Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 43)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học

1.5.1. Các yếu tố chủ quan

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý

Đối với giáo dục tiểu học, những người chỉ đạo trực tiếp việc triển khai thực hiện nội dung chương trình và các hoạt động giáo dục ở địa phương là các cấp quản lý Phòng GD&ĐT và lãnh đạo trường tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Tại trường tiểu học, năng lực của Hiệu trưởng có ảnh hưởng quyết định đối với sự phát triển của toàn trường. Hiệu trưởng vừa nhà thiết kế và người tổ chức thực hiện thể hiện qua văn bản xây dựng kế hoạch, bồi dưỡng lực lượng, giám sát và đánh giá, khen thưởng động viên,… đội ngũ GV trong nhà trường. Ngồi ra, hiệu trưởng cịn có nhiệm vụ tổ chức, điều hành và phối hợp các lực lượng thực hiện nhiệm vụ. Do đó, cơng tác quản lý , chỉ đạo của các cấp lãnh đạo giáo dục có vai trị quan trọng, góp phần vào thành công (hoặc thất bại) trong việc triển khai hoạt động trải nghiệm nói cung và HĐTN mơn Lịch sử và Địa lý 4,5 nói riêng.

Tính tích cực học tập của học sinh

Tính tích cực học tập của HS ảnh hưởng đến quá trình tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 vì trong tam gia hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5, HS lĩnh hội hệ thống tri thức sau buổi trải nghiệm. Vì vậy, tính tích cực học tập của HS giúp cho khơng khí học tập tích cực, hứng thú, bởi có hứng thú thì HĐTN mới tổ chức hiệu quả.

- Năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên tiểu học

Một chương trình HĐTN có thành cơng hay khơng phụ thuộc vào năng lực của người tổ chức các hoạt động trải nghiệm. GV chính là người tổ chức hoạt động trải nghiệm tại trường tiểu học. Các năng lực sau của GV ảnh hưởng đến tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của giáo viên tiểu học.

- Năng lực xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS: Để chủ động trong công tác, GV chủ nhiệm cần phải xây dựng kế hoạch trải nghiệm cho HS. Trong kế hoạch phải làm rõ mục tiêu của hoạt động trải nghiệm hướng tới; xác định rõ chương trình trải nghiệm. Ngồi ra, trong kế hoạch còn phải nêu rõ lực lượng giáo dục phối hợp tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, thời gian thực hiện kế hoạch, nội dung kế hoạch, địa điểm thực hiện kế hoạch…

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn - Năng lực tổ chức các hoạt động: HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 hết sức đa dạng, phong phú. Mỗi hoạt động, đòi hỏi cách thức tổ chức riêng. GV phải biết thu hút HS tham gia vào các hoạt này một cách tích cực và tự giác.

- Năng lực xây dựng tập thể lớp: GV phải xây dựng tập thể thành một tập thể đồn kết, thân ái có tổ chức, có sức mạnh, GV nhất là GV chủ nhiệm tạo ra tập thể lớp có một bầu khơng khí học tập tích cực. Học sinh cảm thấy tự tin, thoải mái, vui vẻ, ham học, được thừa nhận, được tơn trọng, cảm thấy mình có giá trị khi tham gia vào HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5.

- Năng lực giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động trải nghiệm: GV ln ln đứng trước những tình huống trải nghiệm rất đa dạng và phong phú, nhiều khi rất “gay cấn”. Để giải quyết những tình huống đó, địi hỏi GV phải có hệ thống tri thức về tâm lý, sinh lý lứa tuổi, hiểu những vấn đề xã hội liên quan đến HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5; biết thu nhận thơng tin, xử lý thơng tin, phân tích thơng tin để giải quyết các tình huống sư phạm.

- Năng lực đánh giá kết quả HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của HS: Thông qua việc quan sát, đánh giá HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 mà HS tham gia, GV tiến hành đánh giá tồn diện HS lớp mình phụ trách; họ là người phát hiện những năng lực tiềm tàng của học sinh, từ đó định hướng cho các em phát triển nhân cách. Họ cũng là người phối hợp với cha mẹ học sinh tổ chức các hoạt động trải nghiệm cho các em diễn ra cách an toàn nhất, đồng thời sử dụng kết quả đánh giá để điều chỉnh nội dung và hình thức tổ chức HĐTN trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS, điều chỉnh cách thức phối hợp với các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức. Chính vì vậy, năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm của GV là yếu tố có ảnh hưởng nhất đến việc triển khai áp dụng học trải nghiệm cho học sinh tiểu học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Mơi trường văn hóa mà nhà trường như bầu khơng khí, các mối quan hệ

giao tiếp, ứng xử… tạo nên văn hóa nhà trường. Vì vậy, nhà trường cần quan tâm xây dựng môi trường vật chất và tinh thần cho hoạt động học tập và hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS, GV để họ phát huy năng lực, sức sáng tạo nhằm đem lại chất lượng dạy và học hiệu quả.

