Đánh giá về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 54 - 56)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp cụ

2.3.3. Đánh giá về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công

văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

Để đánh giá mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ văn hóa cấp cơ sở, tác giả đã tiến hành đưa ra phiếu trưng cầu ý kiến hỏi 86 khách thể là lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ Trung tâm Văn hóa thông tin và Thể thao, cán bộ văn hóa cấp cơ sở bằng câu hỏi số 3: Đồng chí hãy đánh

giá về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở? (phụ lục 1, phụ lục 2 và phụ lục 3).

Kết quả khảo sát như sau:

Bảng 2.6. Đánh giá về mức độ cần thiết của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

TT Nội dung bồi dưỡng

Ý kiến đánh giá (%) Rất cần thiết Cần thiết Không cần thiết

1 Nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa 100 0 0 2 Nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa 100 0 0 3 Nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông

tin, thể thao 96,5 3,5 0

4 Nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở 93 0,7 0 Kết quả khảo sát cho thấy:

Phân tích nội dung bảng 2.6: Qua kết quả khảo sát trên cho thấy ở mức độ rất cần thiết có 100% ý kiến được hỏi chọn nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóanghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa; 96,5% ý kiến được hỏi chọn bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao; 93% ý kiến hỏi được hỏi chọn nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở.

Ở mức độ cần thiết, kết quả khảo sát đối với các khách thể, chúng tôi nhận thấy: Có 3,5% ý kiến cho rằng cần thiết phải bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao; có 0,7% ý kiến chọn nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở.

Bằng việc sử dụng phương pháp quan sát, trao đổi, chúng tôi nhận thấy cán bộ văn hóa cấp cơ sở còn thiếu và hạn chế về nghiệp vụ công tác bảo tàng,

bảo tồn ở cơ sở vì vậy bồi dưỡng nghiệp vụ này cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở là rất cần thiết.

Nhìn chung việc bồi dưỡng các nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở mà tác giả đã đưa ra được đánh giá là rất cần thiết, rất phù hợp với nhu cầu cần được bồi dưỡng của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở để giúp đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở nắm vững nghiệp vụ công tác văn hóa và tổ chức tốt hoạt động văn hóa ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 54 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)