Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 32 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.3. Những vấn đề lý luận cơ bản về công tác văn hóa thông tin ở cơ sở

1.3.2. Tầm quan trọng của việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa

đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở

Để đáp ứng nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới, công tác văn hóa cơ sở, nhân tố con người đóng vai trò quyết định sự thành bại của phong trào. Cán bộ văn hóa phải có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ vững chắc. Để có được đội ngũ cán bộ văn hóa cơ sở đủ tâm, đủ tầm cần sự quan tâm, chỉ đạo vào cuộc của các cấp, các ngành. Cần bám sát yêu cầu, nhiệm vụ văn hóa trong thời kỳ mới và có cơ chế, chính sách phù hợp như: Cần có sự quan tâm thỏa đáng, sự chỉ đạo quyết liệt, sự thay đổi nhận thức của các cấp trong bố trí cán bộ sao cho đúng chuyên môn, nghiệp vụ. Để đảm nhiệm khối công việc lớn, nhiều mảng, nhiều lĩnh vực. Việc tuyển dụng cán bộ văn hóa cơ sở phải đặt trình độ chuyên môn, nghiệp vụ lên hàng dầu, xây dựng chính sách thu hút, coi trọng quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng, bố trí cán bộ văn hóa cơ sở. Trong sử dụng ngân sách cho phát triển nguồn nhân lực, cần ưu tiên kinh phí phù hợp đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ văn hóa đáp ứng nhiệm vụ chính trị, bắt kịp những thay đổi của đời sống văn hóa.

Yêu cầu khách quan của công cuộc đổi mới đất nước là phải phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc. Nâng cao chất lượng hoạt động tổ chức văn hóa ở cơ sở, đòi hỏi người cán bộ văn hóa phải năng động, sáng tạo, nắm vững những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ, có khả năng trong tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ, đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ được giao. Xuất phát từ thực tế trình độ, năng lực và nghiệp vụ của cán bộ văn hóa cấp cơ sở hiện nay chưa thực sự phát huy được hết các tiềm năng sẵn có ở cơ sở, do vậy cần tổ chức các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, đáp ứng yêu cầu công tác văn hóa và phong trào văn hóa, văn nghệ thể dục thể thao trong tình hình mới.

Chính vì thế, việc bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong công tác xây dựng

đời sống văn hóa ở cơ sở, tạo tiền đề giúp hoạt động văn hóa ở cơ sở phát triển mạnh và ngày càng đáp ứng được nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

1.4. Hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

1.4.1. Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa là một trong những lĩnh vực cơ bản của nhân cách người cán bộ làm công tác văn hóa, khẳng định vị trí, vai trò và uy tín của người cán bộ văn hóa, góp phần đổi mới phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động văn hóa, giúp người cán bộ văn hóa tổ chức một cách có hiệu quả các hoạt động văn hóa nhằm thực hiện nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Đảng, thực hiện nhiệm vụ của cấp trên.

Mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở là nâng cao năng lực, nghiệp vụ chuyên môn cần thiết để hình thành và phát triển nghiệp vụ công tác văn hóa và các thuộc tính nhân cách của người cán bộ văn hóa, từ đó giúp cán bộ văn hóa tổ chức thành công và thu hút đông đảo quần chúng tham gia các hoạt động văn hóa, đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa của mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn.

1.4.2. Nội dung bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

1.4.2.1. Nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức hoạt động văn hóa

Giúp cán bộ văn hóa cơ sở tư duy có hệ thống để tiên liệu các tình huống, chủ động về thời gian, từ đó có kế hoạch phối hợp với các nguồn lực để triển khai, tổ chức thực hiện các hoạt động đã đề ra một cách có hiệu quả. Nội dung của nghiệp vụ lập kế hoạch tổ chức bao gồm:

- Mục đích, ý nghĩa của việc lập kế hoạch đối với việc tổ chức hoạt động văn hóa, phong trào quần chúng trên địa bàn.

- Phân loại kế hoạch theo thời gian và theo nội dung, cấp độ: kế hoạch công tác theo từng năm, quý, kế hoạch hoạt động văn hóa từng tháng, kế hoạch tổ chức các hoạt động văn hóa theo chủ đề hoặc sự kiện.

- Quy trình các bước lập kế hoạch bao gồm các vấn đề: Xác định và lựa chọn các vấn đề ưu tiên cần giải quyết; xây dựng mục tiêu; xác định các hoạt động; xác định thời gian, địa điểm hoạt động và xác định nguồn lực, thành phần tham gia.

- Tổ chức rèn luyện hình thành và phát triển nghiệp vụ lập kế hoạch cho cán bộ văn hóa cơ sở.

