Sự cần thiết của sự vận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 36)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.4. Sự cần thiết của sự vận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng

chính trị huyện

Trong thời đại ngày nay, lượng thông tin tri thức của nhân loại hàng năm tăng theo cấp số nhân. Điều này đòi hỏi con người phải có khả năng thích ứng liên tục và nhanh chóng cả về tri thức và kỹ năng. Vì vậy, nếu trước đây ưu tiên số một của giáo dục là trang bị kiến thức cho người học, giúp cho người học ghi nhớ được một lượng thông tin, kiến thức tối đa trong khả năng của họ thì ngày nay các phương tiện lưu trữ thông tin (máy tính, internet...) sẵn sàng cung

cấp thông tin một cách nhanh chóng cho con người. Do đó, ưu tiên số một của người học không phải là ghi nhớ tri thức mà là nhanh chóng tiếp cận, vận dụng tri thức mới và sáng tạo ra tri thức mới. Hơn nữa tri thức của nhân loại ngày nay thay đổi nhanh chóng và sớm trở nên lỗi thời. Do đó, nội dung chương trình giảng dạy cần chú trọng kiến thức nền tảng và kỹ năng tự học, tự nghiên cứu để hơn là chỉ chú trọng trang bị tri thức cho người học. Như vậy sự kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống và hiện đại sẽ đáp ứng sẽ đáp ứng được được yêu cầu trên.

Chúng ta đều biết rằng chỉ có đổi mới căn bản phương pháp giảng dạy thì mới có thể tạo được sự đổi mới thực sự trong ngành giáo dục, mới đảm bảo được mục tiêu chuyển từ dạy là trung tâm sang lấy học làm trung tâm. Cho nên dạy học là một quá trình hoạt động diễn ra là dạy và học. Đó là hai nhân tố tác động biện chứng trong một mối quan hệ thống nhất. Mục đích của quá trình này là nhằm hình thành cho người học hệ thống tri thức khoa học, các kĩ năng, kĩ xảo và khả năng vận dụng vào thực tiễn. Kết quả là trang bị cho học sinh các kiến thức cơ bản, nâng cao trình độ học vấn cho người học kể cả mặt kiến thức, phương pháp hoạt động và năng lực tổ chức thực tiễn.

Trong quá trình dạy và học thì nhân tố dạy của giáo viên giữ vai trò chủ đạo song nhân tố học của học sinh là chủ động hoạt động tích cực, sáng tạo, năng động để tiếp thu các kiến thức khoa học. Quá trình dạy và học là hai hoạt động có sự tác động biện chứng lẫn nhau. Nếu hai hoạt động này tách rời nhau thì không còn là một quá trình nữa. Hoạt động dạy học chỉ có hiệu quả khi nó biết tác động kích thích, khơi dạy ở người học những nhu cầu mới. Hoạt động học chỉ có hiệu quả khi nó biết phát huy tính tự giác, độc lập, sáng tạo và tích cực để lĩnh hội kiến thức.

Xuất phát từ đặc điểm của môn học thường mang tính trừu tượng, việc vận dụng hai phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong giảng dạy LLCT giúp chho giờ học thêm sinh động cuốn hút người học, việc sử dụng hai phương pháp giảng dạy trên một cách sáng tạo, linh hoạt sẽ phát huy tính tích

cực của người học thông qua hàng loạt các tác động của giáo viên, học viên không còn ở trạng thái bị động khi tiếp thu kiến thức mà thông qua đó học viên có thể vận dụng những kiến thức mình được học vào trong công việc.

Các nhà giáo dục đang hướng tới các phương pháp dạy học tích cực, tức là vận dụng những phương pháp phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học. Dạy học tích cự là sự kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp phù hợp với nội dung, trình độ nhận thức của người học và điều kiện thực tế để đạt được mục tiêu bài học. Mỗi phương pháp đều có ưu điểm và hạn chế của nó, không có phương pháp nào là tối ưu cả. Dạy học tích cực đòi hỏi cần có sự kết hợp giữa lý thuyết và thực hành và tăng cường liên hệ với thực tiễn cuộc sống.

