Thực trạng việcvận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng tình huống

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 48 - 50)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng việcvận dụng phương pháp nêu vấn đềvà sử dụng tình huống

tỉnh Thái Bình

Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư tổ chức các lớp với số lượng học viên lớn, học tập trung, liên tục, theo kiểu cuốn chiếu, điều này dẫn đến chất lượng học tập không cao, từ đó gây tâm lý coi nhẹ học tập trong học viên.

Việc lựa chọn phương pháp dạy học chưa phù hợp với nội dung kiến thức, trong các giờ lên lớp, giảng viên chủ yếu thuyết trình, học viên nghe, ghi, ít khi có sự phản biện, trao đổi hai chiều từ phía người học với giảng viên. Các giờ học mang tính lý luận thuần túy, mới dừng lại ở những kiến thức cơ bản trong tài liệu với những ví dụ có sẵn, hoặc không còn phù hợp, ít liên hệ thực tiễn. Có giáo viên ngại tiếp cận công nghệ thông tin để đổi mới phương pháp giảng dạy nên chất lượng bài giảng không cao. Có giáo viên trong quá trình giảng còn nặng về nghiên cứu - trao đổi hay thực tiễn - kinh nghiệm, chưa quan tâm đúng mức về lý luận cơ bản nên gây khó khăn cho học viên trong việc chọn lọc thông tin, ghi chép để áp dụng vào bài kiểm tra, bài thi cũng như sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình công tác sau này.

Các bước tiến hành bài giảng của giáo viên thường khô cứng theo khuôn mẫu, ít đem lại sự bất ngờ, hứng thú cho học viên trong mỗi buổi học. Tình

trạng này làm ảnh hưởng đến khả năng tiếp thu của học viên đối với bài học. Có giáo viên chưa nắm chắc và vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học LLCT vào bài giảng, chưa phân biệt rõ phương pháp giảng bài LLCT khác với phương pháp tuyên truyền của người báo cáo viên, tuyên truyền viên giới thiệu nghị quyết...

Để đánh giá khách quan, chính xác nhận thức của đội ngũ giáo viên về việc vận dụng các phương pháp dạy học LLCT cho học viên lớp đối tượng là cán bộ, đảng viên, tác giả đã tiến hành khảo sát thông qua Phiếu thu thập thông tin đối với một số cán bộ, giáo viên kiêm chức của Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện (xem Bảng 1).

Khi được hỏi về mức độ sử dụng các phương pháp dạy học mà giáo viên thường dùng cho kết quả như sau:

Bảng 2.1. Kết quả điều tra mức độ sử dụng phương pháp dạy học của giáo viên

(Ghi chú: MĐ1: Thường xuyên; MĐ2: Đôi khi; MĐ3: Chưa bao giờ)

STT Các phương pháp dạy học MĐ1 Tỷ lệ (%) MĐ2 Tỷ lệ (%) MĐ3 Tỷ lệ (%) 1 Thuyết trình 9 100 2 Vấn đáp (Đàm thoại) 4 44.4 5 55.6 3 Nêu vấn đề 1 11.2 4 44.4 4 44.4 4 Trực quan 1 11.2 8 88.8 5 Thảo luận nhóm 4 44.4 5 55.6 6 Dạy học tình huống 1 11.2 8 88.8

Có thể khẳng định, việc sử dụng các phương pháp dạy học không chỉ là yêu cầu bắt buộc đối với mỗi giáo viên mà còn là nguyên tắc trong lý luận giáo dục hiện đại và lý thuyết dạy học hiện đại ngày nay.

Nhìn chung lãnh đạo Trung tâm và đội ngũ cán bộ, giáo viên đều nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của việc sử dụng phương pháp dạy học có sự liên hệ giữa lý luận và thực tiễn, giữa lý thuyết và thực hành, các vấn đề thực tiễn của địa phương, đất nước và thế giới phải được đề cập, liên hệ trong từng bài giảng, từng đơn vị kiến thức.Chính vì vậy việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong giảng dạy tại Trung tâm là rất cần thiết. Tuy nhiên qua bảng khảo sát việc sử dụng các phương pháp giảng dạy của giáo viên cho thấy phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống chưa được dùng một cách phổ biến, nhất là đối với đội ngũ giáo viên kiêm chức.

2.4. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm vận dụng phương pháp nêu vấn đề với phương pháp sử dụng tình huống trong dạy học LLCT ở Trung tâm bồi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 48 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)