Thế giới loài vật

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 47 - 52)

7. Cấu trúc của luận văn

2.1.3. Thế giới loài vật

Lứa tuổi thiếu nhi dù ở vùng miền nào thì cũng đều có đặc điểm chung đó là tình yêu thương đối với những con vật. Trong tâm hồn, trí tưởng tượng non nớt, trong sáng của lứa tuổi thơ, thế giới loài vật cũng có một đời sống riêng với những lời ăn, tiếng nói, suy nghĩ, hành động và những mối quan hệ riêng. Có thể điều này đã được bắt nguồn một cách tự nhiên qua những khúc hát ru, những câu chuyện cổ tích của bà, của mẹ từ thuở trong nôi với hình ảnh của cánh cò bay, cái tôm, cái tép, cái bống

bang, chú mèo đi hia, chim vàng anh, con trâu, con bò…Thấu hiểu tâm lý trẻ thơ, các

nhà thơ thiếu nhi đã dành tặng thiếu nhi một khu vườn bách thú phong phú đa dạng trong thơ của mình. Đó là hình ảnh chú bê con ngộ nghĩnh, đáng yêu đã đi vào tuổi thơ của các em trong thơ Nguyễn Lãm Thắng:

Bê mặc áo vàng Chạy theo gót mẹ Đôi chân lanh lẹ Vừa nhảy vừa đi

(Bê con- Nguyễn Lãm Thắng)

Hay thế giới côn trùng nhỏ bé mà đầy nghĩa tình hiện lên sinh động, hấp dẫn trong thơ Trần Đăng Khoa:

Bác Giun đào đất suốt ngày Trưa nay chết dưới bóng cây sau nhà

Họ hàng nhà kiến kéo ra Kiến con đi trước, kiến già theo sau

Cầm hương kiến Đất bạc màu Khóc than kiến Cánh khoác màu áo tang

Có thể thấy những trang thơ về viết về loài vật đã tạo nên một sức hút, một sức hấp dẫn, thích thú đặc biệt với lứa tuổi thơ. Bởi vậy cũng như các nhà thơ thiếu nhi nói chung, các nhà thơ thiếu nhi dân tộc thiểu số đã dành một phần lớn những trang thơ của mình để viết về thế giới loài vật. Qua những trang thơ đó, thế giới loài vật hiện lên cũng vô cùng phong phú, đa dạng, sinh động, ồn ào, náo nhiệt không kém gì thế giới con người. Trong ngày hội mùa xuân, mỗi loài một vẻ song đều cố gắng khoe ra những điểm tốt nhất, mạnh nhất của mình để tham dự vào bữa tiệc mùa xuân:

Họa mi thi hót trên cây Én ném còn trên không Tung yến giữa đồng Hổ rung chiêng Chó gõ trống (Mừng xuân, mừng tết - Lò Ngân Sủn). Thế giới loài vật muôn hình, muôn vẻ với nhiều giống nhiều loài. Qua những bài thơ thiếu nhi ngắn gọn, các nhà thơ dân tộc thiểu số đã giúp các em có thêm những nhận thức mới mẻ về thế giới xung. Mỗi loài vật lại có một đặc điểm riêng. Cùng là đi ngủ song ở mỗi loài lại có kiểu ngủ khác nhau: “Cá dưới vực

sâu/ Vừa bơi vừa ngủ/ Con ngựa ở tàu/ Suốt đời đứng ngủ/ Con chim đậu vững/

Ngủ trên ngọn cây/ Con dơi ngủ ngày/ Chân cheo vòm đá(Đi ngủ - Dương Thuấn). Hay trong tiếng kêu của từng loài cũng ẩn chứa những bí mật, những thông điệp khác nhau:

Quê ta

Tiếng hoãng kêu mưa Tiếng bắt cô trói cột Tiếng tắc kè… thảng thốt Tiếng khảm khắc gọi mùa

(Quê ta – Ma Đình Thu)