Xuất phát từ đối tượng, nhiệm vụ nghiên cứu, nội dung chương trình của môn học mà người giáo viên phải chú trọng đến vấn đề đổi mới phương pháp. Học viên là cán bộ cơ sở ở địa phương và đảng viên, họ tiếp xúc với những vấn đề thường xuyên diễn ra trong cuộc sống, việc đổi mới phương pháp dạy học vận dụng hai phương pháp trên sẽ giúp học viên có thêm kinh nghiệm để thực hiện tốt công việc của mình. Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học thì người giáo viên là yếu tố quyết định hàng đầu trong việc thực hiện đổi mới. Chủ trương dạy học hiện nay là dạy học theo chuẩn kiến thức, kỹ năng nên yêu cấu người giáo viên phải đầu tư thời gian và công sức nhiều hơn để xây dựng được một hệ thống phương pháp và phương tiện dạy học thích hợp cho từng nội dung bài học. Trên lớp giáo viên sẽ dạy ít hơn nhưng người học phải làm việc nhiều hơn thông qua các hoạt động tương tác hoặc các trò chơi, bài tập tình huống theo sự hướng dẫn và hỗ trợ của giáo viên. Học viên sẽ được giáo viên tạo điều kiện để trao đổi với nhau và trao đổi với giáo viên. Chính vì được sáng tạo, tìm tòi khám phá của học viên và sự phản biện của học viên trong mỗi giờ học sẽ góp phần làm giàu thêm kiến thức cho giáo viên. Nếu tổ chức được một giờ học như thế chắc chắn người học sẽ ham học và học được nhiều hơn.

* Xuất phát từ mục đích, yêu cầu, nội dung của môn học có ý nghĩa quan trọng bởi từ đây người giáo viên sẽ xác định được hình thức, phương pháp giảng dạy.

Mục đích của dạy LLCT nhiều cấp độ khác nhau tùy vào từng phần, từng bài, từng tiết cụ thể để giảng viên có thể xác định mục đích khác nhau.

- Mục đích nhận thức: Môn học LLCT góp phần hình thành, làm sâu sắc và từng bước mở rộng hiểu biết của người học viên về CNXH về đường lối; chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước. Những hiểu biết đó có vai trò quan trọng đối với việc hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với Đảng và Nhà nước.

- Mục đích cảm xúc: Chủ trương đưa môn học LLCT giảng dạy cho cán bộ, đảng viên mới trong Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện nhằm hình thành tình cảm, lòng tin và thái độ đúng đắn đối với đường lối; chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

- Mục đích hành vi: Giảng dạy và học tập LLCT giúp người học viên vận dụng vào trong cuộc sống, cũng như giải quyết các tình huống trong công việc.

Nội dung môn LLCT là những kiến thức vừa mang tính lý luận vừa gắn liền với thực tiễn đời sống xã hội, mang tính thực tế cao. Qua các tình huống học viên sẽ có cách ứng xử phù hợp với những tình huống diễn ra trong công việc cũng như trong cuộc sống, biết liên hệ so sánh giữa các tình huống giả định với tình huống có thực trong cuộc sống.

Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và phương pháp sử dụng tình huống là sự kết hợp khá mới có thể phát huy tính tích cực của học viên, giúp cho học viên học tập chủ động, hứng thú, dễ dàng nắm bắt được tri thức mới hơn hẳn các phương pháp dạy học truyền thống.

Tiểu kết chương 1

Dạy học là một quá trình vừa mang tính khuôn mẫu, mô phạm, vừa có tính nghệ thuật, được tạo thành bởi hai yếu tố cơ bản là người dạy và người học. Để quá trình đó đạt kết quả cao thì cả người dạy và người học cần tuân thủ nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Điều này có vai trò, ý nghĩa rất quan trọng trong việc xác định phương pháp dạy học phù hợp với nội dung kiến thức, với đối tượng người học.

Tuy nhiên, thực trạng dạy học LLCT cho cán bộ, đảng viên còn có hạn chế và bất cập, chưa đáp ứng yêu cầu của việc bồi dưỡng LLCT, kết quả học tập của học viên không cao. Để khắc phục tình trạng trên, cần phải từng bước nâng cao chất lượng, hiệu quả giảng dạy và học tập LLCT, phải tiến hành hệ thống, phân tích cơ sở lý luận của phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống, đánh giá thực trạng, từ đó tiến hành thực nghiệm việc vận dụng 2 phương pháp trên trong dạy học LLCT tại các Trung tâm chính trị huyện.

