Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 70)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.4. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong

dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về kiểm tra, đánh giá hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.10.

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy họcmôn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

TT Kiểm tra, đánh giá

Mức độ thực hiện TB Thứ bậc Thường xuyên Ít thực hiện Không thực hiện SL % SL % SL % 1 Thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập 33 44.0 27 36.0 15 20.0 2.24 4 2 Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra

37 49.3 25 33.3 13 17.3 2.32 2

3

Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch

34 45.3 32 42.7 9 12.0 2.33 1

4

Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh 30 40.0 29 38.7 16 21.3 2.19 6 5 Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch; Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính 32 42.7 28 37.3 15 20.0 2.23 5 6 Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh kế hoạch 35 46.7 28 37.3 12 16.0 2.31 3

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả số liệu thống kê cho thấy, các nội dung kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy họcmôn Lịch sử lớp 4,5 CBQL, GV đánh giá ở mức độ trung bình, cụ thể:

Nội dung “Xây dựng quy trình và lực lượng đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch” (2.33 điểm, thứ bậc 1); “Lựa chọn và sử dụng các hình thức kiểm tra hợp lý và dễ dàng đo được mức độ hoàn thành so với tiêu chí đặt ra” (2.32 điểm, thứ bậc 2); “Sử dụng kết quả đánh giá một cách tích cực để điều chỉnh kế hoạch” (2.31 điểm); “Thiết lập tiêu chí đánh giá rõ ràng dựa trên mục tiêu đã xác định và kế hoạch đã được lập” (2.24 điểm, thứ bậc 4); “Đánh giá mức độ hoàn thành kế hoạch; Đánh giá về điều kiện cơ sở vật chất, tài chính” (2.23 điểm, thứ bậc 5); “Đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh” (2.19 điểm, thứ bậc 6).

Như vậy, sự thiếu quan tâm chỉ đạo trong công tác kiểm tra, đánh giá khiến HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 chưa đạt hiệu quả cao. CBQL các trường tiểu học chưa xây dựng quy trình và lực lượng quản lý, hầu hết HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 do Tổ chuyên môn và GV chủ động thực hiện, dẫn đến tình trạng một số GV chỉ chuyên tâm cung cấp kiến thức trên lớp cho HS mà chưa chú trọng đổi mới các hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý. Mặt khác, nếu sử dụng kết quả đánh giá sẽ giúp Hiệu trưởng có những tác động quản lý cần thiết để giải quyết những khó khăn của GV, để điều chỉnh kế hoạch tuy nhiên điều này ít được thực hiện. Do ít thực hiện việc đánh giá về tinh thần thái độ, ý thức tham gia HĐTN của học sinh và mức độ đạt được về kiến thức, kỹ năng hành vi của học sinh dẫn đến tình trạng các hình thức trải nghiệm còn nghèo nàn, chưa có sự phối hợp hiệu quả các lực lượng giáo dục.

2.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 9 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.11.

Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy họcmôn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

TT Các yếu tố Mức độ ảnh hưởng TB Thứ bậc Ảnh hưởng Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng SL % SL % SL % 1 Năng lực quản lý HĐTN của CBQL 37 52.9 28 40.0 5 10.0 2.46 2 2 Năng lực tổ chức HĐTN của GV 51 68.0 16 21.3 8 10.7 2.57 1 3 Hứng thú đối với HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý của học sinh

45 60.0 15 20.0 15 0.0% 2.40 5

4 Môi trường văn hóa nhà

trường 38 50.7 30 40.0 7 9.3 2.41 4 5 Cơ sở vật chất 48 64.0 12 16.0 15 20.0 2.44 3 6

Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường

44 58.7 10 13.3 21 28.0 2.31 6

7 Sự quan tâm của chính

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả số liệu thống kê cho thấy, CBQL, GV đánh giá các yếu tố “Năng lực tổ chức HĐTN của GV” (2.57 điểm, thứ bậc 1); “Năng lực quản lý HĐTN của CBQL” (2.46 điểm, thứ bậc 2); “Cơ sở vật chất” (2.44 điểm, thứ bậc 3) là những yếu tố ảnh hưởng nhiều nhất đến quản lý hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử lớp 4,5.