1.4.2.2. Nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa

Giúp cho cán bộ văn hóa nắm được các bước tổ chức các hoạt động văn hóa cơ sở. Tổ chức các hoạt động văn hóa nhằm thỏa mãn nhu cầu hưởng thụ và sáng tạo văn hóa, tạo ra nhiều sản phẩm văn hóa góp phần xây dựng một đời sống tinh thần phong phú cho quần chúng nhân dân và xây dựng một nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.

Nội dung của nghiệp vụ tổ chức các hoạt động văn hóa gồm: Cách thức xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động ngắn hạn và dài hạn, dự trù kinh phí tổ chức hoạt động, tham mưu cho cấp ủy và chính quyền địa phương soạn thảo nghị quyết và các văn bản cần thiết. Điều tra đánh giá tình hình, thực trạng, nhu cầu nguyện vọng của quần chúng; căn cứ vào điều kiện thực tế để có biện pháp tổ chức các hoạt động văn hóa. Phương pháp phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, tổ chức kinh tế và xã hội, các lực lượng vũ trang đóng trên địa bàn tham gia tổ chức các hoạt động văn hóa.

1.4.2.3. Nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao

Giúp cho cán bộ văn hóa nắm được cách thức quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao và dịch vụ văn hóa thông tin của các cơ quan đoàn thể, của các tổ chức xã hội và mọi công dân trên địa bàn.

Nội dung của nghiệp vụ quản lý các hoạt động văn hóa thông tin, thể thao gồm: Các khái niệm quản lý, phương pháp quản lý, trang bị kiến thức,

kỹ năng và một số kinh nghiệm để nâng cao năng lực quản lý đồng thời biết cách xử lý hoặc kiến nghị cấp có thẩm quyền xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

Quản lý các hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở là đảm bảo cho hoạt động văn hóa thông tin ở cơ sở phát triển đúng hướng. Công tác quản lý văn hóa thông tin ở cơ sở có hai vấn đề: có việc phải xây dựng, có việc phải ngăn ngừa, có việc nếu cần thiết có thể xử lý theo pháp luật hiện hành. Công tác quản lý văn hóa thông tin, thể thao trong tình hình hiện nay cần phải năng động kịp thời, cương quyết không để các sản phẩm văn hóa phản động đi ngược lại với lợi ích của dân tộc. Loại trừ các văn hóa phẩm. Các nội dung kích động dâm ô, đồi trụy, kích động bạo lực, chia rẽ đoàn kết, gieo rắc mê tín dị đoan lưu hành ở địa phương.

1.4.2.4. Nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở

Giúp cán bộ văn hóa nhận thức được công tác bảo tồn, bảo tàng có vị trí quan trọng trong toàn bộ các hoạt động văn hóa nói riêng và sự nghiệp cách mạng tư tưởng văn hóa nói chung. Nhất là sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện đất nước hiện nay.

Nội dung nghiệp vụ công tác bảo tàng, bảo tồn ở cơ sở gồm: Nghiệp vụ nghiên cứu, sưu tầm hiện vật, khôi phục các lễ hội dân gian truyền thống, kiểm kê, bảo quản, trưng bày và công tác quần chúng. Chỉ rõ hướng hoạt động của bảo tàng, nhà truyền thống ở cơ sở, xây dựng tinh thần và phát huy giá trị truyền thống của địa phương. Tổ chức điều hành, sử dụng khai thác, thanh tra, xử lý, trình duyệt các phương án quy hoạch tôn tạo và tu bổ.

1.4.3. Phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

Để bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở đạt hiệu quả thì phương pháp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở phải gắn với các phương pháp tổ chức hoạt động đào tạo và dạy học bao gồm:

- Phương pháp thuyết trình; - Phương pháp đàm thoại; - Phương pháp cùng tham gia; - Phương pháp luyện tập; - Phương pháp thực hành;

- Phương pháp sắm vai và xử lý tình huống; - Phương pháp trực quan;

- Phương pháp hoạt động nhóm; - Phương pháp kiểm tra, đánh giá; - Phương pháp diễn đàn;

- Phương pháp giao việc.

Trong các phương pháp trên, mỗi phương pháp đều có ưu thế riêng trong thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ bồi dưỡng. Phương pháp có ưu thế hình thành nhận thức về nghiệp vụ gồm: Phương pháp đàm thoại, phương pháp thuyết trình; các phương pháp còn lại có ưu thế hình thành và phát triển nghiệp vụ trong công tác văn hóa. Trong tổ chức hoạt động bồi dưỡng, chủ thể của hoạt động bồi dưỡng cần lựa chọn và vận dụng phối hợp các phương pháp sao cho phù hợp với mục tiêu bồi dưỡng; nội dung bồi dưỡng; đặc điểm đối tượng; điều kiện hoạt động bồi dưỡng mới mang lại hiệu quả.

