Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy chung của thơ thiếu nh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 31 - 34)

7. Cấu trúc của luận văn

1.2.2. Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số trong dòng chảy chung của thơ thiếu nh

Thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số hiện đại nằm trong dòng chảy chung của thơ thiếu nhi Việt Nam. Điều này thể hiện rõ thông qua những đặc điểm chung mang tính chất quy định về phương diện nội dung cũng như nghệ thuật của thơ thiếu nhi. Cùng thuộc đề tài thơ thiếu nhi, thơ thiếu nhi của các tác giả dân tộc thiểu số miền núi cũng mang những đặc điểm của thơ thiếu nhi nói chung. Với nội dung phản ánh đa dạng, phong phú, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã mang đến cho người đọc cái nhìn đa dạng nhiều chiều về thiên nhiên miền núi, cuộc sống, tâm hồn trẻ em miền núi hay những vấn đề của cuộc sống xã hội đang được quan tâm…Và tất cả những nội dung đó lại được truyền tải, nhìn nhận, miêu tả qua con mắt và tâm hồn trẻ thơ với những cảm xúc, tình cảm hồn nhiên, trong trẻo cùng lối tư duy đầy ngộ nghĩnh của lứa tuổi thiếu nhi nói chung cũng như thiếu nhi miền núi nói riêng.

Cùng với phương diện nội dung về phương diện nghệ thuật để phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý cũng như tiếp nhận của lứa tuổi thơ, thơ thiếu nhi dân tộc miền núi cũng được các nhà thơ lựa chọn những hình thức thơ, thể thơ ngắn gọn, hấp dẫn gần gũi với đồng thoại, đồng dao, ngôn ngữ thơ giản dị, dễ hiểu cùng với một giọng diệu

dí dỏm, hồn nhiên, hài hước thu hút các em… Tất cả đều hướng đến mục đích cao cả là giải trí và giáo dục cho đối tượng trẻ thơ. Sau những tiếng cười, những ngạc nhiên, khoái chí khi bước vào từng trang thơ đó lại là những bài học nhận thức sâu sắc về cuộc sống con người mà các thi sĩ dành cho các em. Đồng thời thông qua quá trình tự nhận thức đó, các em sẽ dần phát triển và hoàn thiện hoàn thiện nhân cách của mình.

Tuy nhiên, cùng nằm trong dòng chảy chung của thơ thiếu nhi Việt Nam song thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số vẫn mang những dấu ấn riêng không thể trộn lẫn. Đó là sự khác biệt trên cái nền chung của nội dung và nghệ thuật thơ thiếu nhi. Khác với thơ thiếu nhi miền xuôi, bắt nguồn từ điều kiện sống, sinh hoạt của đồng bào dân tộc, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã gắn bó chặt chẽ với sắc thái văn hóa vùng cao thể hiện qua bản sắc văn hóa đặc trưng, những phong, tập quán riêng của từng dân tộc. Tắm mình trong suối nguồn văn hóa từ những yếu tố truyền thống của dân tộc và quê hương, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã tấu lên khúc ca độc đáo về điệu tâm hồn dân tộc mình qua sự khúc xạ tâm hồn trẻ thơ. Chính điều đó đã tạo nên sự khác biệt, mang lại một hương vị riêng, mới lạ cho những trang thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số so với thơ thiếu nhi của các tác giả người Kinh. Vẫn là nội dung viết về thiên nhiên hay cuộc sống con người nhưng trong thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, đó là khung cảnh thiên nhiên mang đậm dấu ấn miền núi gắn với màu sắc, âm thanh, hương vị riêng, gắn bó, thân thuộc dưới góc nhìn trẻ thơ; là cuộc sống miền núi còn nhiều khó khăn, vất vả cùng với nếp sinh hoạt phong phú độc đáo gắn liền với những trò chơi đặc sắc, sinh động, giàu ý nghĩa văn hóa; là đời sống nội tâm phong phú với những ước mơ, hoài bão và khát khao của trẻ thơ…Tất cả điều đó đã tạo thành một hơi thơ, một chất thơ rất riêng mang đậm nhãn quan của trẻ thơ dân tộc thiểu số. Và điều đó đã góp phần hình thành nên những nét đặc sắc, độc đáo khi xem xét từ phương diện nội dung của thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại.

Cùng với sự khác biệt về phương diện nội dung thì xét ở phương diện nghệ thuật, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại cũng mang những đặc điểm riêng biệt. Đó là nghệ thuật thơ mang đậm đặc điểm tư duy và phong cách ngôn ngữ của đồng bào dân tộc. Các nhà thơ đã vận dụng một cách linh hoạt, triệt để lối tư

duy cùng cách sử dụng ngôn ngữ gắn liền với lối nói, ví von, so sánh của dân tộc mình. Có thể nói với việc vận dụng ngôn ngữ đặc trưng của từng dân tộc, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã đem đến cho thơ thiếu nhi Việt Nam một sức sống mới, hơi thở mới và diện mạo mới, góp phần quan trọng cho sự thành công, phát triển của thơ thiếu nhi Việt Nam.

Nói tóm lại, ra đời sau, kế thừa những giá trị đã được khẳng định của nền thơ thiếu nhi Việt Nam đồng thời phát huy những những thế mạnh được kết tinh từ bản sắc văn hóa các dân tộc, thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số thời kì hiện đại đã và đang có những thành tựu bước đầu và hứa hẹn một vụ mùa bội thu trong tương lai.

Tiểu kết chương 1

Tóm lại, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thơ thiếu nhi Việt Nam thì thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số cũng đạt được những bước tiến nhất định trong tiến trình văn học thiếu nhi. Sự xuất hiện của mảng thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số có ý nghĩa và vai trò vô cùng quan trọng. Một mặt đây là món quà tinh thần to lớn của các nhà thơ dành cho những trẻ thơ dân tộc mà cuộc sống vốn chịu nhiều thiệt thòi, vất vả thì mặt khác sự ra đời, phát triển của mảng thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã tạo nên sự phong phú muôn màu, muôn vẻ cho nền thơ ca thiếu nhi Việt Nam. Đồng thời thành tựu của thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số Việt Nam thời kỳ hiện đại đã đánh dấu sự rút ngắn dần khoảng cách, ranh giới giữa các vùng miền, dân tộc. Và để làm được điều này đó là nhờ công lớn của các nhà thơ dân tộc tâm huyết với lứa tuổi măng non như: Dương Thuấn, Inrasara, Lò Ngân Sủn… Có thể khẳng định thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã thực sự bắt kịp và hòa nhịp được với nền văn học thiếu nhi, góp phần hoàn thiện diện mạo của nền văn học Việt Nam hiện đại.

Chương 2

THƠ VIẾT CHO THIẾU NHI CỦA MỘT SỐ TÁC GIẢ DÂN TỘC THIỂU SỐ VIỆT NAM HIỆN ĐẠI NHÌN TỪ PHƯƠNG DIỆN NỘI DUNG

Văn học thiếu nhi Việt Nam thời kì hiện đại ngày càng phát triển mạnh mẽ và đạt được nhiều thành tựu rực rỡ trong đó có sự đóng góp đáng kể, không thể phủ nhận của mảng thơ thiếu nhi dân tộc miền núi. Khung cảnh thiên nhiên cùng nếp sống và sinh hoạt của đồng bào dân tộc dưới góc nhìn của trẻ thơ đã tạo thành một nội dung phong phú, mới lạ, hấp dẫn cho những trang thơ của các thi sĩ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)