Hiện nay CBQL ở các trường hầu như chỉ tổ chức thực hiện theo yêu cầu, chỉ đạo của Phòng GDĐT nên chưa mặn mà lắm với tổ chức thực hiện HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5, chưa đầu tư điều tra, nghiên cứu để nắm bắt những vấn đề cần thực hiện, cũng như làm thế nào để triển khai một cách hiệu quả đối với quản lý tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5. Mặt khác, GV các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên hiện nay còn chịu sức ép từ chương trình chính khóa, áp lực thi GV dạy giỏi, áp lực cuộc sống khi đồng lương GV ít ỏi chưa tạo động lực phát huy năng lực. Đây là những khó khăn nhất định trong quản lý HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

Các yếu tố có mức độ ảnh hưởng ít hơn gồm: “Môi trường văn hóa nhà trường” (2.41 điểm, thứ bậc 4); “Hứng thú đối với HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý của học sinh” (2.40 điểm, thứ bậc 5); “Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường” (2.31 điểm, thứ bậc 6); “Sự quan tâm của chính quyền địa phương” (2.27 điểm, thứ bậc 7). Như vậy, các yếu tố này cũng là một trong những trở ngại lớn ảnh hưởng đến quá trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý. Để giải quyết những khó khăn này, trong thời gian tới nhà trường cần tăng cường phối hợp với các lực lượng giáo dục, kêu gọi sự đóng góp, ủng hộ của các lực lượng này để góp phần vào việc nâng cao chất lượng HĐTN môn Lịch sử và Địa lý cho học sinh.

Tiểu kết chương 2

Kết quả nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS tiểu học ở thành phố Thái Nguyên cho thấy, CBQL và GV có nhận thức đầy đủ vềvai trò, ý nghĩa, mục tiêu và nội dung HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 với các chủ đề đa dạng. CBQL, GV đánh giá các hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển nhân cách của HS như hình thức như tổ chức chiến dịch, tổ chức câu lạc bộ, tổ chức cho HS tham quan… Do vậy, để tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 thành công cần thiết phải có lực lượng tham gia tổ chức HĐTN, đó là sự phối hợp giữa nhà trường với nhiều lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường như: GV các bộ môn, cha mẹ học sinh, các doanh nghiệp, các tổ chức chính quyền. Tuy nhiên, do khó khăn về năng lực của GV, về kinh phí tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 nên chưa tạo hứng thú cho HS lớp 4,5.

Kết quả nghiên cứu về thực trạng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tại các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên cho thấy, CBQL đã chú trọng xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch. Kế hoạch trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 đã nêu mục đích yêu cầu của hoạt động trải nghiệm, nhiệm vụ, nội dung, hình thức tổ chức, thời gian, địa điểm và dự trù kinh phí để thực hiện kế hoạch. Tuy nhiên, do áp lực chương trình chính khóa nặng nên thời gian dạy học chính khóa là chủ yếu, còn thời gian dành cho hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 quá ít. Trong công tác tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá hoạt động còn nhiều hạn chế, lỏng lẻo chưa chặt chẽ.

Các yếu tố ảnh hướng đến tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học như năng lực của CBQL, của đội ngũ GV tiểu học,, cơ sở vật chất, sự quan tâm của chính quyền địa phương,… cho thấy, cần thiết phải xây dựng hệ thống biện pháp để nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS tiểu học ở thành phố Thái Nguyên.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 3

CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 4,5 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU

HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

3.1. Nguyên tắc đề xuất biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu

Bất kì môn học nào cũng có mục tiêu cụ thể, môn học Lịch sử và Địa lý 4,5 nhằm phát triển phẩm chất, năng lực người học, hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi. Do vậy, khi thiết kế các HĐTN, GV cần căn cứ vào mục tiêu môn Lịch sử và Địa lý ở tiểu học nói chung và mục tiêu của HĐTN. Hai mục tiêu này phải có mối quan hệ gắn bó, hỗ trợ cho nhau trong quá trình tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, tạo cho HS hứng thú và ham muốn hoạt động, hình thành cho HS niềm tin vào các giá trị sống mà các em phải vươn tới. Bồi dưỡng cho HS những tình cảm đạo đức trong sáng, yêu thương tôn trọng con người, tôn trọng những chuẩn mực đạo đức và truyền thống tốt đẹp của dân tộc. Bồi dưỡng tình yêu con người, quê hương, đất nước Việt Nam. Vì vậy, các biện pháp phải thực hiện góp phần hình thành và phát triển nhân cách của HS theo đúng mục tiêu giáo dục của mỗi cấp học, thể hiện trong mục tiêu giáo dục tổng thể, và mục tiêu chương trình các môn học cụ thể.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Trong quá trình thực hiện các biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý cho học sinh, chúng ta phải tôn trọng nguyên tắc này. Sự kế thừa, tôn trọng những thành quả đã đạt được trong quá khứ là cơ sở để chúng ta tiếp tục phát triển, triển khai có hiệu quả quản lý hoạt động trải nghiệm trong nhà trường. Trên cơ sở đó chúng ta chắt lọc và kế thừa những ưu điểm, khắc phục những hạn chế, tiếp tục hệ thống hóa các kinh nghiệm tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý, từ đó hoàn thiện biện

pháp quản lý HĐTN môn Lịch sử và Địa lý cho phù hợp với điều kiện của mỗi nhà trường.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống

Trong quá trình xây dựng, đề xuất một số biện pháp biện pháp quản lý HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên; các nguyên tắc phải được quán triệt thực hiện một cách nghiêm túc để có thể đạt được hiệu quả cao nhất khi đưa vào vận dụng trong thực tiễn. Các nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp đưa ra phải được sự đồng thuận của các cấp quản lý giáo dục, của địa phương, của cha mẹ học sinh và đặc biệt là sự đồng thuận của toàn thể cán bộ, giáo viên, các tổ chức của các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi, tính hiệu quả

Nguyên tắc này đòi hỏi các biện pháp được đề xuất có khả năng áp dụng một cách thuận lợi, nhanh chóng trong tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên. Các biện pháp phải sát với yêu cầu thực tế của môn học Sử, Địa, phù hợp với điều kiện thực tế của các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên. Khi triển khai thực hiện phải đảm bảo được tiến độ thực hiện, đảm bảo các điều kiện về tài chính, về đội ngũ GV, về tổ chức, kịp thời giải quyết các vướng mắc và khó khăn trong quá trình thực hiện biện pháp. Để có căn cứ khách quan, các biện pháp phải được đem thử nghiệm để kiểm chứng tính khả thi, từ đó áp dụng vào thực tiễn để thực hiện đồng bộ các giải pháp.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

3.2.1. Tổ chức nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và các lực lượng xã hội về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và lượng xã hội về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học

3.2.1.1. Mục tiêu của biện pháp

Khẳng định tầm quan trọng của dạy hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5trong việc nâng cao chất lượng dạy

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn và học Lịch sử và Địa lý cho GV và HS, là cơ sở để hình thành những năng lực cần thiết và năng lực đặc thù cho HS.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện

Hiệu trưởng chỉ đạo nâng cao nhận thức cho CBQL, GV về vai trò ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 để GV có ý thức tự học, tự bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn và kỹ năng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy họcmôn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

Hiệu trưởng, cán bộ quản lý hướng dẫn GV xác định được cách thức, quy trình, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, Hiệu trưởng chỉ đạo đảm bảo các điều kiện về cơ sở vật chất, nguồn lực, tài chính…để GV tổ chức hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý 4,5.

Hiệu trưởng chỉ đạo giúp giáo viên nắm vững những yêu cầu về một chủ đề hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh.

Hiệu trưởng thường xuyên tuyên truyền, vận động, giải thích về ý nghĩa, tầm quan trọng của vai trò ý nghĩa của hoạt động hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5trong các buổi họp liên tịch, họp hội đồng sư phạm, trong các buổi sơ kết, tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm....

Tổ chức hội thảo về HĐTN và hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 để mọi thành viên trong trường đều hiểu được trách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)