Kết luận chương 2

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 76 - 93)

8. Cấu trúc luận văn

2.6. Kết luận chương 2

Thông qua khảo sát đánh giá thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên đã giúp chúng tôi có một số kết luận: Nội dung nghiên cứu của chương 2 đã làm rõ một số vấn đề về thực trạng nhận thức về khái niệm, nội dung tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở, vai trò của cán bộ văn hóa trong tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở, nội dung quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở của lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố và cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Nhận thức về mục tiêu, vị trí và vai trò hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa đối với việc nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa ở cơ sở, giúp cho việc xây dựng nội dung và tổ chức thực hiện hoạt động bồi dưỡng phù hợp trên cơ sở đáp ứng yêu cầu công việc và nhu cầu thực tế của cán bộ văn hóa cơ sở nhằm mục đích tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở.

Chúng tôi nhận thấy, việc đánh giá thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa ở cơ sở, Phòng văn hóa và thông tin thành phố đã phối hợp với các tổ chức, ban ngành trong tỉnh, Sở văn hóa thể thao và du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh, Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố, các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố tổ

chức hoạt động bồi dưỡng phát triển nghiệp vụ trong công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Các nội dung bồi dưỡng phù hợp với hoàn cảnh thực tiễn, trình độ và nhu cầu của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở trong thành phố. Công tác bồi dưỡng đã biết phối hợp các phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động linh hoạt.

Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở cho thấy, Phòng văn hóa và thông tin đã quan tâm đến việc lập kế hoạch, tổ chức hoạt động bồi dưỡng; nội dung quản lý tập trung vào các vấn đề quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng; quản lý nội dung bồi dưỡng; quản lý phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng; quản lý giảng viên và người học trong hoạt động bồi dưỡng; quản lý các điều kiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng bằng phương pháp tâm lý - xã hội; phương pháp kinh tế; phương pháp hành chính tổ chức.

Tuy nhiên bên cạnh những thuận lợi, kết quả nghiên cứu thực trạng còn cho thấy trình độ đạt được về nghiệp vụ công tác văn hóa của cán bộ văn hóa cấp cơ sở còn chưa đồng đều; còn hạn chế ở một số nghiệp vụ như: Nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở.

Do đó, trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, nhà quản lý cần tính đến các yếu tố ảnh hưởng để đề ra giải pháp phù hợp, thực hiện có hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

Những kết quả từ thực trạng trên cho thấy, việc đề ra các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở là vấn đề cần thiết và cấp bách. Trên cơ sở nghiên cứu chương 2, tác giả xin đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên trong thời gian tới.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG BỒI DƯỠNG NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC VĂN HÓA CHO ĐỘI NGŨ CÁN BỘ VĂN

HÓA CẤP CƠ SỞ (XÃ, PHƯỜNG) THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN 3.1. Nguyên tắc chỉ đạo đề xuất biện pháp

Dựa trên sự phân tích các cơ sở lý luận của quản lý hoạt động bồi dưỡng tại chương 1 và thực tiễn của quản lý hoạt động bồi nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa ở chương 2. Tác giả đã đưa ra một số yêu cầu có tính nguyên tắc đối với việc đề xuất các biện pháp như sau:

3.1.1. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ phải đảm bảo tính mục đích

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở đòi hỏi phải có mục đích. Nếu không định hướng đúng đắn các biện pháp được đề xuất sẽ không phù hợp với chuẩn mực của xã hội và tình hình văn hóa trên hiện nay. Trong tổ chức các hoạt động văn hóa, người cán bộ văn hóa phải có trình độ, có kiến thức, có nghiệp vụ công tác văn hóa; phải thường xuyên đổi mới, đổi mới cả về nội dung và hình thức hoạt động văn hóa, nâng cao chất lượng và đa dạng hóa các mô hình hoạt động văn hóa để thu hút mọi nguồn lực tầng lớp nhân dân tham gia. Nếu không đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, công tác văn hóa sẽ không đáp ứng được nhiệm vụ chính trị, không tập hợp và thu hút được quần chúng nhân dân tham gia hoạt động văn hóa.

