Đánh giá thực trạng nghiệp vụ công tác văn hóa của cán bộ văn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 68 - 71)

8. Cấu trúc luận văn

2.5. Thực trạng quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa

2.5.3. Đánh giá thực trạng nghiệp vụ công tác văn hóa của cán bộ văn

cấp cơ sở (xã, phường) thành phố Thái Nguyên

Chúng tôi đã nghiên cứu lý luận các giai đoạn phát triển nghiệp vụ trong mối quan hệ với quá trình bồi dưỡng; theo quan điểm tâm lý học hoạt động, vận dụng thang đánh giá của B.J.Bloom để xác định trình độ phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở áp dụng chung cho các nghiệp vụ gồm 5 mức độ với tiêu chí sau:

(1). Bắt chước: Biết quan sát mẫu và làm theo một cách máy móc, chưa biết sử dụng kiến thức và thao tác hành động tự chủ trong thiết kế và tổ chức hoạt động văn hóa.

(2). Làm được: Biết tái hiện, bắt chước, làm theo trình tự các thao tác; thiết lập được mối quan hệ thống nhất giữa tri thức cơ sở và sự hình thành nghiệp vụ; bước đầu cũng thiết kế và tổ chức được hoạt động, hoàn thành được công việc song ở mức độ thấp, đôi khi có sai sót nhỏ.

(3). Phối hợp: Thực hiện nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa theo sự hợp lý, chính xác về trình tự thao tác, hoàn thành được công việc không có sai sót về nghiệp vụ, đạt chuẩn quy định.

(4). Chính xác: Hoàn thành được nghiệp vụ công tác văn hóa đạt chuẩn đáp ứng yêu cầu của tổ chức hoạt động về thời gian và kết quả.

(5) Thuần thục: Hoàn thành được nghiệp vụ công tác văn hóa theo hướng tự động hóa, tiết kiệm được thời gian thực hiện, đảm bảo tính chính xác, linh hoạt, sáng tạo và đạt vượt chuẩn, có thể mang lại chất lượng cao của hoạt động. Sử dụng thang đo trên để khảo sát mức độ thuần thục đối với các nghiệp vụ sau trong công tác văn hóa của đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở sau hoạt động bồi dưỡng:

(I) Nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa (II) Nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa

(III) Nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao (IV) Nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở

Kết quả cụ thể ở bảng 2.14

Bảng 2.14. Đánh giá mức độ thuần thục các nghiệp vụ công tác văn hóa của cán bộ văn hóa cấp cơ sở

Tên nghiệp vụ Mức độ đạt được (%) Tự đánh giá của cán bộ văn hóa

Đánh giá của lãnh đạo

Thông tin, lãnh đạo các đơn vị xã phường trên

địa bàn thành phố 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5 1 2 3 4 5,0 (I) 0 0 55,6 37,0 7,4 0 0 50,8 40,7 8,5 0 0 53,2 38,9 7,9 (II) 0 0 59,3 37,0 3,7 0 0 59,3 39 1,7 0 0 59,3 38 2,7 (III) 0 3,7 51,9 44,4 0 0 5,1 50,8 40,7 3,4 0 4,4 51,3 42,6 1,7 (IV) 0 7,4 51,9 40,7 0 0 15,3 50,8 33,9 0 0 11,4 51,3 37,3 0

Phân tích kết quả trên cho thấy:

Nhìn chung, cán bộ văn hóa cấp cơ sở vừa có kiến thức, vừa có năng lực chuyên môn và được rèn luyện về nghiệp vụ công tác văn hóa nói chung, phương thức tổ chức và quản lý hoạt động văn hóa nói riêng, đáp ứng được yêu cầu về thời gian và chất lượng.

Ở mức độ “làm được”, có 4,4% cán bộ văn hóa cấp cơ sở đạt ở nghiệp vụ quản lý hoạt động văn hóa thông tin, thể thao; có 11,4% đạt ở nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở.

Ở mức độ “phối hợp”, có 59,3% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ tổ chức hoạt động văn hóa; 53,2% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa; có 51,3% cán bộ văn hóa đề đạt ở nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao và nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở.

Ở mức độ “chính xác”, có 42,6% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao; 38,9% cán bộ văn hóa đạt nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa; có 38% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa.

Việc sử dụng thuần thục các nghiệp vụ trong công tác văn hóa ở cơ sở còn nhiều hạn chế, như: Có 7,9% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa; có 5,0% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa; có 2,7% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ quản lý các

hoạt động văn hóa thông tin, thể thao và chỉ có 1,7% cán bộ văn hóa đạt ở nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)