Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 25 - 30)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.1. Khái niệm phương pháp, phương pháp dạy học

Trong quá trình nhận thức và trong hoạt động thực tiễn, con người luôn tìm cách làm cho hoạt động của mình ngày càng có hiệu quả cao. Điều này dẫn đến sự hình thành phương pháp trong cuộc sống. Con người muốn nhận thức đúng bản chất của sự vật, tiếp cận với sự vật, khám phá thuộc tính của sự vật để khái quát ra lý luận về sự vật thì cần phải có phương pháp.

Thuật ngữ phương pháp bắt nguồn từ tiếng Hy Lạp “Methodos” có nghĩa là: con đường, cách thức hoạt động nhằm đạt được mục đích. "Phương pháp theo nghĩa chung nhất là cách thức đạt tới mục tiêu, là hoạt động được sắp xếp theo một trật tự nhất định" [1,tr.458].

Theo Ph.Bêcơn phương pháp như "Sợi chỉ cần thiết dẫn đường" [dẫn theo 4,tr.7].Còn R.Đềcactơ lại đưa ra nhận định "Thiếu phương pháp thì người tài cũng lỗi, có phương pháp thì người tầm thường cũng làm được việc phi thường"[dẫn theo 4,tr.13].

Hêghen (1770 - 1881) là đại biểu vĩ đại nhất của triết học cổ điển Đức cho rằng: "Phương pháp là ý thức về hình thức của sự tự vận động bên trong của nội dung"[dẫn theo 4,tr.105].

Từ điển Bách khoa định nghĩa: "Phương pháp là cách thức, con đường, phương tiện để đạt tới mục đích nhất định, để giải quyết những nhiệm vụ nhất định trong nhận thức và trong thực tiễn"[14,tr.87].

Tuy được đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau nhưng nhìn chung khi nói tới phương pháp các nhà khoa học, nhà giáo dục đều cho rằng phương pháp là cách thức, là con đường, là phương tiện để đạt được mục đích. Phương pháp bắt nguồn từ thực tiễn, phản ánh những quy luật khách quan của đối tượng nghiên cứu.Sức mạnh của phương pháp trong điều kiện phản ánh đúng quy luật

khách quan sẽ đem lại cho khoa học và thực tiễn một công cụ hiệu quả nhất để nghiên cứu và cải tạo thế giới.

Trong quá trình giáo dục và dạy học rất cần có phương pháp. Phương pháp giúp người học bằng nỗ lực cố gắng của bản thân, dưới sự hướng dẫn của giáo viên chiếm lĩnh được kiến thức bằng con đường ngắn nhất. Vì thế, ở bất cứ nhà trường nào, người giáo viên nào cũng mong muốn tìm được những phương pháp dạy học tối ưu, hiệu quả nhất đối với người học.Có phương pháp tốt quá trình truyền đạt và lĩnh hội tri thức đạt hiệu quả cao, phương pháp không phù hợp sẽ khiến sinh viên không hiểu bài, không hứng thú vào bài học.

Theo Ju.k.Babansky: "Phương pháp dạy học là những cách thức hoạt động tương tác được điều chỉnh của giáo viên và học sinh hướng vào việc giải

quyết các nhiệm vụ giáo dưỡng, giáo dục và phát triển trong quá trình dạy học"

[dẫn theo 1,tr.88].

Tác giả Phan Thị Hồng Vinh cho rằng: "Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động phối hợp thống nhất của giáo viên và học sinh trong quá trình dạy học được tiến hành dưới vai trò chủ đạo của giáo viên nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu và nhiệm vụ dạy học"[17,tr.85].

PGS. Phan Trọng Ngọ lại khẳng định: "Định nghĩa chung về phương pháp là những con đường, cách thức để tiến hành hoạt động dạy học"[11,tr.145].

Như vậy, mỗi nhà khoa học với những cách tiếp cận khác nhau đã đưa ra nhiều quan điểm, khái niệm về phương pháp dạy học. Song, trong các quan điểm của các nhà khoa học chúng ta đều thấy có sự thống nhất rằng: Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức hoạt động của giáo viên và học sinh nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ dạy học.