Chương 2

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNG TRONG DẠY HỌC LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ

HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH 2.1. Tổng quan về huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

Lịch sử thành lập huyện

Huyện Vũ Thư nằm giữa ranh giới phía tây của tỉnh Thái Bình với tỉnh Nam Định. Phía bắc và đông bắc lần lượt giáp các huyện Hưng Hà và Đông Hưng của Thái Bình (ranh giới là sông Trà Lý, Vũ Thư nằm kề ngã ba sông Hồng và sông Trà Lý). Phía tây và nam giáp tỉnh Nam Định (ranh giới là sông Hồng, có cầu Tân Đệ bắc qua). Phía đông giáp thành phố Thái Bình và huyện Kiến Xương của Thái Bình. Vũ Thư có quốc lộ số 10 chạy qua chia huyện làm đôi (đường số 10 chạy từ thành phố Thái Bình kéo đến điểm kết thúc, thuộc địa bàn huyện là cầu Tân Đệ, có tọa độ 20°26'30,90" vĩ bắc và 106°13'12,45" kinh đông).

Huyện Vũ Thư ngày này được hội nhập từ hai huyện trước kia của tỉnh Thái Bình là Vũ Tiên và Thư Trì. Riêng 13 xã: Vũ Đông, Vũ Tây, Vũ Sơn, Vũ Lạc, Vũ Quý, Vũ Trung, Vũ Thắng, Vũ Công, Vũ Lễ, Vũ An, Vũ Ninh, Vũ Hòa, Vũ Bình sáp nhập về huyện Kiến Xương.

Thời nhà Hậu Lê, toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương trấn Sơn Nam. Thời nhà Nguyễn, năm 1832 (triều Minh Mạng) Vũ Thư (Vũ Tiên-Thư Trì) thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Nam Định (cũ) (Vũ Thư nằm ở khoảng giữa tỉnh Nam Định cũ), năm 1890 (triều Thành Thái) toàn huyện Vũ Thư thuộc phủ Kiến Xương tỉnh Thái Bình. Ngày 17/6/1969, Hội đồng chính phủ ra Quyết định số 93/CP về việc hợp nhất 28 xã của huyện Thư Trì và 14 xã của huyện Vũ Tiên thành huyện Vũ Thư hiện nay. Trải qua 6 lần điều chỉnh địa giới hành

chính, đến nay Vũ Thư có diện tích 195,2 km² phân bổ ở 29 xã và 1 thị trấn với dân số khoảng 224.832 người.

Điều kiện tự nhiên

- Địa hình: Vũ Thư là một huyện đồng bằng có địa hình nhìn chung bằng phẳng, thấp dần từ bắc xuống nam. Song ở từng khu vực lại có nơi trũng hay gò cao hơn so với địa hình chung, độ cao so với mặt nước biển dao động từ 1-2m. Vùng có độ cao trên 2m chiếm diện tích nhỏ.

- Khí hậu và thủy văn: Điều kiện khí hậu và thủy văn Vũ Thư nhờ có thiên nhiên ưu đãi nên rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với cây lúa nước.

- Về thủy văn: Vũ Thư là tỉnh bốn bề có sông, những con sông lớn này được nối liền với một hệ thống sông đào, kênh mương dày đặc, cộng với ảnh hưởng của thủy triều đã tạo cho Vũ Thư có nguồn nước vô cùng phong phú, cung cấp đầy đủ nước sinh hoạt cho nhân dân và cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp, công nghiệp.

Kinh tế xã hội

- Đông dân là một trong những lợi thế cơ bản cho phát triển kinh tế- xã hội của huyện Vũ Thư. Dân số đông, tạo nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng lớn cho các sản phẩm nông nghiệp và của các ngành kinh tế khác.

Nguồn lao động nông nghiệp có trình độ thâm canh cao so với cả nước vì đây là mảnh đất của nghề trồng lúa nước và các sản phẩm chăn nuôi. Người lao động Vũ Thư cần cù, chịu khó, lao động có khả năng tiếp thu, tiếp cận với tiến bộ khoa học- kỹ thuật. Tỷ lệ lao động qua đào tạo đang tăng dần qua các năm. Nếu huyện có chiến lược đầu tư giáo dục- đào tạo một cách đồng bộ để nâng cao trình độ nguồn nhân lực sẽ tạo được một đội ngũ cán bộ đông đảo có trình độ và tay nghề cao. Đồng thời lại có chính sách quản lý và sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ, sẽ là động lực, là lợi thế cho phát triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế xã hội nói chung.

