Thiên nhiên miền núi đặc trưng qua bốn mùa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 34 - 43)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.1. Thiên nhiên miền núi đặc trưng qua bốn mùa

Trước hết nói đến thiên nhiên miền núi là nói đến một thiên nhiên hùng vĩ, rộng lớn. Đó là thiên nhiên của rừng núi, sông suối, biển cả, thiên nhiên hoang vu của thác cao, vực sâu… Và thiên nhiên ấy đã trở thành một nguồn cảm hứng mạnh mẽ đối với các nhà thơ khi viết về đề tài miền núi. Hưởng ứng phong trào sáng tác cho thanh thiếu nhi miền núi, các nhà thơ người Kinh đã có nhiều những vần thơ hay, đầy cảm xúc về thiên nhiên vùng cao như hình ảnh con suối đầy thơ mộng, trữ tình “chở bóng đêm/ Chở mây

xanh ngắt/ Chở cả trăng vàng/ Đêm đêm dạo hát” trong thơ Phạm Đông Hưng, hình ảnh

con suối đáng yêu, gần gũi trong thơ Nguyễn Lãm Thắng:

Tôi là con suối nhỏ Nằm dưới tầng cây xanh Bạn của nai, của thỏ Của hoa thơm trái lành

Hay hình ảnh con đường đến trường của trẻ thơ dân tộc thiểu số gắn liền với những hình ảnh, cảnh vật quen thuộc của thiên nhiên vùng cao như: “Hương rừng thơm đồi vắng/ Nước suối trong thầm thì/ Cọ xòe ô che nắng/ ...Có chim reo trong lá/ Có

nước chảy dưới khe” (Hương rừng – Minh Chính). Tuy nhiên, bằng cái nhìn của người

ngoài cuộc, các tác giả người Kinh khi viết về thiên nhiên miền núi chủ yếu thiên về miêu tả và thể hiện, tái hiện lại khung cảnh thiên nhiên. Còn trong thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu như Dương Thuấn, Lò Ngân Sủn, Dương Khâu Luông, Bùi Thị Tuyết Mai, Niê Thanh Mai… bằng cái nhìn của người trong cuộc, sống gắn bó máu thịt với thiên nhiên, thiên nhiên miền núi không chỉ được miêu tả ở cảnh sắc mà còn in đậm dấu ấn tâm hồn của đồng bào dân tộc thiểu số nói chung cũng như tâm hồn trẻ thơ dân tộc thiểu số nói riêng. Qua những trang thơ đó, khung cảnh thiên nhiên miền núi đã được khắc họa, ghi nhận lại một cách rõ nét ở từng thời điểm, thời khắc đặc trưng qua bức tranh bốn mùa để thông qua đó, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã tấu lên khúc ca vui nhộn của trẻ thơ miền núi về bốn mùa yêu thương của quê hương vùng cao.

Mùa xuân vốn được quan niệm là mùa của sự khởi đầu, mùa của lễ hội của những trò chơi dân gian mang đậm màu sắc văn hóa, mùa của tuổi mới, áo mới…Bởi vậy trẻ thơ thường đặc biệt yêu thích mùa xuân. Đồng điệu với tâm hồn trẻ thơ nên trong thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số, mùa xuân nhận được sự ưu ái đặc biệt với tần số xuất hiện nhiều nhất trong bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Và với mỗi lần xuất hiện, bức tranh thiên nhiên mùa xuân lại mang một dấu ấn riêng dưới cái nhìn, sự cảm nhận đầy trong trẻo của trẻ thơ miền núi. Mùa xuân đó là mùa mà vạn vật đang tưng bừng, căng tràn nhựa sống: Gọi nắng Gọi mưa Gọi hoa Nở ra Mùa xuân (Trời - Lò Ngân Sủn)

Dưới con mắt ngây thơ, trong sáng đầy ngộ nghĩnh của trẻ thơ, mùa xuân hiện lên sinh động, hấp dẫn có hình hài, có bước đi cụ thể thông qua quá trình nảy mầm của chồi xinh: “Suốt mùa đông lạnh giá Chồi nú trong nách cây…Sớm nay mùa

xuân đến/ Nghe mưa bay nhè nhẹ/ Chồi non bừng mở mắt/ Nạy vỏ ra, xinh thay”

(Chồi - Dương Thuấn).

