Đặc điểm của học viên tại Trung tâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 45 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

2.2.2. Đặc điểm của học viên tại Trung tâm

Học viên tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình chủ yếu là cán bộ, công chức, đảng viên cấp xã. Đây là lực lượng có một ví trí, vai trò rất quan trọng, là chủ thể thực thi pháp luật để quản lý mọi mặt của đời sống xã hội nhằm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ mà Nhà nước đề ra; giữ gìn trật tự kỷ cương xã hội, đấu tranh ngăn chặn, phòng ngừa, xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và tội phạm, bảo vệ lợi ích của các tầng lớp nhân dân lao động; điều hành các hoạt động kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong quá trình lao động của bộ máy Nhà nước. Xuất phát từ đặc điểm của mình, đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã ngoài những vị trí, vai trò chung của cán bộ, công chức còn có những vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Tầm quan trọng của đội ngũ này thể hiện ở chỗ:

Thứ nhất, xã, thị trấn là nơi trực tiếp giải quyết các mối quan hệ giữa tổ chức Đảng các cấp, giữa Nhà nước với nhân dân như phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự, xây dựng đời sống mới, giải quyết các chính sách xã hội,... Đây là cấp hành chính cuối cùng đóng vai trì tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Quả không phải không có lý khi người ta vẫn nói cấp xã, thị trấn chính là nơi “tíu hứng nghị quyết”, quy định các cấp, các ngành để rồi triển khai thực thi.

Thứ hai, xã, thị trấn không thuần nhất về dân cư, sự phân tầng xã hội thể hiện rất rõ nét. Cư trú trên địa bàn xã, thị trấn có đủ các thành phần: công nhân,

nông dân, tiểu thương, trí thức, cán bộ hưu trí, quân nhân xuất ngũ… Nguồn thu nhập, trình độ học vấn, sự giác ngộ chính trị của các tầng lớp dân cư đó vẫn có khoảng cách đáng kể; phong tục, tập quán, tâm tư tình cảm có khác nhau. Do đó, đòi hỏi cán bộ chủ chốt ở cấp cơ sở phải có năng lực, trình độ, phẩm chất toàn diện, nhất là năng lực vận động quần chúng, thì mới bảo đảm không bỏ sót lực lượng nào trong khi vận động.

Thứ ba, cơ sở là nơi khởi nguồn của các phong trào quần chúng, đồng thời sàng lọc đội ngũ cán bộ, đản viên,… giúp cán bộ trưởng thành. Với ý nghĩa đó, xã, thị trấn là môi trường rèn luyện hay đào thải cán bộ.

Thứ tư, xã, thị trấn còn là địa bàn vận động chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đòi hỏi đội ngũ cán bộ cấp này phải sáng tạo, linh hoạt trong hoạt trong hoạt động thực tiễn. Họ phải biết tập hợp, thu hút tri tuệ, tài năng của đảng viên và quần chúng, đề ra kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội sát hợp với tình hình thực tế, tổ chức quần chúng thực hiện thành công mục tiêu đề ra.

Theo Nghị định 92/2009/ NĐ - CP quy định về công chức xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã). Trong hệ thống chính quyền 4 cấp của nước ta hiện nay, cấp xã có vị trí, vai trò rất quan trọng. Cấp xã là cấp chấp hành, thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cầu nối trực tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân, chính sách, pháp luật của Nhà nước, làm cầu nối trự tiếp giữa hệ thống chính trị với nhân dân, hàng ngày tiếp xúc và làm việc với nhân dân, nắm bắt và phản ánh tâm tư, nguyện vọng của nhân dân, tổ chức và vận động nhân dân thực hiện thắng lợi chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, phát huy quyền làm chủ của nhân dân, huy động mọi khả năng kinh tế xã hội, tổ chức đời sống văn hóa trong cộng đồng dân cư.

Như vậy, cán bộ, công chức cấp xã và đảng viên vừa là người lãnh đạo quần chúng nhân dân tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu kinh tế - xã hội

của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước đề ra; đồng thời cũng là đầy tớ trung thành của nhân dân. Mặt khác, từ thực tiễn địa phương, cán bộ, công chức, đảng viên cũng là là người xây dựng Nghị quyết của tổ chức Đảng, Nghị quyết Hội đồng nhân dân và lãnh đạo hệ thống chính trị cơ sở, vẫn động quần chúng nhân dân theo từng tổ chức chính trị, từng giới để thực hiện Nghị quyết đề ra. Giáo dục, tập hợp quần chúng để quần chúng nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình để mọi người dân thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm công dân.

Từ những đặc điểm trên, có thể thấy giáo dục giáo dục lý luận chính trị là một nhiệm vụ trọng yếu trong công tác tư tưởng của Đảng nhằm bồi dưỡng về lý luận chính trị, truyền đạt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ công tác xây dựng Đảng, xây dựng và quản lý Nhà nước cho cán bộ, đảng viên... góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, bản lĩnh chính trị và phẩm chất đạo đức cách mạng để đội ngũ cán bộ cơ sở ngày càng đáp ứng với yêu cầu mới, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Do đó, đối tượng cán bộ tham gia các lớp tập huấn tại trung tâm Bồi dưỡng chính trị huyện không chỉ được lĩnh hội, bồi dưỡng về tri thức mà còn phải rèn luyện những kỹ năng cơ bản về công tác lãnh đạo, chỉ đạo, chuyên môn, nghiệp vụ, tổ chức phong trào; rèn luyện tác phong, tính sáng tạo, độc lập trong làm việc...

Tuy nhiên, qua khảo sát cho thấy một thực trạng, có nhiều học viên không có hứng thú đối với nội dung, chương trình học tập. Không ít học viên (99/250, chiếm 39,6%) cho rằng nội dung học tập LLCT nặng tính lý luận và khô khan. Nhiều học viên (115/250, chiếm 46%) nhận thức chưa đầy đủ về vai trò và ý nghĩa của việc học tập LLCT và cho rằng đây là một trong những điều kiện để kết nạp Đảng (chỉ có 135/250, chiếm 54%) học viên nhận thức được việc học tập LLCT để nâng cao trình độ nhận thức và có thêm tri thức để vận dụng trong

thực tiễn công tác. Mặt khác, học viên tham gia học tập thiếu tập trung do trong quá trình học tập vẫn phải xử lý công việc mà cơ quan, đơn vị phân công. Vì vậy, học viên học tập thường đối phó, học cho xong, chỉ cần lấy điểm, được cấp Giấy chứng nhận học xong lớp nhận thức về Đảng nên ở những học viên này mất đi cảm hứng say mê học tập, ít đầu tư thời gian, công sức để nghiên cứu, tìm hiểu. Trong khi đó, việc kiểm tra, thi đánh giá kết quả học tập, học viên chủ yếu là chép lại kiến thức có trong tài liệu học tập. Do đó, kết quả học tập không cao, có khi kết quả đó chưa phản ánh đúng thực chất nhận thức của học viên.

2.3. Thực trạng việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 45 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)