1.5.2. Các yếu tố khách quan

- Điều kiện cơ sở vật chất thuận lợi, an toàn cho học sinh trải nghiệm

thực tế sẽ mang lại hiệu quả tốt để các em khi trải nghiệm tìm hiểu các sự vật, hiện tượng trong quá trình học tập. Bên cạnh đó, việc trang bị tài liệu hướng dẫn, tham khảo trải nghiệm cũng có ý nghĩa quan trọng. Đó chính là cơ sở để GV có thể tự bồi dưỡng, tự học và trao đổi chuyên môn nghiệp vụ nhằm tổ chức có hiệu quả các hoạt động trải nghiệm trong tiến trình dạy học.

- Sự phối kết hợp giữa các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường trong việc tham gia tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh. Nhà trường

phối hợp chặt chẽ với các lực lượng giáo dục khác nhằm tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5: Các đồn thể chính trị xã hội ở địa phương; tổ chức chính quyền địa phương; các đơn vị kinh tế xã hội; hội cha mẹ học sinh... Mục đích của cơng tác này nhằm phát huy sức mạnh của những lực lượng giáo dục này, đồng thời nâng cao hơn nữa trách nhiệm của gia đình, các lực lượng xã hội trong việc phối hợp, giúp đỡ nhà trường quản lý , giáo dục con em mình, hơn nữa tạo ra những thuận lợi cho nhà trường trong việc tổ chức hoạt động trải nghiệm. Vì vậy thực hiện việc phối hợp này có hiệu quả, sẽ tạo được sức mạnh tổng hợp, tạo điều kiện để các em được giáo dục ở mọi lúc, mọi nơi.

Sự quan tâm của chính quyền địa phương đến hoạt động trải nghiệm

Sự quan tâm chỉ đạo của cấp uỷ chính quyền các cấp, của Phòng Giáo dục và Đào tạo cùng với sự đồng hành của phụ huynh ảnh hưởng đến tổ chức các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học. Bởi lẽ, sự chỉ đạo sâu sát, kịp thời; sự quan tâm, hỗ trợ tạo điều kiện huy động

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn các nguồn lực xã hội để tổ chức môi trường trải nghiệm cho học sinh; sự chỉ đạo Phòng Giáo dục và đào tạo tổ chức các hội nghị, hội thảo, lớp tập huấn về tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho GV của cấp ủy chính quyền địa phương sẽ là nguồn động lực cũng như đòn bẩy thúc đẩy cho các HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của các nhà trường diễn ra theo đúng tiến độ với kết quả cao nhất. Sự kiểm tra, đánh giá thường xuyên, khách quan, công tâm của cấp quản lý giáo dục trên đối với HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS trong nhà trường tiểu học giúp nhà trường rút kinh nghiệm trong việc điều chỉnh, hoàn thiện kế hoạch và phương pháp tổ chức, quản lý HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của nhà trường ngày một hiệu quả hơn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Cơng nghệ thơng tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Tiểu kết chương 1

Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận của quá trình giáo dục trong nhà trường, là sự tiếp nối hoạt động dạy trên lớp, có vai trị quan trọng trong việc tạo nên sản phẩm đáp ứng mục tiêu giáo dục trong thời kỳ hội nhập.

Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở trường tiểu học là giúp các em học sinh hình thành các kĩ năng sống cơ bản, bồi dưỡng tình yêu quê hương đất nước. Vì vậy, hoạt động trải nghiệm trong dạy học mơn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 có vị trí, vai trị quan trọng trong chương trình giáo dục bậc tiểu học. Tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học gồm nội dung, hình thức tổ chức, sự phối hợp của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học gồm các nội dung về lập kế hoạch tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh; tổ chức triển khai hoạt động trải nghiệm; chỉ đạo hoạt động trải nghiệm cho học sinh; kiểm tra, đánh giá tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh tiểu học.

Bên cạnh đó, các yếu tố ảnh hưởng đến q trình tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh ở trường tiểu học như năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý ; năng lực tổ chức hoạt động trải nghiệm cho học sinh của GV tiểu học; cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 của nhà trường; sự quan tâm của chính quyền địa phương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM TRONG DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÝ LỚP 4,5 Ở CÁC TRƯỜNG TIỂU HỌC THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN

2.1. Một vài nét về khách thể khảo sát

2.1.1. Các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên

Trên địa bàn thành phố Thái Nguyên hiện nay có 45 trường tiểu học. Trong đó có 41 trường công lập; 1 trường PT dân lập có nhiều cấp học; 1 trường PT Cơng lập có nhiều cấp học và 2 trường tư thục.

