông”, “ Bướm trắng bay đầy thung”

khi tháng ba tới (Tháng ba – Dương Thuấn), hay hình ảnh “Măng vầu cởi áo / Mở lá

cành ve” khi hè sang (Vào hè – Dương Thuấn)…Qua những trang thơ thiếu nhi đó,

nhà thơ Tày Dương Thuấn đã thực sự trở thành một chiếc cầu nối linh diệu giúp người đọc thêm hiểu và thêm yêu hơn cuộc sống lao động, sinh hoạt cũng như phẩm chất, tâm hồn của đồng bào dân tộc thiểu số.

Khu vực duyên hải miền Trung: Khu vực duyên hải miền Trung trải dài từ

Bắc Trung Bộ đến Nam Trung Bộ. Với một địa hình nhỏ hẹp bị chia cắt nhiều, khí hậu vô cùng khắc nghiệt nên cuộc sống đồng bào dân tộc nơi đây vô cùng vất vả, khó khăn. Tuy nhiên, bên cạnh sự khó khăn của cuộc sống sinh hoạt vật chất thì đời sống văn hóa văn nghệ của đồng bào dân tộc nơi đây cũng có những thành tựu nhất định trên lĩnh vực văn học nói chung cũng như ở mảng thơ thiếu nhi nói riêng. Mặc dù thành tựu chưa nhiều chỉ mới tập chung ở một số tác giả nhất định song các nhà thơ khu vực duyên hải miền Trung đã góp phần đáng kể vào việc tạo nên sự phong phú, đa dạng cho mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại. Thơ thiếu nhi của Hồ Chư (dân tộc Vân Kiều) với thế giới loài vật, cỏ cây rất phong phú đa dạng và thông qua đó là bài học mà nhà thơ muốn gửi gắm đến thế giới con người:

Vẫn ghét lối vòng vo Nên cây thường mọc thẳng Dù thân có bạc trắng Lá vẫn xanh với đời

(Bài học về cây bạch đàn - Hồ Chư)

Rồi nhà thơ Trà Ma Hani với tập thơ Em, hoa xương rồng và nắng đã mang đến cho thơ thiếu nhi một âm hưởng thơ mới đó là âm hưởng của sự trải nghiệm tuổi thơ, chắt chiu từ ký ức của nhà thơ về mảnh đất miền Trung đầy nắng và gió qua biểu tượng thơ đặc trưng “em”, “hoa xương rồng”, và “nắng”.

Và có lẽ tiêu biểu nhất cho mảng thơ ca thiếu nhi khu vực duyên hải miền Trung phải kể đến nhà thơ Inrasara (dân tộc Chăm) với tập thơ thiếu nhi Thơ với tuổi thơ. Tình yêu tha thiết với lứa tuổi măng non, sự tâm huyết với những giá trị văn hóa của dân tộc đã được kết tinh một cách xuất sắc, tạo nên một sức hấp dẫn riêng cho những trang thơ thiếu nhi của Inrasara.

Ngoài các nhà thơ trên thì một số nhà thơ dân tộc khác như Tuệ Nguyên, Thạch Đờ Ni, Trà Vigia, Jalau Anuwk …cũng có những sáng tác thơ thuộc phạm vi đọc của thiếu nhi tuy nhiên số lượng tác phẩm còn ít, nội dung và nghệ thuật chưa thực sự tiêu biểu cho thơ thiếu nhi.

Khu vực Tây Nguyên: So với hai khu vực trên thì mảng thơ thiếu nhi dân tộc

thiểu số khu vực Tây Nguyên có tốc độ phát triển chậm nhất. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như nhà thơ Tạ Văn Sỹ đã từng nhận định trong bài trả lời phóng vấn Đến bao giờ đại biểu Tây Nguyên xứng đáng là người Tây Nguyên:

“Nói đến khu vực Tây Nguyên đương nhiên ai cũng nghĩ đến đồng bào thiểu số và các nhà văn, nhà thơ là người dân tộc thiểu số. Tuy nhiên ở đây những cây bút là người bản địa quá ít ỏi đến không tưởng tượng nổi” [36]. Và đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc thơ thiếu nhi ở khu vực này chưa có điều kiện phát triển. Tuy nhiên số lượng ít không có nghĩa là không có, một số nhà thơ Tây Nguyên tâm huyết với văn chương nghệ thuật vẫn có những bài thơ hay, vần thơ hay thuộc phạm vi tiếp nhận của cả trẻ em và người lớn như Bài thơ của con khi nhớ mẹ của H’Trem Knul đã để lại tình cảm sâu đậm trong lòng người đọc về hình ảnh người mẹ:

Con nhớ quá mái tóc dài của mẹ

Không thẳng mượt mà cháy xù lên vì nắng

Hay bài thơ Mẹ, thành phố và con của Lê Vi Thủy mang lại nhiều dư âm cho những độc giả thanh thiếu niên khi tiếp cận bài thơ này:

Mẹ quê mùa trong khúc nhạc teen

Trong tiếng gầm rú thác loạn của Suzuki phân khối lớn Vai mẹ oằn đi khi tuổi con dần lớn…

Như vậy qua những nét phác họa sơ lược về diện mạo thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số qua các vùng miền có thể thấy thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại đã đạt được những thành tựu nhất định về đội ngũ tác giả và tác phẩm. Bên cạnh đó, chúng ta cũng nhận thấy rằng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số chưa có sự phát triển đồng đều giữa các vùng miền, dân tộc. Thành tựu nổi bật chỉ mới tập chung ở một số cây bút nhất định và chưa có tác phẩm đỉnh cao. Tuy nhiên với thời gian hình thành chưa lâu thì đây được coi như dấu hiệu mở đầu tốt đẹp cho mảng đề tài này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)