7. Kết cấu của luận văn
3.2.1. Quy trình thiết kế bài giảng
* Xác định mục tiêu dạy học
Trong quá trình dạy học, xác định mục tiêu dạy học là nhiệm vụ rất quan trọng, nó giúp cho giáo viên có cơ sở để lựa chọn phương pháp, phương tiện dạy học phù hợp.Mục tiêu dạy học chính là cái mà học viên cần phải đạt được sau mỗi bài, là tri thức, kỹ năng, thái độ, tư tưởng.Xác định mục tiêu dạy học là một yêu cầu, cũng là tiêu chí phải thực hiện bởi nó sẽ bao quát toàn bộ nội dung bài học cũng như cách thức lựa chọn những tác động sư phạm của giảng viên trong giờ dạy sao cho hợp lý và có hiệu quả nhất. Đồng thời là cơ sở để học viên chủ động trong xây dựng kế hoạch học tập của bản thân, làm cho quá trình học tập trở nên tự giác, tích cực, chủ động hơn. Xác định mục tiêu dạy học là quá trình khách quan chứ không phải là ý muốn chủ quan của giáo viên, nó dựa trên những yêu cầu khách quan của quá trình dạy học. Xác định mục tiêu dạy học được thực hiện theo các bước:
- Bước 1: Nghiên cứu nội dung dạy học.
Đây là bước cơ sở quan trọng khi tiến hành xá định mục tiêu dạy học. Nghiên cứu nội dung dạy học sẽ giúp cho giáo viên xác định được những tri thức cơ bản, trọng tâm của bài giảng mà học viên cần nắm được với các mức độ tri thức phải biết, cần biết và có thể biết. Từ đó, giáo viên sẽ chủ động trong quá trình thiết kế và triển khai bài giảng. Đồng thời học viên cũng tự giác, tích cực hơn trong việc tiếp thu, lĩnh hội tri thức.
- Bước 2: Nghiên cứu đối tượng của quá trình dạy học.
Việc xác định đối tượng của quá trình dạy học là rất cần thiết.Bởi tùy từng đối tượng khác nhau mà nhà giáo viên sẽ có những cách thức tác động cho phù hợp với tâm sinh lý, trình độ và khả năng nhận thức của họ.Trên cơ sở đó, người giáo viên sẽ xác định mục tiêu bài học cụ thể thích hợp với đặc điểm của từng đối tượng học viên để hoạt động dạy học đạt kết quả cao nhất.
- Bước 3: Lấy mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo làm cơ sở để xác định mục tiêu chung của môn học và mục tiêu cụ thể của từng bài. Ở mỗi ngành học, môn học đều có những mục tiêu giáo dục nhất định, nó sẽ được cụ thể hóa và triển khai trong việc xây dựng mục tiêu bài học. Do đó, giáo viên trong quá trình thiết kế bài giảng, truyền thụ tri thức cần nắm vững mục tiêu và nhiệm vụ đào tạo. Trên cơ sở đó, sẽ gắn mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo của cơ sở với năng lực thực hành, phẩm chất, kĩ năng, kĩ xảo, nhất là những kĩ năng sống, kĩ năng nghề nghiệp cho học viên.
* Xác định nội dung dạy học
Nội dung dạy học là một trong những thành tố quan trọng của quá trình dạy học. Cùng với phương pháp, phương tiện dạy học, nội dung dạy học sẽ dẫn học viên đến mục tiêu cần đạt được của môn học hay bài học cụ thể. Nội dung dạy học sẽ quy định hoạt động của thầy và trò trong quá trình dạy học. Đích cuối cùng là những tri thức mà học viên cần nắm chắc, biến tri thức bài học thành tri thức của bản thân.Trên cơ sở đó hình thành thế giới quan, phương
pháp luận của mình. Thực chất của việc xác định nội dung dạy học là trả lời cho câu hỏi: Dạy cái gì? và học cái gì?. Muốn vậy, giáo viên nắm vững mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo nói chung, vị trí, đối tượng và nhiệm vụ chương trình LLCT nói riêng. Trong quá trình thực hiện, giáo viên cần bám sát chương trình khung được ban hành. Trước hết, giáo viên cần bảo đảm tuân thủ đầy đủ khối lượng tri thức cũng như tính chính xác và chân thực của nó trong quá trình truyền thụ cho học viên.Bất kỳ môn học nào cũng có những kiến thức trọng tâm, do đó người giáo viên cần xác định đúng đắn kiến thức trọng tâm đó, để khi giảng dạy có thể tập trung nhấn mạnh khắc sâu kiến thức cho học viên.
Bên cạnh đó, căn cứ vào kiến thức, mục tiêu dạy học, tùy theo đối tượng học viên khác nhau, dựa trên cơ sở vật chất nhất định mà người giáo viên có thể đưa ra những nội dung hỗ trợ, cần nghiên cứu tham khảo. Trong quá trình giảng dạy, giáo viên yêu cầu học viên vận dụng vốn sống, vốn hiểu biết của bản thân qua sách báo, truyền hình hoặc các phương tiện thông tin đại chúng khác để chứng minh, giải thích cho những tri thức bài học.