Việc xây dựng và vận dụng các biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở là xây dựng đội ngũ cán bộ văn hóa thuần thục một số nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa, vì vậy, việc nghiên cứu đề xuất các biện pháp phải dựa vào trạng thái nghiệp vụ hiện tại của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Từ

đó, phân tích những biểu hiện của sự thiếu hụt về kiến thức và nghiệp vụ, từ đó đề xuất hướng tác động thể hiện ở các biện pháp cụ thể mới có ý nghĩa thiết thực và đúng định hướng.

Cần phải xác định đúng mục đích khi xây dựng biện pháp bồi dưỡng phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; tri thức về nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa ở cơ sở; quy trình thực hiện; xác định các yêu cầu cần đạt được nhằm định hướng cho quá trình thực hiện, rèn luyện và đánh giá kết quả đạt được, nhằm phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

3.1.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ phải đảm bảo tính thực tiễn

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở đòi hỏi phải xuất phát từ thực tế trình độ hiện có của cán bộ văn hóa cấp cơ sở và yêu cầu của xã hội đối với công tác văn hóa trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở khảo sát thực trạng hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, các biện pháp đề xuất trong luận văn phải đảm bảo các yêu cầu sau:

- Không lặp lại những cái đã có;

- Có khả năng áp dụng vào thực tế, mang lại hiệu quả cao;

- Đáp ứng yêu cầu nâng cao trình độ đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở và yêu cầu công tác văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

3.1.3. Việc đề xuất các biện pháp quản lý các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở hiện nay phải đảm bảo tính kế thừa

Trên cơ sở những tồn tại hạn chế trong công tác lập kế hoạch, xây dựng nội dung, chương trình và bố trí các nguồn lực tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng để đề xuất các biện pháp thực hiện nhằm khắc phục những tồn tại hạn chế đó để tổ chức có hiệu quả các hoạt động bồi dưỡng và đạt mục tiêu đề ra.

3.1.4. Các biện pháp được đề xuất để tổ chức thực hiện các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở phải đảm bảo tính khả thi

Để các biện pháp mang tính khả thi thì các biện pháp đề xuất cần:

- Phù hợp với nhu cầu thực tiễn, đó là nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công tác văn hóa của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở; yêu cầu của công tác văn hóa, nhu cầu xã hội ngày càng cao, đòi hỏi người cán bộ văn hóa phải có trình độ mới, phải linh hoạt, nhạy bén trong công tác văn hóa ở cơ sở đáp ứng yêu cầu của xã hội đối với chất lượng hoạt động văn hóa đặc biệt là tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở.

- Phù hợp với điều kiện thực tiễn của công tác văn hóa ở cơ sở, của địa phương, của đội ngũ báo cáo viên và đáp ứng được mục tiêu của hoạt động bồi dưỡng.

- Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở phải có cơ sở lý luận và thực tiễn rõ ràng, được xác định trên những luận cứ khoa học, đảm bảo đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với chiến lược phát triển công tác cán bộ văn hóa cơ sở.

3.1.5. Các biện pháp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở phải đảm bảo tính hiệu quả và toàn diện

Các biện pháp có thể ứng dụng rộng rãi, vừa có khả năng tạo ra tính hiệu quả trong quá trình rèn luyện bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho cán bộ. Tính hiệu quả thể hiện ở chỗ nếu áp dụng các biện pháp này thì yêu cầu cần đạt được thông qua quá trình rèn luyện sẽ được thực hiện chặt chẽ, khoa học. Tính hiệu quả được thể hiện ở nhiều mặt như:

- Hiệu quả về nhận thức: Các biện pháp phải đảm bảo cho việc lĩnh hội các tri thức, nghiệp vụ một cách đầy đủ với chất lượng cao và vững chắc hơn so với hiện tại. Tri thức và kỹ năng nghiệp vụ đã lĩnh hội dược trở nên có hệ thống, bền vững và có khả năng thực hành, ứng dụng mang lại hiệu quả cao trong thực tiễn;

- Hiệu quả về mặt giáo dục: Nâng cao ý thức cán bộ văn hóa trong việc tìm tòi, sáng tạo trong quá trình thiết kế, tổ chức công tác văn hóa, đáp ứng tốt hơn những yêu cầu theo chuẩn nghề nghiệp của cán bộ văn hóa, trình độ của cán bộ văn hóa cơ sở, đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa trong giai đoạn hiện nay.