Bên cạnh đó, từ những trang thơ về loài vật, các nhà thơ đã mang đến cho các em những bài học thú vị, bổ ích về cuộc sống. Đó là câu chuyện về chú ngựa non mới lớn cậy to, cậy khỏe bắt nạt được đàn gà con nhưng khi bắt nạt chú chó vện liền bị cắn lại (Không còn là ngựa non - Dương Thuấn) hay câu chuyện về hai anh em nhà chuột. Chuột anh giả làm mèo oai phong nhưng khi gặp mèo thực liền sợ hãi núp sau chuột em:

Hai anh em chuột Bàn tán lao xao Mèo vằn nghe thấy Kêu lên ngoao ngoao Chuột em cầu khẩn Chúa ơi, nhanh nào Ra mà dẹp giặc Chuột anh hốt hoảng Ôm chặt chuột em

(Anh em chuột - Dương Thuấn) Bằng những vần thơ mộc mạc, các nhà thơ đã đem đến cho thiếu nhi những bài học thú vị về những mối quan hệ giữa người với người, phê phán những thói hư tật xấu thường thấy như cậy khỏe nạt yếu, thói ba hoa, tự cao, tự đại, hống hách không có thực lực…

Lứa tuổi măng non là lứa tuổi ưa sự khám phá, tìm tòi, giải thích những hiện tượng diễn ra xung quanh mình. Am hiểu tâm lý trẻ thơ nên qua những câu chuyện về loài vật của mình, các nhà thơ dân tộc thiểu số còn giúp các em tìm hiểu gốc tích, lý giải được nguyên nhân của các sự vật, hiện tượng trong tự nhiên như hiện tượng khi có tiếng ếch kêu là báo hiệu trời sắp đổ mưa hay hiện tượng mặt ao thường có sủi

tăm. Bằng trí tưởng tượng phong phú của mình, để lý giải hiện tượng trên nhà thơ Dương Thuấn đã hình dung ra cuộc đối đáp trò chuyện thú vị của chú ếch và chú cá rô. Nội dung cốt truyên xoay quanh việc chú cá rô thắc mắc khi thấy chú ếch “Ngồi ở

bờ ao/ Mồm luôn đớp đớp” và câu trả lời của chú ếch muốn “Ăn hết trăng sao/Cho

trời tối lại/Thành cơn mưa rào” đã mang lại sự ngạc nhiên, đầy thích thú cho chú cá

“Cá rô thấy vậy / Cười sủi cả ao” (Chú ếch ăn trăng - Dương Thuấn). Bài thơ kết

thúc cũng chính là lúc tiếng cười ròn rã, bất ngờ đầy sảng khoái của các em bật ra. Hay chuyển thể từ câu chuyện cổ tích “Trí khôn của ta đây”, nhà thơ Inrasara đã có sự lý giải rất ngắn gọn, dễ hiểu bằng thơ của mình để trả lời thiếu nhi câu hỏi “tại sao trâu không có hàm dưới?”. Tất cả bắt nguồn từ việc có một chú cọp từ trong rừng đi ra, thấy bác trâu to lớn mà phải phục vụ bác thợ cày nhỏ bé đã thắc mắc:

Này bác khờ kia Dại gì dại thế Thằng người bé tí Xỏ mũi bác chơi

Và khi nghe câu trả lời của bác trâu “Thânngười tuy nhỏ/ Trí người rất to”, đã khơi dậy trí tò mò của chú cọp. Và bằng trí thông minh của mình, con người nhỏ bé đã lừa trói được chú cọp và quất cho chú ta một trận. Chứng kiến tất cả cảnh đó:

Trên bờ cao gặm cỏ

Bác Trâu nghếch mõm cười Rủi thay! Một hòn đá Đâu rớt xuống, mẹ ơi! Xin bác nguyên hàm dưới

(Tại sao trâu không có hàm dưới - Inrasara)

Đó chính là lí do vì sao trâu không có hàm dưới. Với lối kể chuyện rất duyên, thông minh, hóm hỉnh mỗi bài thơ về loài vật luôn là một món quà đầy bất ngờ mà các nhà thơ dân tộc thiểu số dành tặng lứa tuổi thiếu nhi.

