Tăng cường công tác quản lý trong việc kiểm tra, đánh giá quá

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 94 - 95)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.7. Tăng cường công tác quản lý trong việc kiểm tra, đánh giá quá

thực hiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa

3.2.7.1. Mục tiêu

Quản lý chặt chẽ hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa, tránh lãng phí, trùng lập nội dung bồi dưỡng. Giúp cán bộ văn hóa tham gia bồi dưỡng thu được kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ ở mức tốt nhất. Đánh giá hiệu quả của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa, trên cơ sở đó có kế hoạch huy động nguồn lực và điều chỉnh các nội dung hoạt động bồi dưỡng cho phù hợp, đạt mục tiêu đề ra.

Giúp cho lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin nắm vững tình hình sau bồi dưỡng cho cán bộ văn hóa để tiếp tục giúp cán bộ văn hóa vận dụng tốt kiến thức kỹ năng đã được tích tụ vào quá trình giảng dạy. Việc nắm bắt sự tiến bộ của cán bộ văn hóa trông qua bồi dưỡng sẽ giúp ban lãnh đạo có kế hoạch bồi dưỡng tiếp theo, tạo điều kiện cho cán bộ hoàn thành nhiệm vụ được phân công.

3.2.7.1. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp * Nội dung của biện pháp

- Làm tốt việc quy hoạch đội ngũ cán bộ văn hóa để chủ động xây dựng kế hoạch bồi dưỡng cho từng giai đoạn và con người cụ thể.

- Tạo điều kiện cho cán bộ văn hóa tham gia bồi dưỡng đầy đủ bằng cách làm tốt biện pháp động viên khích lệ, xác định đúng các văn bản hành chính và chi phí tài chính thích hợp để từ đó Ban lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin chủ động về kế hoạch và có cơ chế bồi dưỡng cán bộ văn hóa cho phù hợp.

- Xác định đúng nội dung cần bồi dưỡng và hình thức bồi dưỡng phù hợp để ban lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin có cơ sở khoa học trong việc xây

dựng kế hoạch bồi dưỡng, tránh bị trùng lặp về nội dung và hình thức, chất lượng. Hoạt động tự học, tự bồi dưỡng của cán bộ văn hóa sẽ được phản ánh thực chất bằng cách đánh giá nghiêm túc qua kết quả kiểm tra. Đồng thời tăng cường tính tự giác và trách nhiệm của mỗi người khi tham gia bồi dưỡng.

* Cách thức chỉ đạo thực hiện biện pháp

Cùng với việc kiểm tra cần lập hồ sơ theo dõi quá trình công tác sau khi bồi dưỡng để nắm vững được những chuyển biến về năng lực chuyên môn nghiệp vụ, từ đó làm cho cán bộ văn hóa có đích phấn đấu. Ngay từ khi lập kế hoạch hoạt động bồi dưỡng, phải xây dựng được tiêu chuẩn đánh giá năng lực của cán bộ văn hóa cấp cơ sở với các tiêu chí cụ thể, dựa trên các tiêu chí đó để đánh giá mức độ nhận thức và mức độ thực hiện của mỗi cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

3.2.7.1. Điều kiện thực hiện biện pháp

Hoạt động kiểm tra, đánh giá phải được thực hiện thường xuyên, phản ánh chính xác những vấn đề thực tế.

Ban lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin xây dựng tiêu chí cụ thể đánh giá kết quả bồi dưỡng phù hợp với điều kiện thực tế của các đơn vị.

Cán bộ văn hóa dành nhiều thời gian, công sức cho công việc, chuyên tâm với nghề nghiệp và có chí tiến thủ.

Chuẩn bị tài chính, khen thưởng xứng đáng với những kết quả của cán bộ văn hóa đã cố gắng trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ nâng cao trình độ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 94 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)