Vận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng tình huống phải phù

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 86 - 89)

7. Kết cấu của luận văn

3.1.1. Vận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng tình huống phải phù

hợp với nội dung, chương trình học tập lý luận chính trị

Chương trình bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên gồm 10 bài do Ban Tuyên giáo Trung ương biên soạn theo các văn kiện Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam năm 2011, được cập nhật, bổ sung theo tinh thần Đại hội XII của Đảng. Ngoài 10 bài quy định thống nhất chung, tùy theo đối tượng, yêu cầu và điều kiện của đơn vị có thể báo cáo thêm các chuyên đề: tình hình và nhiệm vụ của địa phương, cơ sở; tình hình thời sự, những chủ trương, chính sách mới...; trong quá trình học tập, có thể tổ chức đi tham quan bảo tàng, nhà truyền thống; di tích lịch sử cách mạng, những nhân tố mới trong phong trào thi đua yêu nước... Tài liệu học tập chính thức: cuốn “Bồi dưỡng LLCT cho đảng viên mới”. Ngoài ra còn có tài liệu tham khảo cần đọc: Cương lĩnh xây dựng đất nước trong

thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011); Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI); Chủ tịch Hồ Chí Minh nói về Đảng...

Tài liệu học tập LLCT dành cho học viên là cán bộ, đảng viên gắn bó mật thiết với các khoa học khác, do vậy trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lấy tri thức LLCT để lý giải các quy luật, hiện tượng trong từng lĩnh vực, ngành nghề công tác, đồng thời cần lấy ví dụ trong các chuyên ngành để minh họa cho lý luận. Làm được điều này bài giảng sẽ sinh động, lôi cuốn được người học tham gia, hơn thế nó tạo thêm hưng phấn cho học viên trong quá trình tìm hiểu tri thức lý luận và cả tri thức chuyên ngành.

Nội dung học tập LLCT cho học viên là cán bộ, đảng viên có tính khoa học, tính trừu tượng, tính khái quát cao. Đặc thù đó không chỉ yêu cầu học viên nắm được những vấn đề mang tính lý thuyết, những quy luật mà còn phải biết vận dụng kiến thức lý luận đó để luận giải những vấn đề thực tiễn đang diễn ra, nhất là hiện nay, tình hình khu vực và thế giới có nhiều diễn biến rất phức tạp: tranh chấp biên giới, biển đảo, di cư, khủng bố, đảo chính, biến đổi khí hậu... Là cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các cơ quan nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội cấp tỉnh, mỗi học viên không chỉ nắm bắt kịp thời thông tin, thời sự mà còn phải biết phân tích và đưa ra những đánh giá, nhìn nhận đúng đắn trên cơ sở có sự hiểu biết đối với các vấn đề kinh tế, chính trị, xã hội để nâng cao bản lĩnh chính trị, tinh thần trách nhiệm của cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ được phân công. Để học viên đạt được yêu cầu trên, đòi hỏi đội ngũ giảng viên phải biết gắn các khái niệm, phạm trù, quy luật, quy định, nguyên tắc với những vấn đề đang diễn ra trong nước và thế giới, nghĩa là phải đảm bảo nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn trong dạy học.

Mặt khác, các chuyên đề trong chương trình bồi dưỡng LLCT cho học viên là cán bộ, đảng viên gây khó khăn không chỉ đối với đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy mà đối với cả học viên trong việc tìm hiểu. Nguyên nhân cơ bản là việc đổi mới phương pháp dạy và học LLCT mới chỉ diễn ra trên diện

rộng mà chưa có chiều sâu, một bộ phận không nhỏ đội ngũ giáo viên hoặc chưa thấy rõ trách nhiệm của mình trong giảng dạy, hoặc sự hiểu biết về bản chất của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học còn hạn chế, không ít giáo viên chưa sử dụng linh hoạt các phương pháp dạy học, chưa phát huy và khai thác triệt để tính tích cực của nhiều phương pháp dạy học, trong đó có việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống.

3.1.2. Vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống phải phù hợp với đặc điểm của học viên và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng hợp với đặc điểm của học viên và yêu cầu đào tạo, bồi dưỡng

Giảng dạy LLCT phải phù hợp với từng đối tượng học viên là một trong những yêu cầu quan trọng của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong giảng dạy LLCT. Tài liệu học tập LLCT dành cho học viên là cán bộ, đảng viên có đặc thù là sử dụng chung cho tất cả học viên trên phạm vi toàn quốc ở tất cả các ngành nghề khác nhau, thuộc các thành phần giai cấp, tầng lớp khác nhau (công nhân, nông dân, trí thức...). Yêu cầu phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong giảng dạy LLCT đòi hỏi người giáo viên phải tìm hiểu về lớp, với những đối tượng cụ thể, từ đó lựa chọn những nội dung tri thức, mức độ kiến thức phù hợp với từng nhóm đối tượng. Bên cạnh đó, yêu cầu người giáo viên cần lựa chọn những ví dụ thực tiễn phù hợp với nội dung, chương trình học tập LLCT có tính chất trừu tượng hóa, khái quát cao. Cùng một tài liệu học tập nhưng với những đối tượng khác nhau thì việc giảng dạy cũng không thể giống nhau. Nắm bắt được đối tượng sẽ giúp lựa chọn kiến thức thực tiễn hoặc khai thác nhấn mạnh khía cạnh nào đó trong cùng một sự kiện để phù hợp với chuyên ngành công tác mà công chức, viên chức, người lao đang thực hiện nhiệm vụ.

Bình quân hàng năm, Huyện ủy tổ chức từ 1 đến 2 lớp, mỗi lớp có khoảng từ 100 đến 130 học viên. Trong đó, trên 70% học viên có trình độ đại học, số còn lại là trình độ cao đẳng, trung cấp. Trong quá trình học tập tại các

trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp,... dù ít hay nhiều học viên đã được học tập, nghiên cứu một số nội dung có liên quan tới bộ môn khoa học Mác - Lênin, Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, tư tưởng Hồ Chí Minh... cùng với quá trình công tác thực tiễn của mình, do vậy các bài giảng nặng tính lý luận sẽ không kích thích sự đam mê, hứng thú cho học viên. Trong khi đó, nội dung học tập LLCT có chuyên đề mới mà học viên tham dự lớp bồi dưỡng LLCT mới được học tập, nghiên cứu như: Nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Đảng và công tác xây dựng Đảng ở cơ sở.Vấn đề xây dựng Đảng về đạo đức và nhiệm vụ đảng viên. Mặt khác, công việc chuyên môn chiếm nhiều thời gian học tập của học viên. Đặc điểm này đặt ra cho đội ngũ giáo viên dạy học LLCT phải có phương pháp dạy học có tính thực tiễn cao, dễ hiểu, dễ tiếp thu. Nghĩa là phải vận dụng có hiệu quả phương pháp nếu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học phù hợp với đặc điểm của học viên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 86 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)