Thực nghiệm và những kết quả rút ra từ thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 81 - 84)

7. Kết cấu của luận văn

2.6.1. Thực nghiệm và những kết quả rút ra từ thực nghiệm

2.6.1.1. Các bước tiến hành thực nghiệm

Quá trình dạy thực nghiệm được thực hiện qua 3 giai đoạn.

* Giai đoạn 1: Chuẩn bị thực nghiệm

-Thiết kế giáo án thực nghiệm, nội dung, thang điểm kiểm tra, đánh giá, in tài liệu, phiếu học tập…

- Lựa chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng.

* Giai đoạn 2: Triển khai thực nghiệm

- Khảo sát ban đầu về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng. - Tiến hành thực nghiệm.

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực nghiệm.

* Giai đoạn 3: Xử lý kết quả thực nghiệm

- Xây dựng tiêu chí và thang đánh giá kết quả học tập theo thang điểm 10.

2.6.1.2. Phân tích kết quả thực nghiệm

Sau khi tiến hành thực nghiệm, việc tiến hành kiểm tra nhằm mục đích so sánh kết quả nhận thức của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là cần thiết để có căn cứ khẳng định hay phủ định giả thuyết thực nghiệm.

Việc xử lý kết quả thực nghiệm được tác giả tiến hành bằng cách so sánh đối chiếu kết quả học tập thông qua các bài kiểm tra của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, các tiêu chí đánh giá đã xây dựng từ trước.

* Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần thứ nhất

Sau lần thực nghiệm thứ nhất, kết quả kiểm tra nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Bảng 2.2. Kết quả thực nghiệm lần 1

Lớp Tên lớp Tổng số

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm Bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên tháng 11/2016 130 8 6.2 18 13.8 70 53.8 34 26.2 Đối chứng Bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên tháng 03/2017 120 3 2.5 14 11.7 55 45.8 48 40

* Nhận xét:Số lượng học viên của lớp thực nghiệm và đối chứng tuy

khác nhau, căn cứ vào kết quả học tập của học viên được xếp loại theo các mức tăng hay giảm, chiếm tỷ lệ (cơ cấu) bao nhiêu phần trăm (%) so với tổng số học viên của lớp để đánh giá vai trò, tác dụng của việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT. Kết quả học tập tại bảng 2.1 cho thấy:

- Tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình ở cả hai lớp còn khá cao. Cụ thể: lớp đối chứng (40%); lớp thực nghiệm (26.2%). Như vậy, tỷ lệ học viên trung bình của lớp đối chứng cao hơn nhiều so với lớp thực nghiệm.

- Tỷ lệ học viên đạt điểm khá ở lớp thực nghiệm (53.8%) cao hơn lớp đối chứng (45.8%).

- Tỷ lệ học viên đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm (13.8%) cao hơn lớp đối chứng (11.7%).

- Tỷ lệ học viên đạt điểm xuất sắc ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Cụ thể lớp thực nghiệm là (6.2%) còn lớp đối chứng là (2.5%).

Như vậy, quá trình thực nghiệm lần thứ nhất cho thấy, tỷ lệ học viên đạt điểm khá, giỏi, xuất sắc ở lớp thực nghiệm cao hơn ở lớp đối chứng, tỷ lệ học viên đạt trung bình đã giảm so với tổng số học viên của lớp. Đạt kết quả như

trên là do đã vận dụng nguyên tắc thống nhất lý luận với thực tiễn ở lớp thực nghiệm, còn ở lớp đối chứng thì không. Kết quả học tập và mức độ hứng thú tham gia tích cực vào bài giảng ở lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Tuy nhiên, để đảm bảo tính khách quan, chúng tôi tiếp tục tiến hành thực nghiệm lần thứ hai sau khi tiếp thu ý kiến của các đồng nghiệp dự giờ và phản ứng bước đầu từ phía học viên.

* Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm lần thứ hai

Sau lần thực nghiệm thứ hai, kết quả kiểm tra nhận thức của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng như sau:

Bảng 2.3. Kết quả thực nghiệm lần 2

Lớp Tên lớp Tổng số

Xuất sắc Giỏi Khá Trung bình SL % SL % SL % SL % Thực nghiệm Bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên tháng 11/2016 130 10 7.7 27 20.7 68 52.3 25 19.3 Đối chứng Bồi dưỡng LLCT cho cán bộ, đảng viên tháng 3/2017 120 2 1.6 7 5.8 60 50 51 42.6

* Nhận xét: Kết quả kiểm tra nội dung bài học của học viên sau lần thực

nghiệm thứ hai được thể hiện tại bảng 2.2, cụ thể là:

- Tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình của lớp thực nghiệm đã giảm nhiều so với lần thực nghiệm thứ nhất chiếm (19.3%), tỷ lệ học viên đạt điểm trung bình của lớp đối chứng còn cao (42.6%).

- Tỷ lệ học viên đạt điểm khá của lớp thực nghiệm đã tăng so với lần thực nghiệm thứ nhất (52.3%), trong khi lớp đối chứng (50%).

- Tỷ lệ học viên đạt điểm giỏi ở lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng, cụ thể là (20.7%) và (5.8%). Điều này cho thấy, tuy tỷ lệ học viên đạt điểm giỏi ở lớp đối chứng sau lần thực nghiệm thứ hai hầu như không thay đổi so với lớp đối chứng sau lần thực nghiệm thứ nhất nhưng tỷ lệ này lại tăng đáng kể ở lớp thực nghiệm sau lần thực nghiệm thứ hai so với lớp thực nghiệm lần thứ nhất.

- Tỷ lệ học viên đạt điểm xuất sắc ở lớp thực nghiệm là (7.7%) cao hơn so với lớp đối chứng là (1.6%).

Như vậy, đến lần thực nghiệm lần hai, kết quả học tập của lớp thực nghiệm đã cao hơn hẳn lớp đối chứng.Đặc biệt, ở lớp thực nghiệm, số sinh viên đạt điểm giỏi, khá không chỉ tăng mà số sinh viên điểm trung bình cũng giảm nhiều.Điều đó nói lên rằng nhận thức của học viên đã có những chuyển biến tích cực. Việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề với phương pháp sử dụng tình huống trong dạy học LLCT đã thu được kết quả tốt và có tính khả thi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)