Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 59 - 62)

8. Cấu trúc luận văn

2.4. Thực trạng bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán

2.4.2. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Để tìm hiểu thực tế việc sử dụng các phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, tác giả nêu câu hỏi 6 trong mẫu phiếu (phụ lục 1 và phụ lục 2) để hỏi 56 đồng chí

là lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở về mức độ sử dụng hiệu quả sử dụng các phương pháp trong quá trình bồi dưỡng.

Kết quả cụ thể ở bảng 2.9 như sau:

Bảng 2.9. Thực trạng phương pháp tổ chức hoạt động bồi dưỡng

Phương pháp bồi dưỡng

Mức độ sử dụng Điểm trung bình Thứ bậc TX (3đ) ĐK (2đ) Chưa sử dụng (1đ) Phương pháp thuyết trình 53 3 0 2,94 4 Phương pháp đàm thoại 52 4 0 2,92 5 Phương pháp cùng tham gia 56 0 0 3 1 Phương pháp luyện tập 56 0 0 3 1 Phương pháp thực hành 56 0 0 3 1 Phương pháp sắm vai và xử lý tình huống 50 6 0 2,89 6 Phương pháp trực quan 56 0 0 3 1 Phương pháp hoạt động nhóm 56 0 0 3 1 Phương pháp kiểm tra, đánh giá 56 0 0 3 1 Phương pháp diễn đàn 55 1 0 2,98 2 Phương pháp giao việc 54 2 0 2,96 3

Kết quả khảo sát thu được như sau:

Theo ý kiến đánh giá của lãnh đạo Phòng văn hóa và thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở thì quá trình bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên đã sử dụng phối hợp tất cả các phương pháp trên.

Tính tổng điểm mức độ sử dụng và xếp thứ bậc. Kết quả những phương pháp được sử dụng thường xuyên nhất là: Phương pháp cùng tham gia, phương pháp thực hành, phương pháp luyện tập, phương pháp trực quan, phương pháp hoạt động nhóm, phương pháp kiểm tra đánh giá, các phương

pháp này đều xếp bậc 1 và đạt điểm là 3; Phương pháp diễn đàn xếp bậc 2 và đạt số điểm là 2,98; Phương pháp giao việc xếp bậc 3 và đạt 2,96 điểm,

Phương pháp thuyết trình đạt 2,94 điểm và xếp bậc 4 về mức độ sử dụng; ngoài các phương pháp này, thì phương pháp đàm thoại phương pháp sắm vai, xử lý tình huống ít được sử dụng thường xuyên hơn. Cụ thể phương pháp đàm thoại xếp bậc 5 với điểm 2,92, phương pháp sắm vai và xử lý tình huống

xếp bậc 6 với điểm là 2,89 về mức độ sử dụng.

Trên cùng một bảng khảo sát, tác giả xin ý kiến đánh giá của các khách thể về hiệu quả sử dụng của các phương pháp trong quá trình tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên như sau:

Bảng 2.10. Thực trạng hiệu quả sử dụng các phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa

Phương pháp bồi dưỡng

Hiệu quả sử dụng Điểm

trung bình Thứ bậc Tốt (3đ) Khá (2đ) TB (1đ) Phương pháp thuyết trình 48 8 0 2,85 8 Phương pháp đàm thoại 51 5 0 2,91 5 Phương pháp cùng tham gia 56 0 0 3 1 Phương pháp luyện tập 52 4 0 2,92 4 Phương pháp thực hành 49 7 0 2,87 7 Phương pháp sắm vai và xử lý tình huống 54 2 0 2,96 2 Phương pháp trực quan 45 11 0 2,80 10 Phương pháp hoạt động nhóm 50 6 0 2,89 6 Phương pháp kiểm tra, đánh giá 53 3 0 2,94 3 Phương pháp diễn đàn 46 10 0 2,82 9 Phương pháp giao việc 44 12 0 2,73 11

Kết quả khảo sát cho thấy:

Qua những kết quả trên: Thì phương pháp cùng tham gia, phương pháp sắm vai và xử lý tình huống, phương pháp kiểm tra đánh giá, phương pháp

luyện tập được đánh giá là có hiệu quả sử dụng tốt. Cụ thể như phương pháp cùng tham gia xếp thứ bậc 1 về hiệu quả sử dụng với điểm trung bình là 3, phương pháp sắm vai và xử lý tình huống xếp bậc 2 với tổng điểm 2,96, phương pháp kiểm tra đánh giá xếp bậc 3 với điểm là 2,94, phương pháp luyện tập xếp bậc 4 với điểm 2,92.

Phương pháp cùng tham gia có mức độ sử dụng xếp bậc 2 và được đánh giá mang hiệu quả cao nhất xếp bậc 1. Ngoài ra, cũng có các phương pháp được sử dụng thường xuyên nhưng lại chưa mang lại hiệu quả như mong đợi, như: Phương pháp giao việc mức độ xếp bậc 3 về mức độ sử dụng nhưng chỉ xếp bậc 11 về hiệu quả sử dụng là do công việc được giao chưa phù hợp với đối tượng được giao việc hoặc do nhận thức, năng lực của đối tượng được giao việc chưa cao, chưa thực sự cố gắng để hoàn thành công việc được giao đảm bảo yêu cầu; Phương pháp trực quan xếp bậc thứ 1 mức độ sử dụng, bậc 10 về hiệu quả sử dụng. Phương pháp trực quan là phương pháp dễ sử dụng trong quá trình bồi dưỡng nhưng chưa đạt hiệu quả, nguyên nhân do trình độ nhận thức của đối tượng được bồi dưỡng, chưa tập trung trong quá trình bồi dưỡng;

Phương pháp diễn đàn xếp bậc 2 về mức độ sử dụng, bậc 9 về hiệu quả sử dụng. Đây là phương pháp thường xuyên được sử dụng, mang tính chất đối thoại, sẽ đạt hiệu quả rất cao nếu đối tượng được bồi dưỡng quan tâm, tích cực tham gia vào diễn đàn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 59 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)