7. Kết cấu của luận văn
3.4.3. Đối với học viên
Thứ nhất, học viên phải xác định thái độ học tập đúng đắn, tự giác, nghiêm túc, cầu thị, mục đích học tập rõ ràng, xây dựng cho mình phương pháp học tập phù hợp để tạo sự hứng thú, say mê, nhất là phải có hứng thú học tập, nghiên cứu LLCT.
Thứ hai, học viên phải có ý thức tự học, tự nghiên cứu, nhất là phải học tập trong thực tiễn cuộc sống, đó chính là kho tàng kiến thức vô giá. Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống sẽ không thành hiện thực nếu chỉ có sự cố gắng của giáo viên. Học viên phải gắn hoạt động học tập với thực tế, chứ không chỉ “gói gọn” trong tài liệu hay bài giảng của giáoviên. Họ phải là những người nỗ lực hiện thực hóa những tri thức hàn lâm thành tri thức.
Thứ ba, học viên phải biết rèn luyện tinh thần tự giác, say mê nghiên cứu khoa học. Học tập gắn với nghiên cứu khoa học chính là quá trình hiện thực hóa phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống.
Tiểu kết chương 3
Để vận dụng có hiệu quả phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT cho học viên ở Trung tâm chính trị huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đòi hỏi giáo viên phải nắm vững và tuân thủ hệ thống quy trình, đảm bảo sự thống nhất từ thiết kế bài giảng đến thực hiện bài giảng trên lớp và việc kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học viên. Các quy trình trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong giảng dạy.
Ngoài yêu cầu tuân thủ các quy trình thì việc đảm bảo các điều kiện bắt buộc để vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống sao cho hiệu quả giữ vai trò rất quan trọng, đòi hỏi phải thực hiện một cách đồng bộ, sự tham gia chủ động, tích cực của giáo viên, học viên. Trong các điều kiện đó thì điều kiện đối với đội ngũ giáo viên giữ vai trò quyết định đến chất lượng, hiệu quả của việc vận dụng phương pháp trên trong dạy học LLCT cho học viên lớp đối tượng là cán bộ, đảng viên.
Mặt khác, hiệu quả vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT cho học viên lớp đối tượng là cán bộ, đảng viên cần căn cứ vào những quan điểm mang tính định hướng và thực hiện đồng bộ các biện pháp. Mỗi biện pháp tuy có vị trí, vai trò khác nhau, nhưng không thể tách rời trong quá trình thực hiện.
Quy trình và giải pháp mà tác giả đưa ra có tính chất thực tiễn trong giảng dạy chương trình LLCT. Việc thực hiện nó đòi hỏi phải có thời gian và sự lỗ lực hết mình của đội ngũ giảng viên, của học viên và đặc biệt là sự quan tâm của các cấp quản lý. Chúng tôi tin rằng, việc sự dụng thành công những giải pháp mà đề tài đưa ra là phần đóng góp quý báu trong xu hướng đổi mới phương pháp dạy học hiện nay.
KẾT LUẬN
Phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống là phương pháp căn bản được sử dụng chủ yếu trong giảng dạy LLCT. Phương pháp này này có vai trò to lớn trong việc định hướng cho mọi hoạt động nhận thức lý luận và hoạt động thực tiễn có hiệu quả.
Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT cho học viên lớp đối tượng là cán bộ, đảng viên không chỉ là vấn đề đặt ra và được quan tâm ở Huyện ủy và Trung tâm bồi dưỡng chính trị hiện nay. Song do nhiều nguyên nhân khác nhau nên đến nay kết quả đạt được chưa như mong muốn. Vì trong thực tế dạy học cho thấy, còn một bộ phận giáo viên duy trì lối dạy học truyền thống nên chất lượng giảng dạy không cao.
Để khẳng định tính hiện thực của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT cho học viên lớp đối tượng là cán bộ, đảng viên, luận văn đã phân tích cơ sở lý luận, chỉ ra thực trạng và tiến hành thực nghiệm. Kết quả thực nghiệm sư phạm là căn cứ để xây dựng quy trình, điều kiện và đưa ra các biện pháp nâng cao hiệu quả vận dụng phương pháp trên, đồng thời đề xuất một số khuyến nghị với đơn vị, cấp trên và đội ngũ giáo viên, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dạy học LLCT từng bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo mà Đảng ta đã đề ra.
Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học nói chung không phải là nội dung mới, nhưng là một vấn đề khó, nhất là đối với giáo viên kiêm chức dạy học LLCT cho học viên lớp đối tượnglà cán bộ, đảng viên. Tuy nhiên, với truyền thống, kinh nghiệm và quyết tâm đổi mới, nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên kiêm chức sự tham gia của các lực lượng có liên quan trong việc thực hiện đồng bộ các giải pháp trên, nhất là đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy thì việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tính tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ giáo viên.
2. Phùng Văn Bộ (2001), Một số vấn đề về phương pháp giảng dạy và nghiên cứu triết học, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.90.
3. Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu Hằng (2004),Phương pháp dạy học địa lý theo hướng tích cực, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
4. Đinh Văn Đức, Dương Thị Quỳnh Nga (2011), Phương pháp dạy học môn giáo dục công dân ở trường trung học phổ thông, Nxb Đại học sư phạm. 5. I.Ia.Lecnen, Dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1976, tr.6.
6. I.F. Kharlamop (1978), Phát huy tính tích cực học tập của học sinh như thế nào, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
7. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo, Nxb Văn học.
