Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 67 - 69)

8. Cấu trúc luận văn

2.3.2. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử

Địa lý lớp 4,5

Để khảo sát về tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5, chúng tôi sử dụng câu hỏi số 7 phụ lục 2 kết quả thu được qua xử lý thể hiện ở bảng 2.8.

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy họcmôn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5

TT Tổ chức thực hiện

Mức độ hiệu quả

TB Thứ bậc Hiệu quả Ít hiệu

quả

Không hiệu quả

SL % SL % SL %

1

Tổ trưởng chuyên môn xây dựng các giáo viên có năng lực tốt về tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm

55 73.3 16 21.3 4 5.3 2.68 1

2

Phân công, phân nhiệm cho tổ chuyên môn và giáo viên; Tổ chức phối hợp giữa các GV khác trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy họcmôn Lịch sử và Địa lý 4,5

46 61.3 18 24.0 11 14.7 2.47 2

3

Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về tổ chức HĐTN

37 49.3 19 25.3 19 25.3 2.24 5 4 Xây dựng cơ chế giám

sát hoạt động trải nghiệm 35 47.3 19 25.7 20 27.0 2.20 6 5

Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập

37 49.3 25 33.3 13 17.3 2.32 3

6

Huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn Kết quả số liệu thống kê cho thấy, nội dung “Tổ trưởng chuyên môn xây dựng các giáo viên có năng lực tốt về tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm” tổ chức đạt hiệu quả tốt (2.68 điểm, thứ bậc 1). Đa số GV là GV môn Sử, Địa do vậy các HĐTN môn Lịch sử và Địa lý đã lôi cuốn được HS tham gia. Các GV đã thực hiện hiệu quả nội dung “Phân công, phân nhiệm cho tổ chuyên môn và giáo viên; Tổ chức phối hợp giữa các GV khác trong quá trình tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý 4,5” (2.47 điểm, thứ bậc 2).

Tuy nhiên, nội dung “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về tổ chức HĐTN” (2.24 điểm, thứ bậc 5) có hiệu quả trung bình, theo GV trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân: “Các trường phụ thuộc vào kế hoạch tập huấn thường xuyên của Sở, Phòng GDĐT nên Hiệu trưởng các trường chưa chủ động tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực tổ chức HĐTN trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý cho GV”. Để tổ chức HĐTN môn Lịch sử và Địa lý, đa số GV phải tự học, tự nghiên cứu tuy nhiên theo GV trường tiểu học Gia Sàng cho biết: “Hiện nay, CBQL, GV nhắc đến HĐTN thì nhiều nhưng tài liệu để đọc về cách thức dạy học này thì mới thấy ở một số văn bản dự thảo của Bộ, chưa có các sách hướng dẫn cụ thể về cách thức tổ chức dạy học, đặc biệt là dạy học trong các môn học Lịch sử và Địa lý nên chúng tôi cũng chưa rõ tổ chức HĐTN trong các môn học Lịch sử và Địa lý theo quy trình như thế nào”.

Nội dung “Tổ chuyên môn hướng dẫn giáo viên xây dựng các tiêu chí đánh giá kết quả học tập” và nội dung “Huy động các nguồn tài chính bằng các nguồn tài chính khác nhau” có mức độ hiệu quả trung bình từ 2.28 đến 2.32 điểm. Như vậy, công tác tổ chức thực hiện vẫn chưa được Hiệu trưởng các trường quan tâm về chỉ đạo tổ chuyên môn hướng dẫn GV đánh giá kết quả học tập và huy động nguồn tài chính, nguyên nhân từ hạn chế về năng lực của một số CBQL trong việc huy động các lực lượng giáo dục tham gia tổ chức HĐTN trong dạy họcmôn Lịch sử và Địa lý 4,5 cho HS.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn lịch sử và địa lý lớp 4, 5 ở các trường tiểu học thành phố thái nguyên​ (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)