- Hiệu quả về mặt kinh tế: Tiết kiệm được thời gian và công sức, đảm bảo được chất lượng đề ra trong bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

Biện pháp phát triển kỹ năng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở phải tạo ra hiệu quả toàn diện, thiết thực để nâng cao năng lực tổ chức hoạt động văn hóa cho cán bộ văn hóa nói riêng.

3.1.6. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ phải đảm bảo tính hệ thống

Nguyên lý tính hệ thống là một nguyên lý cơ bản trong lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng. Nó xem xét mọi sự vật và hiện tượng trên thế giới vật chất và tinh thần tồn tại, vận động và phát triển trong một chỉnh thể thống nhất toàn vẹn.

Quán triệt nguyên lý hệ thống trong xây dựng biện pháp phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở sẽ được tiến hành trong một chỉnh thể, bao gồm các biện pháp có mối quan hệ thống nhất với nhau. Mỗi biện pháp đứng trước là điều kiện, tiền đề cho sự thực hiện chức năng của biện pháp đứng sau. Đồng thời các biện pháp đứng sau là sự kế tục, hoàn thiện các chức năng để phát triển cao hơn. Nếu thiếu một trong các biện pháp hoặc một biện pháp không thực hiện đầy đủ các chức năng của mình thì việc thực hành trong cấu trúc phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở với các biện pháp còn lại cũng không phát huy hết tác dụng.

Đây là nguyên tắc cơ bản nhất trong việc xây dựng biện pháp phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

3.2. Các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở

Để góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, Luận văn đã đề xuất 7 biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ văn hóa. Những biện pháp này hướng tới việc nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên.

3.2.1. Bồi dưỡng kiến thức về công tác văn hóa ở cơ sở và kiến thức về nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho cán bộ văn hóa cấp cơ sở

3.2.1.1. Mục tiêu

Nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa của cán bộ văn hóa cấp cơ sở chỉ có thể được hình thành và phát triển một cách tích cực và sáng tạo khi cán bộ văn hóa cấp cơ sở có những hiểu biết đầy đủ về hoạt động văn hóa và nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở. Bồi dưỡng kiến thức giúp cán bộ văn hóa cấp cơ sở nhận thức đúng đắn và đầy đủ cơ sở lý luận về hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, đặc biệt là nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động văn hóa và vai trò của nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa, tạo cơ sở khoa học cho việc phát triển nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

3.2.1.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Bồi dưỡng kiến thức về công tác văn hóa ở cơ sở và kiến thức về nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho cán bộ văn hóa cấp cơ sở tập trung vào bồi dưỡng kiến thức về công tác văn hóa ở cơ sở và nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, gồm:

(1) Kiến thức về công tác văn hóa ở cơ sở:

- Một số khái niệm cơ bản về cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

- Vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của công tác văn hóa trong thời kỳ mới. - Nguyên tắc, nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở trong tình hình mới.

- Vai trò của cán bộ văn hóa trong tổ chức hoạt động văn hóa ở cơ sở. (2). Kiến thức về nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, gồm:

- Khái niệm nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

- Vị trí, vai trò của nghiệp vụ tổ chức trong thực hiện hiệu quả hoạt động văn hóa.

- Tên nghiệp vụ, ý nghĩa nghiệp vụ, cách thực hiện nghiệp vụ. - Yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nghiệp vụ.

Để cán bộ văn hóa tiếp thu hiệu quả kiến thức cơ bản về công tác văn hóa và nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa tại cơ sở cần có biện pháp và hình thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 76 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)