Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện võ nhai​ (Trang 85 - 86)

8. Cấu trúc luận văn

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống, đồng bộ

Các biện pháp đề xuất khi triển khai phải có mối quan hệ với nhau, hỗ trợ cho nhau. Mỗi biện pháp khi triển khai thực hiện không những khơng loại trừ nhau mà ngược lại đều có ảnh hưởng tốt lẫn nhau, tăng tính hiệu quả cho nhau. Tính đồng bộ của các biện pháp sẽ làm tăng tính hiệu quả của từng biện pháp và đảm bảo sự thành cơng của q trình quản lý hoạt động phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai.

Yêu cầu này phải xuất phát từ bản chất của quá trình quản lý. Người quản lý ngồi việc thực hiện các chức năng của mình như việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, chỉ đạo các hoạt động dạy và học… phải chú ý đến các yếu tố tác động khác tham gia vào các biện pháp mới phát huy thế mạnh của từng biện pháp và nâng cao được hiệu quả quản lý.

3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học

Những biện pháp đề xuất phải đảm bảo tính khoa học vận dụng sáng tạo những lý luận cơ bản về phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS. Đáp ứng được nguyên tắc này, công tác phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS sẽ đạt được các yêu cầu đặt ra.

3.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa

Việc đề xuất các biện pháp phải căn cứ vào thực tế các nhà trường, phải đưa trên nền tảng các thành tích đã đạt được để xây dựng các biện pháp hoạt

động phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ sao cho đảm bảo sự kế thừa liên tiếp phát triển. Ngoài ra các biện pháp hoạt động phát triển ngôn ngữ mạch lạc phải nhằm mục đích nâng cao chất lượng giáo dục phát triển tồn diện cho trẻ.

Các biện pháp đề xuất phải phát huy được những ưu điểm, những thành quả đã đạt được của các biện pháp đang tiến hành và khắc phục những tồn tại, yếu kém, từ đó tìm ra những biện pháp, hướng đi mới thuận lợi hơn, mang lại hiệu quả cao hơn.

3.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả

Các biện pháp được đề xuất phải có khả năng áp dụng vào hoạt động phát triển ngơn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai một cách thuận lợi, trở thành hiện thực, đem lại hiệu quả cao trong việc thực hiện các chức năng quản lý. Để đạt được điều này khi xây dựng biện pháp phải đảm bảo tính khoa học trong quy trình quản lý với các bước tiến hành cụ thể, chính xác. Các biện pháp phải được đối chiếu với điều kiện triển khai có căn cứ khách quan và có khả năng thực hiện cao. Các biện pháp phải được thực hiện một cách rộng rãi và được điều chỉnh để ngày càng hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện võ nhai​ (Trang 85 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)