Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 62 - 65)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán

2.4.3. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công

văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã phường)

Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Vì thế đòi hỏi lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở không những chỉ cần có nhận thức đúng về vai trò, mục tiêu, nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở

mà còn phải biết sử dụng những hình thức tổ chức bồi dưỡng phù hợp để đạt được mục tiêu đề ra.

Tìm hiểu về thực trạng sử dụng hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên, chúng tôi nêu câu hỏi 7 trong mẫu phiếu số 1 và số mẫu phiếu số 2 với nội dung: Đồng chí đã được tham gia hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa với hình thức nào trong các hình thức sau đây?

Kết quả cụ thể ở bảng 2.11:

Bảng 2.11. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Hình thức bồi dưỡng Mức độ sử dụng Điểm trung bình Thứ bậc Hiệu quả sử dụng Điểm trung bình Thứ bậc RTX (4đ) TX (3đ) Đk (2đ) CSD (1đ) Tốt (3đ) Khá (2đ) TB (1đ) Tổ chức tập huấn chuyên đề ngắn ngày (02-05 ngày) 56 0 0 0 4 1 50 6 0 2,89 2 Tổ chức hội thảo, hội thi 54 2 0 0 3,96 2 44 10 2 2,71 5 Tổ chức hội thi (Hội

thi cán bộ văn hóa giỏi; Hội thi tuyên truyền viên về an toàn giao thông...)

46 10 0 0 3,82 3 48 8 0 2,58 3

Tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn: sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt cụm

56 0 0 0 4 1 56 0 0 3 1

Tổ chức hoạt động tự

bồi dưỡng 46 8 2 0 3,78 4 44 12 0 2,78 4

Không có ý kiến nào cho rằng một trong những hình thức trên chưa từng được sử dụng trong hoạt động bồi dưỡng. Tác giả nêu ra 5 hình thức trong phiếu điều tra, ý kiến đánh giá được thể hiện ở ba mức độ thực hiện: “Rất thường xuyên”, “Thường xuyên” và “Đôi khi”. Ở mức độ rất thường xuyên, hình thức được sử dụng nhiều nhất là tổ chức tập huấn chuyên đề ngắn ngày (02 - 05 ngày) hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn: sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt cụm. Có 100% ý kiến được hỏi chọn các hình thức tổ chức này và hai hình thức này được đánh giá là mang lại hiệu quả cao nhất. Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn: sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt cụm là hình thức dễ thu hút sự tham gia của các cán bộ văn hóa cấp cơ sở, đồng thời cũng thu hút được sự quan tâm, chú ý của quần chúng nhân dân, những người yêu thích các hoạt động văn hóa. Để tham gia tốt hình thức sinh hoạt chuyên môn cán bộ văn hóa phải sử dụng hết các kiến thức, nghiệp vụ của mình để tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên môn một cách tốt nhất; qua đó người cán bộ văn hóa được trau dồi, rèn luyện thêm về năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của mình, Hình thức tổ chức sinh hoạt chuyên môn: sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt cụm đạt 3 điểm và xếp bậc 1 về mức độ hiệu quả. Còn với hình thức tổ chức tập huấn chuyên đề ngắn ngày (từ 02 - 05 ngày), đây là hình thức sử dụng tổng hợp các phương pháp bồi dưỡng, tác động trực tiếp đến đối tượng bồi dưỡng, vì thế nên hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng cao có tổng điểm 2,89 và xếp bậc 2 về mức độ hiệu quả.

Hình thức tổ chức hội thảo, hội nghị cũng là hình thức thường xuyên được sử dụng đạt điểm 3,96 và xếp bậc 2 về mức độ sử dụng nhưng hiệu quả mang lại không cao với điểm 2,71 và xếp thứ 5 về mức độ hiệu quả. Hình thức hội thảo, hội nghị có ưu thế trong việc hình thành và phát triển cho đối tượng tham gia hình thức này về kiến thức, hiểu biết về những vấn đề được quan tâm. Tuy nhiên hiệu quả của hình thức này lại phụ thuộc rất nhiều vào thái độ, kiến thức và kỹ năng của đối tượng tham gia. Nếu đối tượng tham gia

hoạt động này có kiến thức, có kỹ năng, nghiệp vụ, tập trung nghiên cứu, tham gia vào các vấn đề tại hội thảo, hội nghị thì chắc chắn hiệu quả mang lại là rất lớn và ngược lại.

Hình thức tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng được sử dụng thường xuyên nhưng hiệu quả không cao xếp bậc thứ 4 về mức độ sử dụng với tổng điểm 3,78 và xếp bậc 4 mức độ hiệu quả với tổng điểm 2,78. Do tài liệu tự bồi dưỡng nhiều nhưng chưa phong phú, chủ yếu ở dạng văn bản do đó người học khó tiếp thu; việc nghiên cứu tài liệu cần đầu tư nhiều thời gian.

Hình thức tổ chức hội thi (Hội thi cán bộ văn hóa giỏi; Hội thi tuyên truyền viên về an toàn giao thông...) là hình thức tổ chức có nhiều ưu thế trong hình thành và phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở nhưng trong thực tế, việc tổ chức các hội thi cho cán bộ văn hóa thường hạn chế bởi tính mở, tính linh hoạt của các hình thức tổ chức. Qua các ý kiến khảo sát chúng tôi nhận thấy mức độ sử dụng của hình thức này chưa cao, cụ thể ở mức độ sử dụng đạt tổng điểm 3,82 và xếp bậc 3, về hiệu quả sử dụng chỉ đạt 2,58 điểm và xếp bậc 3.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)