1.3.2.Phương pháp nêu vấn đề trong dạy học chương trình lý luận chính trị

1.3.2.1. Khái niệm phương pháp nêu vấn đề

Vấn đề là điều cần được xem xét, nghiên cứu, giải quyết.Vấn đề chỉ cótính tương đối, ở thời điểm này thì nó là vấn đề, nhưng ở thời điểm khác thì nó không còn là vấn đề.

Tình huống có vấn đề là tình huống mà ở đó gợi cho người học những khó khăn về lí luận hay thực tiễn mà họ thấy cần thiết phải vượt qua và có khả năng vượt qua nhưng không phải ngay tức thời nhờ một thuật giải mà cấn phải có quá trình tư duy tích cực, vận dụng, liên hệ những tri thức cũ liên quan.

Phương pháp nêu vấn đề là một trong những phương pháp mà ở đó giáo viên là người tạo ra tình huống có vấn đề, tổ chức, điều khiển học sinh phát hiện vấn đề, học sinh tích cực, chủ động, tự giác giải quyết vấn đề thông qua đó mà lĩnh hội tri thức, kĩ năng, kĩ xảo nhằm đạt được mục tiêu dạy học.

Một số quan điểm về phương pháp dạy học nêu và giải quyết vấn đề Một số quan điểm về dạy học nêu và giải quyết vấn đề như sau:

-Nhà giáo dục học Ba Lan V.O Kôn cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là toàn bộ các hoạt động như tổ chức tình huống có vấn đề, biểu đạt các vấn đề, chú ý giúp đỡ cho học sinh những điều cần thiết để giải quyết vấn đề, kiểm tra cách giải quyết đó và cuối cùng là quá trình hệ thống hoá và củng cố các kiến thức tiếp thu được”[16, tr.103].

- I.Ia.Lecne cho rằng: “Dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học trong đó học sinh tham gia một cách hệ thống vào quá trình giải quyết các vấn đề và các bài toán có vấn đề được xây dựng theo nội dung tài liệu học trong chương trình”[5, tr.6].

-Tác giả Phùng Văn Bộ thì cho rằng: “Phương pháp nêu vấn đề là phương pháp dạy học dựa trên sự điều khiển quá trình học tập, phát huy tính độc lập tư duy nhận thức của đối tượng người học”[2, tr.90].

Qua các định nghĩa của các tác giả trong và ngoài nước về phương pháp dạy học nêu vấn đề, mặc dù cũng có sự khác biệt nhưng các tác giả đều coi phương pháp dạy học nêu vấn đề là việc tổ chức quá trình dạy học bằng cách sáng tạo ra các tình huống có vấn đề, tạo ra ở học sinh nhu cầu phát hiện và giải quyết vấn đề nảy sinh, lôi cuốn học sinh tự lực trong hoạt động nhận thức.

Từ những ý kiến trên, có thể nêu ra định nghĩa về phương pháp dạy học nêu vấn đề như sau: Phương pháp dạy học nêu vấn đề là phương pháp dạy học

đặt sinh viên trước một nhiệm vụ nhận thức thông qua những tình huống có vấn đề do giáo viên đặt ra, học sinh ý thức được vấn đề đó và kích thích ở họ tính tích cực, chủ động tự lực giải quyết một cách sáng tạo hoặc dưới sự hướng dẫn và giúp đỡ của giáo viên, học sinh giải quyết vấn đề, kiểm tra kết luận rút ra nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ dạy học

Dạy học nêu vấn đề nằm trong hệ thống phương pháp tích cực với quan điểm học sinh là trung tâm quá trình dạy học. Các phương pháp dạy học khác như diễn giảng, đàm thoại, thí nghiệm… theo kiểu nêu vấn đề có hiệu quả mang lại sự hứng thú cho học sinh chuẩn bị tiếp thu kiến thức mới, tăng cường năng lực hoạt động độc lập, sáng tạo của chủ thể nhận thức.

