7. Kết cấu của luận văn
3.3.5. Nâng cao tính thực tiễn trong các bài giảng lý luận chính trị cho học
Cần hiểu đúng về các yếu tố thực tiễn đưa vào giảng dạy LLCT. Hoạt động thực tiễn của con người không chỉ khái quát thành ba lĩnh vực cơ bản mà có thể chia thành các cấp độ khác nhau để khai thác đưa vào bài giảng LLCT,
cụ thể: Thực tiễn trực tiếp, sinh động, thời sự diễn ra hàng ngày của con người trên mọi phương diện đời sống xã hội, mà người giáo viên lý luận thu nhận được thông qua các chuyến đi thực tế đến với các cơ sở, tiếp cận với người lao động sản xuất; thực tiễn đa chiều đã được phản ánh chọn lọc, bình luận trên các phương tiện thông tin đại chúng mà giáo viên thu thập qua nghe nhìn, ghi chép, ghi nhớ, ghi âm... để lựa chọn đưa vào bài giảng các chuyên đề tại lớp bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên...; thực tiễn mang tính chính thống trong các văn bản của Đảng và Nhà nước, nhất là các văn kiện hội nghị Trung ương Đảng, Đại hội Đảng; các luật, bộ luật của Nhà nước...) đã được lựa chọn kỹ lưỡng, cơ bản và tin cậy, có cả cụ thể và dạng khái quát. Như vậy, đưa các yếu tố thực tiễn như trên vào giảng dạy lý luận còn góp phần thiết thực trong việc tuyên truyền, quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Để nâng cao tính thực tiễn trong bài giảng lý luận, yêu cầu mỗi giáo viên trước hết phải nắm chắc các nội dung LLCT mà mình đảm nhiệm giảng dạy, từ đó mới lựa chọn đúng, vận dụng có hiệu quả phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống; giáo viên phải có phương pháp giảng dạy lý luận nói chung và cả phương pháp đưa thực tiễn vào bài giảng nói riêng. Hiện nay, trong đổi mới giáo dục có đổi mới phương pháp giảng dạy theo hướng lấy người học làm trung tâm, phát huy tính tích cực của cả người dạy và người học, kết hợp với sử dụng các phương tiện kỹ thuật trong giảng dạy... là điều kiện thuận lợi để đưa thực tiễn vào liên hệ với lý luận; giáo viên phải thường xuyên bám sát thực tiễn. Kết hợp các phương thức khác nhau để tiếp cận với các hình thức, mức độ thực tiễn khác nhau. Tích cực gắn với cơ sở, đi thực tế, tham quan...để có thực tiễn trực tiếp, sinh động và thời sự. Hăng say nghiên cứu, tìm đọc thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng để có thực tiễn đa chiều, rộng lớn đã được chọn lọc, phân tích. Luôn coi trọng việc quán triệt, tìm hiểu chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để có thực tiễn cơ bản, chính thống và tin cậy. Sau cùng, giáo viên phải hướng tới nâng cao trình độ mọi mặt,
củng cố niềm tin vào lý luận Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, niềm tin vào con đường đi lên CNXH của đất nước. Đây là cơ sở để từ đó yêu nghề, yêu cuộc sống, phấn đấu trở thành người giáo viên LLCT thực thụ.