Mùa xuân như một nàng tiên đẹp kiều diễm với đầy tài phép có thể làm được những điều kì diệu, thổi bừng lên sức sống của cỏ cây, hoa lá:

Mùa xuân gọi dậy chồi non Gọi bông hoa nở xòe tròn trên cây

Gọi cơn nắng ấm tràn đầy Gọi con sáo vỗ cánh bay tìm đàn

(Mùa xuân - Dương Khâu Luông) Vạn vật như khoác lên mình một chiếc áo mới, một khuôn mặt mới lộng lẫy với đầy sự hân hoan, háo hức để tham dự vào buổi dạ hội mùa xuân: “Mặt trời / Hé nở/ Nàng xuân/ Hiện dần/ Mây/ Mặc áo trắng/ Nắng/ Mặc áo vàng/ Rừng / Mặc áo

xanh/ Núi/ Trùm sương mây” (Mừng xuân, mừng tết - Lò Ngân Sủn).

Bằng những hình ảnh thiên nhiên gần gũi với cuộc sống vùng cao như: mặt

trời, mây, nắng, núi, hoa đào, hoa lê, hoa mận… khung cảnh thiên nhiên mùa xuân

vùng cao hiện đẹp rực rỡ, tươi sáng với đầy sự hấp dẫn, cuốn hút, mời gọi. Đặc biệt đối với lứa thiếu nhi vốn là lứa tuổi ưa sự tìm tòi, khám phá, mùa xuân như một người bạn đồng hành tuổi thơ của các em. Các em háo hức đón xuân về từ những dấu hiệu đầu tiên:

Hoa đào nở thắm rồi Rừng hoa ban nở trắng Dậy ra núi cùng chơi Mùa xuân đã đến rồi

(Bài ca mùa xuân - Dương Thuấn)

Hoa đào, hoa ban, hoa mơ, hoa mận… là những loài hoa biểu tượng cho mùa xuân vùng cao bởi vậy hễ thấy màu hồng thắm của hoa đào, màu trắng tinh khôi của hoa ban là trẻ thơ biết mùa xuân đã về với bản làng. Chính vẻ giản dị của những loài hoa này đã tạo nên một vẻ đẹp, một hương vị, một dấu ấn rất riêng cho mùa xuân vùng cao. Bằng tâm hồn nhảy cảm của tuổi thơ, trẻ thơ miền núi đã có những liên tưởng bất ngờ, đầy thú vị về những loài hoa này cũng như mùa xuân của miền núi:

Theo mùa xuân lên núi Bạn sẽ gặp hoa mơ

Bông nở thành chiếc khuy Cài áo mây trắng xóa

(Theo mùa xuân đi - Dương Thuấn)

Trong sự liên tưởng ngộ nghĩnh đó, những bông hoa nhỏ như những chiếc cúc không thể thiếu để góp phần hoàn thiện bộ xiêm y lộng lẫy, hấp dẫn của mùa xuân. Có thể nói cùng với những loài hoa này, khung cảnh thiên nhiên mùa xuân miền núi qua những trang thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số đã để lại ấn tượng sâu sắc đối với người đọc bằng vẻ đẹp tươi sáng, duyên dáng, tràn đầy sức sống trong cái nhìn đầy háo hức của trẻ thơ vùng cao.

Bên cạnh khung cảnh thiên nhiên mùa xuân thì khung cảnh thiên nhiên mùa hạ cũng được các nhà thơ dân tộc nhắc đến nhiều qua những trang thơ thiếu nhi của mình. Qua những trang thơ đó, mùa hè miền núi hiện lên chân thực, sinh động với nhiều cảm xúc khác nhau của trẻ thơ.