- Sự phát triển của mỗi ngành kinh tế là điều kiện, tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển. Nông nghiệp- công nghiệp- dịch vụ tạo mối liên kết vững chắc và có tác động qua lại với nhau. Sản phẩm của một số ngành công nghiệp tác động trực tiếp đến toàn bộ ngành nông nghiệp đó là máy móc, thiết bị, hóa chất và các sản phẩm tiêu dùng công nghiệp khác. Dịch vụ thì ngoài việc tạo mối quan hệ sâu sắc giữa công nghiệp và nông nghiệp, nó còn đáp ứng kịp thời yêu cầu nhiều vẻ các mặt sản xuất, phân phối, trao đổi, tiêu dùng trong quá trình tái sản xuất nông nghiệp. Nhờ có dịch vụ mà các sản phẩm của ngành nông nghiệp được tiêu thụ trong và ngoài khu vực, đặc biệt ở các thị trường ngoài nước.

2.2. Đặc điểm của giáo viên, học viên tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình

2.2.1. Đặc điểm của giáo viên tại Trung tâm

Đảng ta đã xác định “Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế - xã hội”. Giáo dục và đào tạo muốn đạt được mục tiêu đề ra nhất định phải có đội ngũ giáo viên, giảng viên vừa "hồng", vừa "chuyên". Giáo viên không chỉ truyền đạt tri thức mà còn trao đổi kinh nghiệm với học viên, do vậy đạo đức; trình độ; kinh nghiệm công tác; xử lý tình huống và phương pháp giảng dạy của đội ngũ giáo viên tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị có vai trò vô cùng quan trọng, ảnh hưởng đến chất lượng học viên.

Cũng như các tỉnh, thành phố trong cả nước, những năm qua, tỉnh Thái Bình đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển của tỉnh về mọi mặt, trong đó có nhiều chủ trương, chính sách đối với đội ngũ giáo viên, giáo viên nói chung, giáo viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị cấp huyện nói riêng.

Ở Thái Bình, việc tuyển chọn giáo viên cho các Trung tâm bồi dưỡng chính trị được chú trọng lựa chọn những người được đào tạo chính quy tại các

trường công lập có kết quả tốt nghiệp đạt loại trung bình khá trở lên. Sau khi được tuyển chọn được tạo điều kiện để đào tạo lại, đào tạo nâng cao cũng như bồi dưỡng nâng cao trình độ. Đến nay, 100% giáo viên các Trung tâm bồi dưỡng chính trị của Thái Bình có trình độ đại học và được bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm, nhiều giáo viên chuyên trách được tham gia các chương trình bồi dưỡng phương pháp giảng dạy tích cực.

Các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện luôn coi trọng rèn luyện phẩm chất chính trị, đạo đức lối sống cho đội ngũ giáo viên đảm bảo, là những người gương mẫu chấp hành quy định của cấp trên, nội quy, quy định của cơ quan, hoàn thành tốt nhiệm vụ giảng dạy và nghiên cứu khoa học. Hiện nay, 100% giáo viên là đảng viên.

Đối với Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư, ngoài đội ngũ cán bộ, giáo viên của Trung tâm, còn có một số giáo viên kiêm chức.

Các giáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị luôn luôn tích cực ứng dụng phương tiện kỹ thuật vào giảng dạy, đặc biệt là sử dụng vi tính. Việc sử dụng các phương tiện kĩ thuật sẽ bổ sung và làm phong phú thêm nội dung của bài giảng, tạo sự hứng thú, kích thích tìm tòi, đi sâu nghiên cứu của học viên, làm cho học viên phát huy được tính chủ động, sáng tạo. Bên cạnh đó giáo viên của Trung tâm bồi dưỡng chính trị luôn trau dồi kiến thức thông qua các buổi tập huấn, học tập quán triệt Nghị quyết của Đảng nhằm nâng cao phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, thực hiện tốt vai trò người giáo viên trên mặt trận tư tưởng, truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn để giúp học viên nhận thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)