Bên cạnh đó, dưới ngòi bút của các nhà thơ dân tộc thiểu số, thế giới loài vật hiện lên mang đậm tâm trạng, cảm xúc như con người để từ đó các em không chỉ nghe, đọc giải trí đơn thuần mà còn có sự suy nghĩ về cuộc sống xung quanh. Đó là tình cảm mẹ con - tình mẫu tử thiêng liêng cao cả qua hình ảnh khỉ mẹ chăm chút, tắm cho những chú khỉ con của mình:

Một bầy khỉ rất đông Rủ nhau ra sông tắm Khỉ con ngồi yên lặng Cho khỉ mẹ kì lưng

(Bầy khỉ tắm - Dương Thuấn)

Hay tâm sự của chú én bé nhỏ khi bay trên khoảng trời lộng gió nhưng dưới chân những cánh rừng xanh đã bị cháy rụi chỉ còn những khoảng đất trống màu lửa nung cũng tạo cho các em một sự thương cảm, xót xa: “Khoảng trời lộng gió/ Én hay bay liệng/ Trên cánh rừng xanh/ Đã cháy mất rồi/ Én bay bịn rịn/ Đậu xuống cành mít/

Rung đôi cánh nhỏ/ Trước một khoảng vắng/ Đất màu lửa nung” (Khoảng trời én bay

- Lò Ngân Sủn). Và chính từ sự nhận thức đó các em thiếu nhi sẽ dần trưởng thành hơn, hoàn thiện hơn trong suy nghĩ để hướng tới những điều tốt đẹp trong cuộc sống.

Một điểm nữa đáng chú ý trong thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số đó là thế giới loài vật không chỉ được đề cập đến những con vật nuôi gần gũi với con người như: chó, gà, mèo, trâu, bò…mà còn được mở rộng phạm vi đến cả những loài vật hoang dã to lớn của rừng thẳm như: hổ, báo, hươu, nai… tạo thành một điểm nhìn mới, thu hút, hấp dẫn trẻ thơ tìm hiểu khám phá. Trong thế giới rộng lớn đó, rừng là một cái ô lớn, là chỗ trú ngụ, ẩn nấp của muôn loài. Các loài vật từ hiền lành đến mãnh thú đều sống hòa thuận với nhau trong một gia đình chung của rừng:

Tiếng ve ran mượt mà trong gió Chim hót vang bài ca lộn xộn Trăn cuộn tròn ngẫm nghĩ Khỉ đánh đu dây rừng

Hươu, nai múa bên cây cổ thụ Hổ, báo ngồi chồm chỗm ngó xem.

(Ô rừng - Lò Ngân Sủn)

Tất cả điều đó đã góp phần tạo nên một thế giới nhân vật ngộ nghĩnh đáng yêu, một không gian nghệ thuật rất riêng cho những trang thơ viết cho thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số.

Nhìn chung, thiên nhiên trong thơ thiếu nhi của các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam hiện đại mang đậm dấu ấn miền núi dưới góc nhìn trẻ thơ. Dưới cái nhìn

đó, từ khung cảnh thiên nhiên đặc trưng qua các mùa đến thế giới cỏ cây, hoa lá rồi thế giới loài vật đều hiện lên với một màu sắc, âm thanh và hương vị riêng, gần gũi, thân thuộc và gắn bó với thiếu nhi dân tộc. Qua mỗi bài thơ, các nhà thơ dân tộc thiểu số Việt Nam đã đem đến cho lứa tuổi thơ một lượng tri thức lớn về chủ đề thiên nhiên. Đồng thời mỗi bài thơ là một bài học lớn không khuôn phép giáo điều nhưng lại có sự lay động sâu xa. Đó là lời kêu gọi, lời nhắn nhủ hãy biết yêu thương, nâng niu, quý trọng và bảo vệ thiên nhiên. Lời kêu gọi dành cho mọi người và đặc biệt là đối với lứa tuổi thơ - những chủ nhân tương lai của đất nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thơ viết cho thiếu nhi của một số tác giả dân tộc thiểu số tiêu biểu (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)