Những kết luận rút ra từ quá trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 84 - 86)

7. Kết cấu của luận văn

2.6.2. Những kết luận rút ra từ quá trình thực nghiệm

Thực nghiệm sư phạm là mô ̣t bước không thể thiếu trong quá trình nghiên cứ u đề tài khoa ho ̣c nói chung và chuyên ngành Lý luâ ̣n & Phương pháp dạy ho ̣c bộ môn lý luận chính trị nói riêng. Tiến hành quá trình thực nghiệm mới đem lại các kết quả để từ đó khẳng đi ̣nh tính hiê ̣u quả, khả thi củ a viê ̣c vận dụng phương pháp nêu vấn đề với phương pháp sử dụng tình huống trong dạy ho ̣c LLCT ở trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện. Thông qua việc sử dụng những phương pháp này trong thư ̣c tế da ̣y ho ̣c, người học chủ đô ̣ng hơn, tích cực hơn, say mê và hứng thú hơn nhiều trong quá trình học tập. Đó là đò n bẩy quyết đi ̣nh đến chất lươ ̣ng và hiê ̣u quả ho ̣c tâ ̣p của môn học.

Qua tổng hợp, phân tích và xử lý kết quả thu được sau khi tiến hành thực nghiệm sư phạm, tác giả kết luận: việc vận dụng phương pháp nêu vấn đề và phương pháp sử dụng tình huống trong dạy học LLCT ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình đã đạt được những kết quả bước đầu, có ý nghĩa quan trọng.

Tiểu kết chương 2

Thực nghiệm sư phạm vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT cho học viên ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện cho thấy: đây là việc làm cần thiết vì nó đem lại kết quả khả quan. Khi vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống không chỉ phát huy tính tích cực, tự giác trong học tập của học viên, khơi dậy tiềm năng sáng tạo, tư duy lôgíc, mà học viên còn biết vận dụng các kiến thức đã lĩnh hội được để giải quyết những vấn đề phát sinh trong cuộc sống và trong công tác.

Quá trình vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học LLCT cho học viên là cán bộ đảng viên đòi hỏi giáo viên phải biết sáng tạo trong quá trình giảng dạy, cần có sự liên hệ từng đơn vị kiến thức với tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của địa phương, đất nước và thế giới gắn với những điều kiện và hoàn cảnh cụ thể, làm cho nội dung học tập, nghiên cứu không chỉ đơn thuần mang tính tuyên truyền, định hướng chính trị, tư tưởng mà còn có vai trò giáo dục kỹ năng, nâng cao nhận thức và hoạt động thực tiễn của học viên.

Kết quả học tập của lớp thực nghiệm sau 2 lần thực nghiệm tuy chưa khác biệt nhiều nhưng bước đầu cho thấy tính đúng đắn của những giả thuyết khoa học mà luận văn đã đưa ra trước đó. Điều này được thể hiện ở kết quả học tập của học viên lớp thực nghiệm cao hơn lớp đối chứng. Mặt khác, học viên lớp thực nghiệm không chỉ hiểu, nắm vững được nội dung bài học mà còn biết vận dụng các kiến thức đó vào giải quyết một số tình huống cụ thể, tạo hứng thú và nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu của học viên. Đây là cơ sở để tác giảđưa ra quy trình, điều kiện và biện pháp vận dụng hiệu quả phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống, góp phần nâng cao chất lượng dạy học LLCT tại Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện Vũ Thư, tỉnh Thái Bình.

Chương 3

MỘT SỐ QUAN ĐIỂM, QUY TRÌNH VÀ BIỆN PHÁP

NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA VIỆC VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP NÊU VẤN ĐỀ VÀ SỬ DỤNG TÌNH HUỐNGTRONG DẠY HỌC

LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ TẠI TRUNG TÂM BỒI DƯỠNG CHÍNH TRỊ HUYỆN VŨ THƯ, TỈNH THÁI BÌNH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) vận dụng phương pháp nêu vấn đề và sử dụng tình huống trong dạy học lý luận chính trị tại trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện vũ thư, tỉnh thái bình​ (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)