Nhận thức về khái niệm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 50 - 52)

8. Cấu trúc luận văn

2.3. Thực trạng nhận thức về quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp cụ

2.3.1. Nhận thức về khái niệm

Nhận thức của lãnh đạo phòng văn hóa và thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể

Cán bộ văn hóa cơ sở, bồi dưỡng, quản lý hoạt động bồi dưỡng, nghiệp vụ công tác văn hóa, các biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa là cơ sở quan trọng để xây dựng, tổ chức, quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Với câu hỏi 1 (phụ lục 1, phụ lục 2, phụ lục 3) tác giả đã nêu ra 5 khái niệm cơ bản:

- Cán bộ văn hóa cơ sở là cán bộ công chức có năng lực, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn và nghiệp vụ về công tác văn hóa. Là người trực tiếp tham mưu, xây dựng kế hoạch và tổ chức các hoạt động văn hóa.

- Bồi dưỡng là quá trình bổ sung kiến thức, kỹ năng để nâng cao trình độ trong lĩnh vực chuyên môn nào đó, giúp con người mở mang hoặc nâng cấp hệ thống tri thức, kỹ năng, kỹ xảo chuyên môn nghiệp vụ có sẵn nhằm nâng cao chất lượng hiệu quả công việc đang làm.

- Quản lý hoạt động bồi dưỡng là quá trình quản lý hoạt động truyền thụ tri thức của đội ngũ cán bộ giáo viên và quá trình lĩnh hội tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học; quản lý các điều kiện cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bồi dưỡng của người quản lý.

- Nghiệp vụ công tác văn hóa là những công việc, những cách thức mà cán bộ văn hóa phải làm để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, nội dung trong công tác văn hóa. Nói cách khác, nghiệp vụ công tác văn hóa là công việc chuyên môn của cán bộ văn hóa.

- Biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa là tổng thể các cách thức, con đường, phương tiện ...của người quản lý văn hóa cấp trên tác động đến cá nhân cán bộ văn hóa cấp dưới, giúp cán bộ văn hóa cơ sở phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa và quản lý các hoạt động văn hóa, đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển văn hóa thành phố Thái Nguyên.

Qua khảo sát lấy ý kiến đánh giá của lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ Trung tâm

Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố Thái nguyên, cán bộ văn hóa cấp cơ sở thành phố Thái Nguyên qua 3 mức độ: đồng ý, phân vân, không đồng ý, kết quả thể hiện ở bảng 2.4 sau:

Bảng 2.4. Nhận thức về khái niệm

STT Khái niệm Ý kiến đánh giá (%)

Đồng ý Phân vân Không đồng ý

1 Cán bộ văn hóa cấp cơ sở 100 0 0

2 Bồi dưỡng 100 0 0

3 Quản lý hoạt động bồi dưỡng 100 0 0 4 Nghiệp vụ công tác văn hóa 97,7 2,3 0

5 Biện pháp quản lý hoạt động bồi

dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa 95,3 4,7 0

Kết quả khảo sát cho thấy:

Không có ý kiến nào không đồng ý với 5 khái niệm mà tác giả đưa ra. Phần lớn ý kiến được hỏi đồng ý với khái niệm này. Cụ thể 100% ý kiến đồng ý với khái niệm cán bộ văn hóa cấp cơ sở, khái niệm bồi dưỡng và khái niệm

quản lý hoạt động bồi dưỡng, có 97,7% ý kiến khảo sát nhận thức đúng khái niệm nghiệp vụ công tác văn hóa, có 95,3% ý kiến khảo sát nhận thức đúng khái niệm biện pháp quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa. Tỷ lệ rất ít ý kiến khảo sát chưa nhận thức đúng về các khái niệm trên. Điều này cho thấy lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên địa bàn thành phố, cán bộ Trung tâm Văn hóa Thông tin - Thể thao thành phố, cán bộ văn hóa cấp cơ sở đã nhận thức đúng về các khái niệm cơ bản nêu trên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 50 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)