Nhớ về mùa hè vùng cao đó là nhớ về sự dữ dội, khắc nghiệt của thiên nhiên miền núi. Với sự ảnh hưởng của sự kiến tạo địa lý, địa hình miền núi chủ yếu là đồi núi cao dễ xảy ra lũ quét. Bởi vậy, mùa hè đọng lại trong tâm trí trẻ thơ vùng cao đó là sự bất ngờ, xối xả, dữ dội của những cơn mưa, cơn lũ đầu mùa và những ảnh hưởng nghiêm trọng của nó đối với đời sống đồng bào vùng cao:

Tháng sáu mưa ngàn Bất ngờ cơn suối lũ

(Tháng sáu - Dương Thuấn)

Đi kèm với những cơn mưa, cơn lũ bất chợt đến, bất chợt đi thì những âm thanh của tiếng sấm nổ ì ầm, tiếng sét xé tai… là những gia vị không thể thiếu được của mùa hè vùng cao:

Ông trời thở phè Bay từng phoi lửa Ông sấm ra cửa Tập súng trên cao

Sự khắc nghiệt của thiên nhiên mùa hè trong cảm nhận của trẻ thơ vùng cao còn gắn liền với sự oi nồng, nóng bức. Cái nóng của mùa hè được cảm nhận rất ngộ nghĩnh thông qua sự so sánh đầy bất ngờ, thú vị của các em:

Mùa hạ

Trời là cái bếp lò nung

(Trời - Lò Ngân Sủn)

Có lẽ do ảnh hưởng từ địa hình miền núi nước ta đa phần là núi đá vôi với sự hấp thụ nhiệt lớn bởi vậy thời tiết miền núi nhiều nơi thường nóng nực hơn miền đồng bằng. Mặt trời với cường độ chiếu sáng lớn trong một thời gian dài được các em so sánh như một “cái bếp lò nung” - đồ vật gắn bó với đời sống sinh hoạt vùng cao. Và có thể nói, cái nóng như lửa đốt của mặt trời mùa hè đã đã in sâu vào sự cảm nhận non nớt, thơ ngây của các em. Bởi vậy, miêu tả khung cảnh mùa hè miền núi, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã có những trang thơ rất sinh động về hình ảnh mặt trời mùa hạ. Trong đó, hình ảnh mặt trời mùa hạ hiện lên như một cậu bé tinh nghịch, nóng tính hay giận dỗi nên mới trút xuống mặt đất những cái nhìn “hừng hực lửa cháy”:

Tròn như cái nong Suốt ngày chơi rông Nghiêng nghiêng ngó ngó

Chơi trò bịt mắt Rồi bỗng tức giận Ném xuống mặt đất

Cái nhìn lửa cháy …Trút lại sau lưng

Hơi lửa hừng hực

(Mặt trời - Lò Ngân Sủn)

Tuy nhiên đối với lứa tuổi thơ dễ yêu, dễ ghét, chóng nhớ rồi cũng vội quên bởi vậy qua những trang thơ thiếu nhi dân tộc, mùa hè không đơn thuần chỉ có nóng bức, ngột ngạt, dữ dội, khắc nghiệt cùng với mưa nguồn suối lũ mà mùa hè còn là mùa vui của trẻ thơ. Nếu như trẻ thơ ở thành phố hay ở miền đồng bằng mùa hè thường gắn liền với những chuyến du lịch, những chuyến đi xa thì đối với trẻ em miền núi với điều kiện sống còn nhiều khó khăn, hạn chế. Nghỉ hè đối với các em là

tạm rời sách vở, mái trường để phụ giúp gia đình những công việc vừa với sức của mình như hái măng, kiếm củi…Và trong chính quá trình lao động đó, các em đã tìm thấy niềm vui cho mình từ thiên nhiên. Cùng với những cơn mưa xối xả của mùa hè thì mùa hè vùng cao còn đi vào tuổi thơ của các em còn là mùa của măng, của trúc vươn mình đội đất đứng lên báo hiệu một mùa no ấm cho đồng bào miền núi:

Măng vầu cởi áo Mở lá cánh ve Nhú ra mùa hè

(Vào hè - Dương Thuấn)

Và trong chính quá trình lao động như vậy các em được sống hòa vào thiên nhiên để khám phá được từng vẻ đẹp ẩn sau từng dòng sông, con suối, tiếng ve ngân, tiếng chim hót... Mùa hè đối với các em còn là cả một khúc nhạc tươi vui của thiên nhiên miền núi rộng lớn và kỳ vĩ:

Suối gõ trống xuống vực Thác gõ chiêng xuống núi Tiếng ve ran mượt mà trong gió

Chim hót vang bài ca lộn xộn.