1.4.4. Hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

Để thực hiện các chương trình nâng cao kiến thức, bồi dưỡng nghiệp cụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, góp phần thực hiện có hiệu quả các chương trình hoạt động văn hóa, thực hiện các nhiệm vụ chính trị của cấp ủy Đảng các cấp đề ra. Xuất phát từ thực trạng cán bộ văn hóa cấp cơ sở, không có điều kiện tham gia các lớp đào tạo, bồi dưỡng tập trung thời gian dài. Do vậy, hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở chủ yếu là:

- Tổ chức hội thi: Hội thi cán bộ văn hóa giỏi; Hội thi tuyên truyền viên về an toàn giao thông...

- Tổ chức hội thảo, hội nghị.

- Tổ chức hoạt động sinh hoạt chuyên môn: Sinh hoạt câu lạc bộ, sinh hoạt cụm...

- Tổ chức hoạt động tự bồi dưỡng.

1.4.5. Giảng viên và học viên trong hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

- Giảng viên trong hoạt động bồi dưỡng, bao gồm:

+ Các đồng chí lãnh đạo: Cục văn hóa cơ sở, Sở Văn hóa thể thao và du lịch tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh.

+ Giảng viên trường Văn hóa - nghệ thuật. + Lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin.

- Học viên trong hoạt động bồi dưỡng: Cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

* Vai trò của giảng viên và học viên trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

- Đội ngũ giảng viên thực hiện hoạt động bồi dưỡng có vai trò quyết định chất lượng của hoạt động bồi dưỡng. Để thực hiện hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, đội ngũ giảng viên cần xây dựng kế hoạch cụ thể về nội dung và chương trình bồi dưỡng; những yêu cầu cần đạt và kết quả của hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở. Quá trình thực hiện hoạt động bồi dưỡng gắn với hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng cần bám sát kế hoạch; đảm bảo những điều kiện về thời gian bồi dưỡng, những yêu cầu về phương pháp và hình thức thực hiện; vấn đề đánh giá kết quả bồi dưỡng từ phía giảng viên.

- Học viên có vai trò vừa là đối tượng của hoạt động bồi dưỡng vừa là chủ thể hoạt động tự bồi dưỡng. Để nâng cao hiệu quả hoạt động bồi dưỡng, học viên cần có những phẩm chất và năng lực nhất định, đặc điểm về trình độ

nghiệp vụ công tác văn hóa; những nguyện vọng, nhu cầu; những khó khăn và những thuận lợi trong tổ chức các hoạt động văn hóa của người cán bộ văn hóa cấp cơ sở hiện nay. Ngoài ra, học viên cần phát huy tích cực tự bồi dưỡng của người mình, đó là một trong những yêu cầu quan trọng, biểu hiện hiệu quả trong công tác bồi dưỡng. Học viên cần tuân theo kỷ luật và những yêu cầu chung của hoạt động bồi dưỡng; tính tích cực tham gia vào hoạt động bồi dưỡng để đem lại hiệu qua cao nhất với những yêu cầu của công tác văn hóa ở cơ sở.

1.4.6. Tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

- Tài liệu do Cục văn hóa cơ sở, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Phòng Văn hóa và Thông tin, Trường Văn hóa Nghệ thuật biên soạn như: Sổ tay công tác văn hóa thông tin; tài liệu tập huấn bồi dưỡng nghiệp vụ văn hóa; tài liệu tập huấn cho cán bộ văn hóa cơ sở; tài liệu bồi dưỡng công chức văn hóa - xã hội cấp cơ sở... và một số tài liệu được ban hành theo chuyên đề.

1.5. Quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường)

1.5.1. Người lãnh đạo Phòng Văn hóa và Thông tin trong vai trò quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở

Người lãnh đạo Phòng văn hóa thông tin là người định hướng, chỉ đạo, hướng dẫn, triển khai các kế hoạch, nhiệm vụ của cấp ủy Đảng.

* Vai trò của người trưởng phòng văn hóa và thông tin trong quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở (xã, phường):

- Nhận định, đánh giá thực trạng nghiệp vụ và các hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

- Đề ra các giải pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

- Chỉ đạo, tổ chức thực hiện các giải pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

- Kiểm tra đánh giá kết quả thực hiện các giải pháp nhằm quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở.

1.5.2. Nội dung quản lý

1.5.2.1. Quản lý mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng

Việc xác định chính xác mục tiêu, nhiệm vụ bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở có ý nghĩa trong trọng vì mục tiêu bồi dưỡng quy định các nhiệm vụ, chi phối sự lựa chọn nội dung, phương pháp, phương tiện, các con đường và hình thức tổ chức hoạt động bồi dưỡng.

Trong quá trình xây dựng và tổ chức hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ công tác văn hóa cho đội ngũ cán bộ văn hóa cấp cơ sở, trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin cần chỉ đạo việc xác định mục tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ văn hóa các xã, phường thành phố thái nguyên trong giai đoạn hiện nay​ (Trang 32 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)