Những quy định chung về tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 30 - 32)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác văn hóa thông tin ở cơ sở

1.3.1. Những quy định chung về tiêu chuẩn, chức trách và nhiệm vụ của

ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

Theo Thông tư số 06/2012/TT-BNV của Bộ Nội Vụ: Hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể, nhiệm vụ và tuyển dụng công chức xã, phường, thị trấn quy định như sau:

* Tiêu chuẩn

- Được đào tạo, bồi dưỡng để có trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định về tổ chức quản lý và hoạt động văn hóa thông tin cơ sở (tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp trở lên).

- Có lập trường tư tưởng chính trị vững vàng, nhạy bén trong thông tin chính trị.

- Nhiệt tình với phong trào, được quần chúng tin yêu, có khả năng tổ chức quần chúng tham gia các hoạt động văn hóa thông tin.

- Hiểu biết các hệ thống văn bản pháp quy của ngành văn hóa thông tin, nắm vững những nhiệm vụ chính trị, kinh tế, xã hội, truyền thống văn hóa, phong tục tập quán của địa phương.

- Được trang bị những phương tiện cần thiết cho công tác quản lý và tổ chức hoạt động.

* Chức trách

Cán bộ văn hóa cấp cơ sở làm công tác chuyên môn thuộc biên chế của UBND cấp xã, có trách nhiệm tham mưu và là người trực tiếp tổ chức quản lý và hoạt động sự nghiệp văn hóa thông tin trên địa bàn theo sự phân công và thực hiện nhiệm vụ của cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương và của ngành dọc cấp trên.

* Nhiệm vụ

- Tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân cấp xã trong các lĩnh vực: Văn hóa thông tin, thể dục thể thao, du lịch, truyền thông theo quy định của pháp luật.

- Tổ chức, theo dõi và báo cáo về các hoạt động văn hóa thông tin, thể dục, thể thao, du lịch trên địa bàn; tổ chức thực hiện việc xây dựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư và xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn cấp xã.

+ Tổ chức hoạt động trạm truyền thanh: Thông tin các văn bản pháp quy của Đảng và chính quyền các cấp, tình hình chính trị, thời sự, kinh tế xã hội đã được đăng tải trên các loại hình báo chí của trung ương và địa phương.

+ Tổ chức hoạt động thông tin cổ động qua các hình thức treo, dán, tranh cổ động, pano, áp phích, bảng tin... phân phối tới dân các tài liệu tuyên truyền.

+ Tổ chức các buổi sinh hoạt chủ đề, báo cáo chuyên đề thời sự, chính trị, kinh tế, khoa học kỹ thuật.... cho các đối tượng thích hợp.

+ Thông tin cho các cơ quan quản lý cấp trên về dư luận quần chúng trong quá trình chấp hành đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thị trường văn hóa ở địa phương để các cấp có thẩm quyền có biện pháp tổ chức quản lý thích hợp.

+ Thành lập các câu lạc bộ văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao cho từng đối tượng yêu thích, đặc biệt là thanh niên, học sinh.

+ Tổ chức và tham gia các chương trình lễ hội, hội thi, hội diễn văn nghệ quần chúng ở cơ sở và địa phương.

+ Công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở: Xây dựng nếp sống văn hóa, làng văn hóa và gia đình văn hóa...

+ Tổ chức giữ gìn, bảo quản và phát huy tác dụng các di tích lịch sử, khu vui chơi giải trí.

+ Quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, dịch vụ văn hóa thông tin của các cơ quan đoàn thể, của các tổ chức xã hội và mọi công dân trên địa bàn [23].

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)