(Ô rừng - Lò Ngân Sủn)

Cùng những khúc nhạc rộn ràng của tiếng ve kêu trong những tán rừng xanh thẳm:

Sân khấu ở trên không Giữa vòm trời lá biếc

Trên cành những nhạc công Cũng thổi kèn náo nhiệt

(Dàn hợp xướng mùa hè - Hồ Chư)

Mùa hè còn mang lại cho các em những sự cảm nhận rất tinh tế về thiên nhiên. Cùng một dòng chảy của suối Pí Lè mùa hạ nhưng ở mỗi khúc sông các em lại có sự cảm nhận rất riêng không giống nhau có đoạn nghe “ầm ào như sấm như bão”, song ở khúc chảy khác lại “nghe lao xao như tiếng lá cây rừng” (Suối Pí Lè - Lò Ngân Sủn).

Như vậy không miêu tả nhiều nhưng chỉ qua một vài nét phác họa, khung cảnh thiên nhiên mùa hè miền núi đã hiện lên với tất cả những gì đặc trưng nhất dưới những trang thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số.

Rời hạ sang thu, nếu như mùa thu trong thi ca nói chung gắn với hình ảnh thiên nhiên tàn lụi, héo úa thì mùa thu trong thơ thiếu nhi miền núi lại gắn liền với khung cảnh thiên nhiên vùng cao đẹp, đầy thơ mộng, trữ tình. Mùa thu miền núi gắn liền với những cơn mưa vàng của lá rừng:

Mùa thu

Trời thổi lá vàng rơi lả tả

(Trời- Lò Ngân Sủn)

Không phải chỉ một góc vườn, một con đường mà cả núi rừng ngập tràn trong sắc vàng kiêu hãnh của mùa thu. Khung cảnh thiên nhiên mùa thu miền núi vì vậy đã để lại ấn tượng mạnh, khơi nguồn cảm xúc cho trẻ thơ miền núi.

Mùa thu - mùa trăng tròn - mùa của Tết trung thu, bởi vậy, cũng như trẻ thơ trên cả nước, trẻ thơ miền núi háo hức đợi thu về. Mùa thu đối với các em đó còn là hình ảnh của ánh trăng lung linh, huyền ảo, tỏa sáng núi đồi trong ngày tết trẻ thơ:

Lửa đuốc cháy bập bùng Mặt trăng tròn lấp ló Theo chân bầy trẻ nhỏ Trăng dải ánh hoa vàng

(Trung thu - Niê Thanh Mai)

Đặc biệt hơn, mùa thu còn là mùa tựu trường của các em thiếu nhi sau một thời gian nghỉ hè. Trong niềm vui được gặp lại bạn, gặp lại cô, khung cảnh thiên nhiên mùa thu miền núi dường như cũng đẹp hơn, tươi vui, trong sáng hơn theo từng bước chân đến trường của các em:

Đêm qua trời hiu hiu gió Sớm ra lành lạnh vai người Suối thu sắc xanh như lá Một năm học mới đến rồi

Yêu và gắn bó với quê hương mình, khung cảnh thiên nhiên mùa thu hiện lên trong cảm nhận của trẻ thơ miền núi mang một vẻ đẹp rất riêng và để đến lúc cuối mùa, mùa thu ra đi trong sự tiếc nuối và mong chờ của các em: “Riêng mùa thu đẹp

thế / Lại ngắn ngủi làm sao” (Mùa thu ngắn - Niê Thanh Mai).