Để bổ sung thêm kiến thức, rèn luyện kỹ năng cần thiết, giáo viên có thể hướng học viên vào giải quyết một tình huống có vấn đề, một số bài tập nhỏ hoặc hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ngắn. Học viên làm ngay ở lớp, qua đó củng cố, khắc sâu kiến thức, đồng thời giáo viên nắm bắt được khả năng mức độ tiếp thu bài của học viên. Từ đó phân loại được học viên và có những điều chỉnh kịp thời phương pháp giảng dạy của mình.
Tóm lại, xác định nội dung dạy học là hoạt động cơ bản của người giáo viên trong quá trình dạy học.Đây là khâu có vai trò quan trọng và quyết định lớn đến thành công của quá trình dạy học.Bởi vì, chỉ khi người giáo viên xác định đầy đủ nội dung dạy học mới lựa chọn được phương pháp, phương tiện và đưa ra được những biện pháp dạy học phù hợp với bài giảng.
* Quy trình thiết kế bài giảng
Thiết kế bài giảng là công việc có vai trò quan trọng trong quá trình dạy học.Để thiết kế bài giảng, giáo viên cần xác định đúng mục tiêu bài học, lựa
chọn kiến thức, phương pháp và phương tiện dạy học phù hợp. Từ đó, xác định đúng đắn các hình thức và biện pháptổ chức dạy học. Theo đó, quy trình thiết kế bài giảng vận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng tình huống được thực hiện như sau:
Thứ nhất, khi bắt tay vào soạn giáo án, việc đầu tiên giáo viên cần làm là xác định mục tiêu, nội dung kiến thức của bài học. Điều này rất cần thiết, là cơ sở để giáo viên xác định kiến thức trọng tâm của bài học, những kiến thức cần mở rộngnâng cao, những kiến thức học viên có thể tự nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của giáo viên. Do đó, trước khi xác định mục tiêu, nội dung bài giảng, giáo viên cần nắm vững tri thức của bài giảng và chủ động trong việc truyền thụ tri thức.
Thứ 2, chỉ ra kết cấu tri thức bài giảng. Đây là thao tác giúp giáo viên lựa chọn phương pháp dạy học cũng như kết hợp các phương pháp đó trong bài giảng. Thứ 3, lựa chọn kiến thức. Trong quá trình dạy học, giáo viên không giảng dạy tất cả các nội dung của bài giảng mà lựa chọn nội dung dạy học bảo đảm cung cấp cho học viên những tri thức trọng tâm cơ bản nhất. Để lựa chọn những kiến thức cơ bản, trong tâm của bài giảng, giáo viên cần bám sát mục tiêu, nắm chắc và phân tích kỹ hệ thống tri thức của bài giảng để xác định những tri thức học viên cần phải biết, tri thức nên biết và những tri thức có thể biết.
Thứ tư, lựa chọn phương pháp, phương tiện và tài liệu dạy học.Việc lựa chọn phương pháp, phương tiện và tài liệu tham khảo cho bài giảng là khâu quan trọng, là trung tâm của việc đổi mới phương pháp và là một yếu tố quyết định hiệu quả của bài giảng. Giáo viên lựa chọn, sắp xếp những hình ảnh, bài tập tình huống, lài liệu có liên quan để minh họa cho các đơn vị kiến thức, giúp người học có cái nhìn tổng quát về kiến thức, làm cho bài giảng trở nên sinh động, tránh đơn điệu và thu hút sự chú ý của sinh viên.
Để bài giảng vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống đạt kết quả cao, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp dạy học phù hợp,
trong đó cần xác định phương pháp chủ đạo để việc dạy học được chủ động, dễ dàng và hiệu quả hơn. Các phương pháp phải được kết hợp linh hoạt, phù hợp với đặc điểm của học viên, nội dung bài giảng và điều kiện của đơn vị.
Phương tiện dạy học rất phong phú, nhất là phương tiện dạy học hiện đại. Vì thế, giáo viên cần xác định rõ và chuẩn bị phương tiện dạy học chu đáo, đảm bảo sử dụng thành thạo để các phương tiện dạy học phát huy hiệu quả. Đặc biệt, vốn kiến thức về tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội phong phú, khả năng dẫn dắt, lôi cuốn học viên vào các tình huống thực tế cũng chính là “phương tiện” dạy học hiệu quả, nhất là khi điều kiện cơ sở vật chất còn thiếu như hiện nay.
Tài liệu phục vụ cho quy trình thiết kế bài giảng LLCT cho học viên lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên rất đa dạng và phong phú như: tài liệu học tập LLCT dành cho học viên là cán bộ, đảng viên, các giáo trình có liên quan, văn kiện Đảng Cộng sản Việt Nam, các tác phẩm kinh điển…
Như vậy, thiết kế bài giảng là khâu quan trọng của quá trình dạy học. Thực chất là khâu tiếp nối sau khi giảng viên đã xác định được mục tiêu và nội dung bài học. Thiết kế bài giảng hay còn gọi là soạn giáo án nhắm thể hiện rõ các hoạt động dạy và học theo nhưng mục tiêu cụ thể xác định. Bài giảng là công trình thể hiện rõ vai trò cá nhân, sản phẩm trí tuệ của riêng giáo viên. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư chuẩn bị công phu, chu đáo.