8. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa
2.5.1. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng
Tìm hiểu về thực trạng thực hiện các nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên tác giả đã sử dụng câu hỏi 8 (phụ lục 1 và phụ lục 2) dành cho lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở, với 7 nội dung, 4 mức độ thực hiện và 4 mức độ đánh giá kết quả thực hiện.
[1]. Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng. [2]. Quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng.
[3]. Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng. [4]. Quản lý giảng viên trong hoạt động bồi dưỡng. [5]. Quản lý học viên trong hoạt động bồi dưỡng.
[6]. Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng. [7]. Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng.
Kết quả thể hiện ở bảng 2.12 như sau:
Bảng 2.12. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng
Nội dung quản lý Mức độ thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc
Kết quả thực hiện Điểm trung bình Thứ bậc RTX (4đ) TX (3đ) Đk (2đ) CBG (1đ) Tốt (4đ) Khá (3đ) TB (2đ) Yếu (1đ) [1] 56 0 0 0 4 1 55 1 0 0 3,98 2 [2] 56 0 0 0 4 1 56 0 0 0 4 1 [3] 56 0 0 0 4 1 53 3 0 0 3,94 4 [4] 50 6 0 0 3,89 3 52 4 0 0 3,92 5 [5] 52 4 0 0 3,92 2 50 6 0 0 3,89 6 [6] 56 0 0 0 4 1 54 2 0 0 3,96 3 [7] 56 0 0 0 4 1 48 8 0 0 3,85 7
Nhận xét về kết quả khảo sát như sau:
Tác giả nhận thấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở cho rằng công tác quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở đã tập trung vào 7 nội dung tác giả đã nêu ra. Nội dung được thực hiện ở mức độ thường xuyên, là: Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng; quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng; quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng; quản lý việc điều tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng, quản lý học các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng
đều đạt điểm tuyệt đối là 4 điểm và xếp bậc 1. Các nội dung được thực hiện ở mức độ ít thường xuyên hơn, như: Quản lý học viên trong hoạt động bồi dưỡng
đạt 3,92 điểm và xếp bậc 2; Quản lý giảng viên trong hoạt động bồi dưỡng đạt 3,89 điểm và xếp bậc 3.
Để đánh giá về kết quả thực hiện các nội dung bồi dưỡng: Với 7 nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng chúng tôi đưa ra, khi thu thập và xử lý số liệu, chúng tôi nhận thấy không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ. Kết quả thực hiện các nội dung quản lý, như sau: Quản lý thực hiện nội dung bồi dưỡng đạt điểm
là 4 và xếp bậc 1; Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng đạt điểm là 3,98 và xếp bậc 2; nội dung Quản lý việc kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng đạt điểm là 3,96 và xếp thứ 3; nội dung Quản lý phương pháp, hình thức bồi dưỡng đạt điểm là 3,94 và xếp thứ 4; nội dung Quản lý giảng viên trong hoạt động bồi dưỡng đạt điểm là 3,92 và xếp thứ 5; nội dung Quản lý học viên trong hoạt động bồi dưỡng đạt điểm là 3,89 và xếp thứ 6; nội dung Quản lý các điều kiện thực hiện hoạt động bồi dưỡng đạt điểm là 3,85 và xếp thứ 7.