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học năm học 2019-2020 Khối Số lớp Số học sinh Tổng số Dân tộc K.Tật 1 160 5.990 1.406 58 2 145 5.131 1.221 38 3 151 5.556 1.322 41 4 145 5.353 1.234 46 5 150 5.317 1.235 25 Tổng 751 27.347 6.428 208

Nguồn: Phòng GD - ĐT thành phố Thái Nguyên

Năm học 2019-2020, số lượng HS tiểu học là 27.347 HS, trong đó 6.428 HS là người dân tộc, 208 HS khuyết tật.

Các trường tổ chức các hoạt động tập thể, hoạt động giáo dục ngoài giờ chính khóa, hoạt động ngoại khóa sang hướng tổ chức hoạt động trải nghiệm; tập trung vào các hoạt động rèn kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, làm quen với một số nghề truyền thống ở địa phương. Tăng cường tổ chức và quản

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn lý các hoạt động giáo dục kĩ năng sống theo Thông tư số 04/2014/TT-BGDĐT ngày 28/02/2014 ban hành quy định về Quản lý hoạt động giáo dục kĩ năng sống và hoạt động giáo dục ngồi giờ chính khóa, đã triển khai thực hiện giáo dục kỹ năng sống và hoạt động ngồi giờ chính khóa của sở GDĐT. Tổ chức các hoạt động giáo dục, giao lưu, các sân chơi trí tuệ bổ ích và thân thiện nhằm phát triển năng lực học sinh: Liên hoan Tiếng hát dân ca giáo viên và học sinh tiểu học, giao lưu tìm hiểu An tồn giao thông, giao lưu Tiếng Việt của chúng em, Câu lạc bộ tiếng Anh, Tin học, Robotics, ngày hội học sinh tiểu học…

2.1.2. Mục đích khảo sát, nội dung và phương pháp khảo sát

a/ Mục đích khảo sát

Đánh giá thực trạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên và hực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, qua đó thấy được thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của hạn chế để xây dựng cơ sở thực tiễn cho luận văn.

b/ Nội dung và phương pháp khảo sát:

* Nội dung khảo sát:

- Thực trạng hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh trong các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

Đối tượng khảo sát: Khảo sát 20 CBQL, 55 GV tại các trường tiểu học: Cam Giá, Nha Trang, Gia Sàng, Nguyễn Viết Xuân, Độc Lập, Tân Cương, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Huệ, Tân Lập, Phúc Trìu.

* Phương pháp khảo sát thực trạng:

- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn cán bộ quản lý phòng giáo dục đào tạo thành phố Thái Nguyên, cán bộ quản lý và giáo viên các trường tiểu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn học để làm rõ thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu anket: Xây dựng mẫu phiếu khảo sát cho CBQL và GV.

Sử dụng thang likert với 3 mức độ để khảo sát, số liệu thu được xử lý theo cách cho điểm như sau:

+ Với những lựa chọn cho mức độ đồng ý, thường xuyên, hiệu quả cao, rất ảnh hưởng: 3 điểm.

+ Lựa chọn mức độ phân vân, thỉnh thoảng, hiệu quả trung bình, ảnh hưởng: 2 điểm.

+ Lựa chọn mức không đồng ý, chưa bao giờ, hiệu quả thấp, không ảnh hưởng: 1 điểm.

Dựa trên điểm số thu được, tính ĐTB cho các nội dung khảo sát, dựa trên ĐTB tiến hành lượng giá như sau:

+ 1,00 ≤ ĐTB ≤ 1.67: Mức thấp (Không đồng ý, chưa bao giờ, không hiệu quả, không ảnh hưởng);

+ 1.67 < ĐTB ≤ 2.34: Mức trung bình(Hiếm khi, ít hiệu quả trung bình, ít ảnh hưởng);

+ 2.34 < ĐTB ≤ 3,00: Mức cao (Đồng ý, thường xuyên, hiệu quả, ảnh hưởng).

2.2. Thực trạng hoạt động trải nghiệm môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh các trường Tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.2.1. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5 nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5

Để khảo sát về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 1 phụ lục 1 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.2.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

TT Vai trò, ý nghĩa Mức độ quan trọng TB Thứ bậc Quan trọng Ít quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)