8. Cấu trúc luận văn
2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa
2.5.5. Đánh giá chung về khảo sát thực trạng
2.5.5.1. Ưu điểm
- Đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý đã quán triệt tốt việc nhận thức và tầm quan trọng của việc nắm vững mục tiêu và chương trình bồi dưỡng. Các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ của giảng viên được thực hiện nghiêm túc về thời gian, tiến trình thực hiện. Công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học viên được hiện hiện đúng quy chế và nghiêm túc.
- Về thực trạng: Qua khảo sát hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở tác giả nhận thấy trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng, lãnh đạo Phòng văn hóa và thông tin đã rất chú ý đến bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thông qua nhiều hình thức phong phú, đa dạng như tổ chức tập huấn chuyên đề ngắn ngày, tổ chức các hội thi, hội thảo... với các phương pháp bồi dưỡng được lựa chọn kỹ, đảm bảo yêu cầu của hoạt động bồi dưỡng đã đề ra.
- Về thực trạng: Qua khảo sát quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên: Phòng văn hóa và thông tin thành phố đã năng động trong việc xây dựng kế hoạch tổ chức hoạt động bồi dưỡng, đưa vào chương trình công tác hàng năm, hàng quý, hàng tháng,.... Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cớ sở đã được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp, sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa Phòng văn hóa và thông tin với các ngành liên quan (Cục văn hóa cơ sở, Sở văn hóa thể thao và du lịch tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh...) tạo điều kiện cho Phòng văn hóa và thông tin tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.
- Về nhận thức: Đa số khách thể được khảo sát là lãnh đạo Phòng văn hóa và thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở đã có nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; nhận thức được sự cần thiết của công tác tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp cụ công tác văn hóa để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.
- Phòng Văn hóa và Thông tin đã chủ động phối hợp, nhạy bén trong việc khai thác và huy động nguồn lực từ các chương trình, dự án, các ngành liên quan để tổ chức hoạt động công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.
2.5.5.2. Hạn chế
Về việc lập kế hoạch: Nhìn chung, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở của thành phố chưa mang tính chiến lược, chủ yếu là kết hợp, lồng ghép vào các hoạt động bồi dưỡng và còn nhiều bất cập trong việc triển khai thực hiện, một số phương pháp bồi dưỡng như phương pháp trực quan, phương pháp giao việc, phương pháp diễn đàn chưa đạt hiệu quả cao; hình thức tổ chức hội nghị; hội thảo chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của đối tượng bồi dưỡng, hình thức tự bồi dưỡng đạt hiệu quả thấp dẫn đến hiệu quả hoạt động bồi dưỡng không cao.
Về thời gian dành cho các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở còn chưa nhiều (khoảng 02-05 ngày/lớp), do đó nội dung của chương trình chủ yếu là trang bị những kiến thức và nghiệp vụ cơ bản, chưa dành nhiều thời gian cho đối tượng được thực hành kiến thức, nghiệp vụ, vì thế mà hiệu quả hoạt động bồi dưỡng đạt được kết quả cao.
Về giảng viên: Giảng viên thực hiện chương trình theo khuôn mẫu định sẵn, một chiều, mang tính áp đặt, ít có cơ hội bổ sung tài liệu hoặc thay đổi hình thức. Ngoài các giảng viên trường Văn hóa nghệ thuật thì đa số đội ngũ báo cáo viên chưa được đào tạo cơ bản, giảng dạy chủ yếu bằng kinh nghiệm;
cơ sở vật chất và tài liệu phục vụ cho các hoạt động bồi dưỡng còn thiếu; đối tượng tham gia các hoạt động bồi dưỡng trình độ khác nhau ở các vùng miền khác nhau ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng.
Về kinh phí tổ chức: Mặc dù đã được sự tạo điều kiện về kinh phí tổ chức, nhưng kinh phí vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của hoạt động bồi dưỡng, tài liệu, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động bồi dưỡng chưa đảm bảo, thiếu các phương tiện phục vụ cho hoạt động giảng dạy. Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến chất lượng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.
2.5.5.3. Nguyên nhân của ưu điểm
Trong những năm qua, được sự quan tâm của cấp ủy, chính quyền các cấp đối với hoạt động văn hóa nói chung và hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở nói riêng. Để có được những kết quả trên, phải kể đến sự thống nhất cao trong việc chỉ đạo, triển khai và tổ chức thực hiện của tập thể lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin đã có; công tác phối hợp với các ngành chặt chẽ và hiệu quả; đội ngũ cán bộ văn hóa có trình độ, năng động và sáng tạo trong công tác tham mưu triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa, tích cực trong công tác vận động, khai thác các nguồn lực phục vụ cho hoạt động văn hóa nói chung và tích cực chủ động, tham mưu tham gia thực hiện hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở trên địa bàn thành phố Thái Nguyên nói riêng.
2.5.5.4. Nguyên nhân của những mặt hạn chế
Như chúng ta biết, Phòng Văn hóa và Thông tin thành phố là cơ quan quản lý không có chức năng chính là thực hiện các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, do vậy nguồn kinh phí chi cho hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở không có, hoạt động bồi dưỡng
chủ yếu được thực hiện lồng ghép vào các hoạt động bồi dưỡng chung hoặc thông qua các chương trình và dự án.
Về cơ sở vật chất: Cơ sở vật chất để phục vụ các hoạt động bồi dưỡng chủ yếu tập trung tại cơ sở, do vậy không đáp ứng được yêu cầu của các hoạt động bồi dưỡng, ảnh hưởng đến mục tiêu của các hoạt động bồi dưỡng. Kinh phí cho hoạt động văn hóa còn hạn chế, đặc biệt là kinh phí dành riêng cho hoạt động bồi dưỡng.