8. Cấu trúc luận văn
2.1. Vài nét khái quát về giáo dục Mầm non ở huyện Võ Nhai
Võ Nhai là huyện vùng cao nằm ở phía Đơng Bắc tỉnh Thái Nguyên. Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện là 83.923,14 ha, địa hình phức tạp chủ yếu là đồi núi dốc và núi đá vơi; phía Bắc giáp huyện Nà Rì (tỉnh Bắc Kạn), Phía Đơng giáp huyện Bắc Sơn (tỉnh Lạng Sơn), phía Nam giáp huyện Yên Thế (tỉnh Bắc Giang), phía Tây giáp huyện Đồng Hỷ (tỉnh Thái Ngun).
Tồn huyện có 15 đơn vị hành chính gồm 14 xã và 01 thị trấn với tổng số 174 xóm bản; huyện Võ nhai có 20 trường Mầm non với tổng 4032 trẻ trong đó: 63 nhóm trẻ nhà trẻ: Tổng số 1062 trẻ ; lớp mẫu giáo 3, 4 tuổi 84 lớp: tổng số 2327 trẻ; Mẫu giáo 5 tuổi 66 lớp: Tổng số 1043 trẻ .
Tổng số cán bộ, giáo viên của ngành học mầm non huyện Võ Nhai: 460 người (trong biên chế: 443; ngoài biên chế 17). Trong đó: CBQL: 60, giáo viên: 358, nhân viên: 42; 100% đội ngũ CBQL, giáo viên và nhân viên có trình độ chun mơn đạt chuẩn. Trong đó có 258/358 CBGV có trình độ chun mơn trên chuẩn đạt 73 %.
* Thuận lợi: Giáo dục và Đào tạo được Đảng bộ, chính quyền, nhân dân
chú trọng chăm lo, tạo điều kiện để phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện đã được nâng lên rõ rệt. Các trường mầm non trên địa bàn được quan tâm đầu tư xây dựng, có 12/20 trường đạt chuẩn quốc gia nên cơ sở vật chất được củng cố tạo điều kiện thuận lợi cho các cháu học tập trong đó có lớp mẫu giáo năm tuổi. Cơng tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh, các tổ chức, doanh nghiệp và cha
mẹ học sinh đã ủng hộ giúp đỡ các trường trong việc tu sửa trường, lớp, hỗ trợ mua sắm thêm vật dụng, đồ chơi.
Đội ngũ cán bộ, quản lý, giáo viên, nhân viên các trường đủ về số lượng. Hầu hết giáo viên cịn trẻ, nhiệt tình có tinh thần trách nhiệm với công việc.
Trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số được hỗ trợ chế độ tiền ăn trưa và chi phí học tập .
* Khó khăn: Võ Nhai là huyện vùng cao cịn nhiều khó khăn, kinh tế - xã
hội tuy đã phát triển nhưng so với mặt bằng chung của tỉnh còn thấp, đời sống người dân vùng sâu, vùng xa cịn khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo cịn cao.
Địa hình của huyện phức tạp nhiều núi cao, khe suối chia cắt, đường giao thông từ trung tâm xã đến các xóm vùng sâu tuy đã được đầu tư nhung cịn rất khó khăn nhất là vào mùa mưa. Cư trú của đồng bào vùng cao, vùng sâu không tập trung nên việc huy động trẻ đến trường cịn nhiều khó khăn.
Trẻ mẫu giáo vùng dân tộc thiểu số huyện Võ Nhai đa phần là con em đồng bào dân người dân tộc Tày, Nùng, Dao, Sán Chí.., trong giao tiếp các em cịn nhút nhát đặc biệt là khi giao tiếp bằng tiếng phổ thông do vốn ngơn ngữ phổ thơng của các em cịn hạn chế, cịn chịu nhiều ảnh hưởng của ngơn ngữ tộc người. Để chuẩn bị cho trẻ bước vào trường tiểu học, một trong những nhiệm vụ quan trọng đối với GV các trường MN vùng dân tộc thiểu số là giúp trẻ nói chuẩn tiếng phổ thơng (tiếng Việt), giúp trẻ có đủ vốn ngơn ngữ cần thiết, có sự tự tin, mạnh dạn khi giao tiếp với người xung quanh. Chính vì lý do này nên phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi vùng dân tộc thiểu số càng đặc biệt quan trọng và cần thiết.