Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổi ở các

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện võ nhai​ (Trang 44 - 49)

8. Cấu trúc luận văn

1.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5tuổi ở các

các trường Mầm non vùng DTTS

1.5.1. Điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội

Điều kiện về kinh tế, văn hố, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục và đào tạo của các nhà trường, đến chất lượng và hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi cũng như chất lượng giáo dục của nhà trường. Việc phối hợp giữa ba môi trường giáo dục: Nhà trường - gia đình - xã hội để giáo dục học sinh, các điều kiện về kinh tế, văn hố, xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi của nhà trường. Nhà trường cần quan tâm đến các điều kiện thuận lợi của địa phương để khai thác có hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà trường, đồng thời tìm các giải pháp nhằm hạn chế những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ, đề xuất những cơ chế, chính sách cho các cơ quan quản lý cấp trên xem xét quyết định. Tranh thủ sự ủng hộ của chính quyền địa phương, sự tham gia của các tổ chức đoàn thể, nhân dân địa phương trong công tác giáo dục.

1.5.2. Cơ chế pháp lý

Các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác chun mơn của Sở GD & ĐT; Phịng GD &ĐT, những định hướng để nhà trường xác định đúng mục tiêu và phương hướng trong hoạt phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi; đồng

thời, giúp nhà trường điều chỉnh, bổ sung, khắc phục những tồn tại để có các biện pháp tác động tích cực trong thực hiện hoạt động chuyên môn và trong hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi nhằm mang lại những kết quả thiết thực.

Cơ chế pháp lý hợp lý cũng là điều kiện thuận lợi cho việc phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non một cách hiệu quả.

Giáo viên, Tổ chuyên môn trên tinh thần các văn bản hướng dẫn đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi và tiến hành đánh giá theo các văn bản hướng dẫn.

Các cấp quản lý căn cứ các văn bản chỉ đạo, xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện công tác quản lý phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi.

1.5.3. Năng lực đội ngũ cán bộ quản lý trường MN, giáo viên MN

Hiệu quả của cơng tác quản lý ngồi việc phụ thuộc vào các yếu tố trên thì cịn phụ thuộc vào năng lực của đội ngũ CBQL. Năng lực của đội ngũ CBQL yếu thì sẽ dẫn đến hiệu quả quản lý không cao. Và nếu năng lực của đội ngũ CBQL tốt những đội ngũ giáo viên yếu kém thì hiệu quả quản lý cũng không tốt được.

Ý thức, trách nhiệm của cán bộ các phịng, ban chun mơn thuộc Sở GD & ĐT trong việc tham mưu cho lãnh đạo Sở quản lý, chỉ đạo hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi là một trong những điều kiện quyết định đến chất lượng và hiệu quả trong hoạt động chỉ đạo phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi trong nhà trường.

Trình độ kiến thức, năng lực và kỹ năng quản lý của đội ngũ cán bộ quản lý có tác động và ảnh hưởng lớn đến hiệu quả chỉ đạo trên các mặt công tác của nhà trường. Vì vậy, địi hỏi đội ngũ cán bộ quản lý trong các nhà trường phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, ln mẫu mực, có kiến thức về cơng tác chuyên môn, kiến thức am hiểu về khả năng, tâm lý của trẻ 5 tuổi; phải là những người luôn chủ động, sáng tạo, linh hoạt trong việc đề ra các biện pháp

chỉ đạo phù hợp và kịp thời nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi trong nhà trường.

Kiến thức của đội ngũ giáo viên có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi. Vì vậy, người giáo viên phải thường xuyên học tập để nâng cao trình độ; phải có kiến sâu rộng, tồn diện về môn học, nắm vững các phương pháp giảng dạy,kỹ năng kiểm tra và tích cực học hỏi, trao đổi để nắm vững các biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi theo hướng đổi mới.

1.5.4. Cơ sở vật chất, trang thiết bị và các điều kiện hỗ trợ

Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng đến chất lượng phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ. Việc quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ cho trẻ 5 tuổi sẽ mang lại hiệu quả cao nếu trường lớp được xây dựng khang trang, đúng quy định, điều kiện và phương tiện dạy học đầy đủ, hiện đại.

Các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị đồ dùng dạy học có vai trị như vật trung gian, chất xúc tác giữa giáo viên và học sinh làm tăng hiệu quả của q trình hoạt động phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ cho trẻ 5 tuổi. Trong quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi, người hiệu trưởng cần quan tâm chỉ đạo để sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy và học tập của giáo viên và học sinh, đồng thời quan tâm chỉ đạo tăng cường cơ sở vật chất để đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của hoạt động phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi trong từng giai đoạn, từng thời kì.

Đời sống vật chất và tinh thần của đội ngũ giáo viên và trẻ ở các nhà trường có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi, đặc biệt là đội ngũ giáo viên và trẻ ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Do đó, địi hỏi người cán bộ quản lý phải luôn quan tâm và động viên kịp thời cả về vật chất và tinh thần để giáo viên có thể chun tâm vào cơng việc chun mơn của mình.

Một yếu tố nữa là quy mô trường lớp, số lượng trẻ cũng là một trong các nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả của hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi của học sinh trong các nhà trường.

Kết luận chương 1

Hoạt động phát triển ngơn ngữ mạch lạc nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi đóng vai trị then chốt trong việc chuẩn bị mọi tâm thế, hành trang để trẻ bước vào tiểu học. Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, có phương pháp, có kế hoạch của chủ thể quản lý trong nhà trường Mầm non đến tồn bộ q trình Phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ MN, nhằm phát huy tối đa khả năng nghe, nói và làm quen với đọc và viết của trẻ, góp phần đạt mục tiêu GDMN đã đề ra.

Phát triển ngơn ngữ là q trình tác động có mục đích, có kế hoạch của nhà giáo dục nhằm giáo dục chuẩn mực ngữ âm cho trẻ, giúp trẻ phát triển vốn từ, phát triển ngôn ngữ mạch lạc, dạy trẻ ngữ pháp Tiếng Việt, rèn cho trẻ văn hoá trong giao tiếp. Trên cơ sở đó giúp trẻ sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong sinh hoạt hàng ngày, có kỹ năng giao tiếp, lĩnh hội tri thức để hình thành và phát triển nhân cách.

Quản lý phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở trường mầm non thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích,có phương pháp, có kế hoạch của chủ thể quản lý trong nhà trường MN đến tồn bộ q trình phát triển ngơn ngữ cho trẻ MN, nhằm phát huy tối đa khả năng nghe, nói, và làm quen với đọc và viết của trẻ, góp phần đạt mục tiêu GDMN đã đề ra. Quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở trường Mầm non vùng DTTS bao gồm các nội dung sau:

1. Lập kế hoạch phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS

2. Quản lý q trình tổ chức thực hiện phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi vùng DTTS

3. Quản lý hình thức phát triển ngơn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở trường MN vùng DTTS

4. Quản lý đánh giá phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ MẠCH LẠC CHO TRẺ 5 TUỔI Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON VÙNG DTTS

HUYỆN VÕ NHAI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện võ nhai​ (Trang 44 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)