8. Đặng Xuân Kỳ (2004), Phương pháp và phong cách Hồ Chí Minh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Lê Phước Lộc (2000), Dạy học tình huống và vận dụng trong dạy học thiên văn, Kỷ yếu Hội nghị Cải tiến phương pháp dạy học Đại học, Khoa sư phạm Đại học Cần Thơ.
10. Dương Thị Thúy Nga (2007), Sử dụng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT, Bản tin GDCD số 3 tháng 7/2007, Diễn đàn của khoa GDCT Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
11. Phan Trọng Ngọ (2005), Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.
12. Hoàng Phê (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển bách khoa. 13. Từ điển Triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Mat-xcơ-va.
14. Từ điển bách khoa Việt Nam (2003), Nxb Từ điển bách khoa. 15. V.I.Lênin (1981), Bút ký triết học, NXB Tiến bộ, Mat-xcơ-va
16. V.O. Kon (1976), Những cơ sở dạy học nêu vấn đề, Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.103.
17. Phan Thị Hồng Vinh (2010), Phương pháp dạy học giáo dục học, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội.
18. Phạm Viết Vượng (2000), Phương pháp luận nghiên cứu khoa học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
19. Dương Thị Thúy Nga (2007), Sử dụng tình huống trong dạy học môn GDCD ở trường THPT; Bản tin GDCD số 3 tháng 7/2007, Diễn đàn của khoa GDCT Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
20. Lê Hữu Ái (2000), “Giải pháp nâng cao chất lượng giảng dạy các môn Mác - Lênin ở các trường đại học”, Tạp chí nghiên cứu lý luận, (số 1).
21. Vũ Ngọc Am (2004), Một số vấn đề phương pháp giảng dạy lý luận chính trị, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
22. Nguyễn Duy Bắc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy
và học môn học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh trong trường đại học,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
23. Lê Khánh Bằng (2001), Phương pháp dạy học và cách học ở đại học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội.
24. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
25. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
26. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ Tám Ban Chấp
hành Trung ương (khóa XI), Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
27. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
32. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 34. Hồ Chí Minh (1996), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 35. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
36. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2006), Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
37. Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện quản lý giáo dục (2006), Tập bài giảng giáo dục đại học.
38. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2015), Giáo trình Đường lối cách mạng của Đảng
Cộng sản Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
39. Bài viết trên tạp chí tư tưởng - văn hóa số 6 của TS. Đào Duy Quát (2006) về “Đổi mới toàn diện, nâng cao chất lượng hiệu quả công tác giáo dục lí luận chính trị trong tình hình mới”.
40. Bài viết trên tạp chí tuyên giáo số 11 của GS.TS Mạch Quang Thắng ( 2008) “Phương pháp đào tạo và bồi dưỡng cán bộ lí luận chính trị theo quan điểm Hồ Chí Minh”.
41. Đề tài cấp bộ mã số B08-22 do PGS.TS Ngô Ngọc Thắng chủ nhiệm ( 2008) “Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác giáo dục lí luận chính trị trong hệ thống các trường chính trị nước ta trong giai đoạn hiện nay”. 42. Luận văn thạc sĩ chính trị học của Lăng Văn Thắng ( 2004) về “ Vai trò
giáo dục lí luận chính trị trong việc nâng cao năng lực tư duy lý luận cho cán bộ cơ sở ở tỉnh Lạng Sơn hiện nay”.
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: PHIẾU ĐIỀU TRA GIÁO VIÊN
Để có cơ sở thực tiễn cho việc thực hiện đề tài khoa học Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong giảng dạy lý luận chính trị tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình , kính mong các thầy (cô) vui lòng trả lời một số câu hỏi về việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học của mình, bằng cách đánh dấu x vào một trong các trường hợp sau:
Ghi chú: MĐ1: Thường xuyên; MĐ2: Đôi khi; MĐ3: Chưa bao giờ)
STT Các phương pháp dạy học MĐ1 MĐ2 MĐ3 1 Thuyết trình 2 Vấn đáp (Đàm thoại) 3 Nêu vấn đề 4 Trực quan 5 Thảo luận nhóm 6 Dạy học tình huống
Xin thầy (cô) cho biết đôi điều về bản thân:
Chuyên ngành được đào tạo:……… Trường đào tạo:……… Năm công tác:……… Xin chân thành cám ơn quý thầy (cô)!
Phụ lục 2
ĐỀ KIỂM TRA 30 PHÚT SAU CÁC TIẾT THỰC NGHIỆM ĐỀ KIỂM TRA SỐ 1
I. Trắc nghiệm (1 điểm)
Đại hội VI của Đảng phê phán sai lầm trong nhận thức và chủ trương công nghiệp hóa thời kỳ 1960-1986.
Hãy lựa chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu tiên trong các câu sau:
a. Do tư tưởng chỉ đạo chủ quan, nóng vội, muốn bỏ qua những bước đi cần thiết.
b. Thiên về công nghiệp nặng và những công trình quy mô lớn. c. Không thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết đại hội V.
d. Cả 3 ý kiến trên.
II. Tự luận: Từ bài học của Liên Xô, theo đồng chí việc đổi mới của Đảng ta
là đúng hay sai? Tại sao?
ĐỀ KIỂM TRA SỐ 2 I. Trắc nghiệm (1 điểm)
Hãy lựa chọn đáp án đúng bằng cách khoanh tròn chữ cái đầu tiên trong các câu sau:
a. Kinh tế thị trường không phải là cái riêng của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu chung của nhân loại.
b. Kinh tế thị trường là thành quả của chủ nghĩa tư bản tạo ra. c. Kinh tế thị trường là thành quả của xãm hội phong kiến.
II. Tự luận:Theo đồng chí, trước đổi mới đặc điểm nổi bật của nền kinh tế ở