Bên cạnh các mùa xuân, hạ, thu thì mùa đông gắn liền với những nét đặc trưng của khung cảnh thiên nhiên miền núi cũng tạo được dấu ấn riêng trong thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số. Trẻ em miền núi nhận ra mùa đông về thông qua sự biến đổi của thiên nhiên xung quanh mình. Đó là khi:

Mai già bổ giát không còn hạt Cá võng trốn đông lạnh xuống sâu Hang sâu suốt tháng gấu say ngủ

(Mùa đông - Dương Thuấn)

Và như một đối cực của mùa hạ, mùa đông để lại trong cảm xúc của trẻ thơ miền núi đó là cái rét rất đặc trưng của vùng cao. Cả bầu trời như một cái tủ lạnh khổng lồ trong cái nhìn ngộ nghĩnh của trẻ thơ:

Mùa đông

Trời là cái tủ lạnh

(Trời - Lò Ngân Sủn)

Cùng với cái rét như cắt da, cắt thịt thì ấn tượng về mùa đông miền cao còn là sự hiện diện của “Gió bấc cựa mình làm rơi quả khế” (Ấm - Bùi Thị Tuyết Mai), của sương mù lẫn nắng nhạt “Sớm nay mùa đông còn cẩu thả/ Sương mù lẫn lộn với nắng

suông”(Chợt xuân - Lò Cao Nhum). Tất cả đã góp phần làm hoàn thiện diện mạo của

mùa đông vùng cao.

Tuy nhiên, gió rét là thế, sương mù là thế nhưng không vì vậy mà mùa đông trở nên ảm đạm, bằng sự vui tươi, nhí nhảnh của tuổi thơ, trẻ thơ miền núi đã nhìn thấy ở mùa đông đó là sự tươi vui rộn ràng như ngày hội của thiên nhiên, của đất trời và vạn vật. Mùa đông thực sự là một mùa được mong đợi trong cách nhìn của trẻ thơ vùng cao:

Mùa đông ra đi từ năm ngoái Đến hẹn năm nay lại trở về Cầy hương vui hội trên ngọn móc Lợn lòi dúi mõm ủi dọc khe

Và cùng với những những trang thơ thiếu nhi về mùa xuân, mùa hạ, mùa thu thì với những trang thơ thiếu nhi về mùa đông, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã góp phần hoàn thiện diện mạo khung cảnh thiên nhiên miền núi đặc trưng bốn mùa mang đậm dấu ấn, phong vị vùng cao dưới góc nhìn của trẻ thơ.

Cùng viết về thiên nhiên quê hương qua các mùa song qua những trang thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số miền Trung, khung cảnh thiên nhiên lại mang những nét đặc thù riêng. Do ảnh hưởng của địa hình, mảnh đất miền Trung chỉ có hai mùa: mùa mưa và mùa khô. Theo đó, thiên nhiên miền Trung vô cùng khắc nghiệt đặc biệt là vào mùa khô và điều này đã được các nhà thơ dân tộc Chăm như Inrasara, Trà Ma Hani… thể hiện một cách chân thực qua những trang thơ thiếu nhi của mình. Khung cảnh thiên nhiên miền Trung vào mùa khô gắn liền với hình ảnh của gió Lào, cát trắng. Những làn gió hanh hao ở miền Trung như có sức mạnh vô biên đã đi sâu vào tâm trí, vào ký ức “Vờn bay cùng giấc mơ tuổi nhỏ” (Gió - Trà Ma Hani) của trẻ thơ miền Trung.

Sự khắc nghiệt của thiên nhiên miền Trung không chỉ có gió mà còn ở cái nắng, cái nóng như thiêu như đốt. Quê hương miền Trung đồng thời cũng là xứ sở của “nắng và bao la nắng”, của “đồi cát nóng”, của “làn gió hanh” (Nắng Phan Rang - Inrasara), của “cồn cát trắng nối tay cồn cát” (Tuy Phong làng Chăm-

Inrasara). Trước sự tác động của mưa ít, nắng nhiều, nỗi trăn trở lớn nhất của người

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 34 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)