1.3.2.2. Cấu trúc bài giảng sử dụng phương pháp nêu vấn đề

Xây dựng tình huống có vấn đề.

Giáo viên đưa ra tình huống có thể là câu hỏi, bài toán, thí nghiệm, làm việc sách giáo khoa, các hiện tượng học sinh biết trong tự nhiên… dưới hình thức kiểm tra bài cũ hoặc là giáo viên thông báo. Tái hiện tri thức của học sinh liên quan đến vấn đề mới, giáo viên bằng phương pháp đàm thoại yêu cầu học sinh trình bày lại những kiến thức đã học để làm cơ sở cho học sinh phát hiện vấn đề mới và đề xuất giải thuyết giải quyết vấn đề đó. Tình huống có vấn đề chỉ tạo được với những nội dung thích hợp và nó tồn tại ngay trong kết cấu logic của tài liệu sách giáo khoa, vì vậy giáo viên cần có kĩ thuật để truyền tải các tình huống đó đến với học sinh. Sự thành công của bước này là quan trọng nhất trong dạy học nêu vấn đề.

Giải quyết vấn đề.

Để giải quyết vấn đề cần nêu ra một giả thuyết, đó chính là định hướng cho các hoạt động quan sát, thí nghiệm để chứng minh vấn đề mới. Các giả thuyết đó chính là các ý tưởng có sơ sở khoa học, dựa vào vốn tri thức đã biết để hình thành các phán đoán, suy luân lý giải cho vấn đề mới. Đối với học sinh, giả thuyết là kết quả quá trình tư duy sáng tạo khi nhận thức về vấn đề mới và

tiếp cận với phương pháp nghiên cứu đặc thù của bộ môn. Tính khoa học chính xác của giả thuyết phụ thuộc rất nhiều vào chủ thể nhận thức, vì vậy trong một vấn đề học sinh có thể đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau.

Kết luận vấn đề.

Học sinh vận dụng những kiến thức vừa mới tìm tòi được đi đến kết luận vấn đề, đồng thời có thể tiếp tục phát hiện những vấn đề học tập mới. Chẳng hạn, từ việc giải quyết vấn đề trên học sinh đi đến kết luận.

1.3.2.3. Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp nêu vấn đề

Ưu điểm

Phương pháp nêu vấn đề giúp cho học sinh hứng thú học tập, nghiên cứu và từng bước hình thành năng lực gắn lí luận với thực tiễn, học với hành, khắc phục lối học thuộc lòng câu chữ, thiếu sáng tạo, không phát huy được giá trị của môn học.

Phương pháp nêu vấn đề góp phần định hướng, tạo tiền đề, điều kiện cho sinh viên phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo trong học tập, nghiên cứu khoa học, hình thành cho học sinh khả năng nêu và giải quyết vấn đề thực tiễn linh hoạt, hiệu quả.

Nêu vấn đề trong giảng dạy nhằm xây dựng, hình thành ở học sinh những phẩm chất, tác phong nghiên cứu khoa học như: Tinh thần dám nghĩ, dám làm, ý thức khắc phục và vượt qua khó khăn, tính tổ chức, kỉ luật, thận trọng, tỉ mỉ... có bản lĩnh của nhà khoa học chân chính.

Nêu vấn đề kết hợp với giải quyết vấn đề tại lớp thông qua thảo luận, có sự chuẩn bị của học sinh, không chỉ tạo ra sự nỗ lực hứng thú ở học sinh mà còn tạo cho sinh viên phương pháp giao lưu, trình bày một vấn đề trước đám đông, qua đó rèn luyện cho họ bản lĩnh tự tin trong học tập và nghiên cứu khoa học.

Hạn chế

Nếu giáo viên quá lạm dụng phương pháp này sẽ dẫn tới tình trạng không đảm bảo chất lượng đồng đều trong sinh viên, sự phân hoá trình độ trong

học sinhkhông có sự cá biệt hoá, nhiều học sinh yếu kém có tâm lí sợ học hoặc chán học...

Phương pháp này đòi hỏi có nhiều thời gian mới đạt kết quả tốt.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)