Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 42 - 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý

1.4.4. Kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Trong hoạt động quản lý, kiểm tra là một chức năng rất quan trọng. Kiểm tra, đánh giá là q trình thu thập và trao đổi thơng tin nhằm xem xét các hoạt động có diễn ra theo đúng kế hoạch về tiến độ, kết quả và chất lượng dự kiến hay không. Đồng thời giúp chủ thể quản lý kịp thời điều chỉnh những lệch lạc, sai sót trong q trình thực hiện kế hoạch từ đó cải thiện chất lượng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS. Mặt khác, kiểm tra, đánh giá là tạo lập kênh thông tin ngược, nhờ đó người quản lý có được thơng tin để đánh giá được thành tựu của hoạt động, từ đó uốn nắn, điều chỉnh hoạt động một cách đúng đắn nhằm đạt được mục tiêu.

CBQL thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập.

CBQL lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hồn thành so với tiêu chí đặt ra.

Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch dạy học tiếng Anh theo hướng trải nghiệm.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn CBQL thường xuyên kiểm tra để thu thập các thông tin, minh chứng đầy đủ, xác thực về hoạt động trải nghiệm và đưa ra cách đánh giá chính xác về hoạt động này.

Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh sau hoạt động trải nghiệm. Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Kiểm tra hoạt động học tập, tự rèn luyện của học sinh về các nội dung hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 để biết được mức độ thu nhận và vận dụng kiến thức cũng như các kiến thức mà các em lĩnh hội được từ các hoạt động trải nghiệm, đồng thời cung cấp cho các em những thơng tin tích cực, giúp cho các em điều chỉnh hoạt động của mình.

Kiểm tra hoạt động giáo dục của giáo viên đối với việc thực hiện các mục tiêu giáo dục của tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý 4,5. Hiệu trưởng cũng nên kiểm tra, xem xét việc thực hiện nhiệm vụ của giáo viên (thông qua việc kiểm tra bài soạn của giáo viên, dự giờ giảng của giáo viên ở những bài học có nội dung liên quan đến hoạt động trải nghiệm,…) để đảm bảo hiệu quả công việc từng bước nâng cao chất lượng hoạt động trải nghiệm trong nhà trường.

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 42 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)