Hoàn thiện điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện võ nhai​ (Trang 97)

8. Cấu trúc luận văn

3.2.5. Hoàn thiện điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác

3.2.5.1. Mục tiêu của biện pháp

Nhằm tạo những điều kiện tốt về vật chất và tinh thần cho việc tổ chức thực hiện nội dung công tác quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS một cách thuận tiện và có hiệu quả.

3.2.5.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp a. Nội dung biện pháp

Công tác phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non ngoài những nội dung được tổ chức tại lớp, tại sân trường, còn có những hoạt động khác như thăm quan, dã ngoại, cắm trại, các hoạt động về môi trường, an toàn giao thông, văn nghệ, thể dục... tổ chức tốt các hoạt

động trên, không chỉ cần con người mà cần thiết phải có cơ sở vật chất, tài chính và thời gian.

Các thiết bị phục vụ cho hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non hết sức đa dạng, phong phú, vì nó liên quan đến nhiều loại hình hoạt động khác nhau, song bất kỳ một hoạt động nào muốn thực hiện thành công cần phải có cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết. Đối với những hoạt động phát huy tính tích cực, sáng tạo của trẻ như kể chuyện, múa hát thì rất cần các phòng học bộ môn, phải có đầu vi deo, máy chiếu, màn hình, âm li, loa đài, nhạc cụ, tranh ảnh, băng đĩa hình có liên quan đến chủ điểm phát triển ngôn ngữ như các đồ vật trung gian, giấy, bút mầu, các đồ dùng để vui chơi..., chất xúc tác giữa giáo viên và trẻ làm tăng hiệu quả của quá trình hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ 5 tuổi.

b. Cách thức thực hiện biện pháp

Hiệu trưởng nhà trường làm tốt công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho giáo viên, về vai trò tầm quan trọng của CSVC và trang thiết bị dạy học, trong yêu cầu đổi mới giáo dục Mầm non. Vì vậy đòi hỏi mỗi cán bộ, giáo viên, học sinh phải có ý thức quản lý, bảo quản và tổ chức sử dụng. Bởi vì sử dụng đồ dùng dạy học là trách nhiệm của người dạy và là nhu cầu của người học, việc bảo quản và sử dụng là trách nhiệm của giáo viên và học sinh trong quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ.

Hiệu trưởng nhà trường lên kế hoạch tăng cường đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học trong nhà trường. Trên cơ sở đó có kế hoạch mua sắm mới trang thiết bị, xây dựng thêm các phòng chức năng phục vụ cho các hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS. Huy động giáo viên tự làm thêm đồ dùng phụ vụ cho hoạt động học tập phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc của trẻ. Hiệu trưởng tăng cường đầu tư kinh phí mua sắm thêm từ nhiều nguồn (quỹ trích từ xã hội hoá giáo dục, ngân sách Nhà nước, ngân sách ngành giáo dục, nguồn huy động đóng góp từ hội cha mẹ

học sinh ...). Khi mua sắm chú ý kiểm tra xem trang thiết bị đồ dùng dạy học có đạt yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, có thiết thực phù hợp không.

Hiệu trưởng nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên và trẻ về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS, phát huy tối đa sự tò mò, kích thích sự ham hiểu biết của trẻ.

Hiệu trưởng sử dụng các nguồn kinh phí để đầu tư trang thiết bị về công nghệ thông tin cho nhà trường. Bồi dưỡng giáo viên dạy lớp 5 tuổi về công nghệ thông tin để họ có thể tổ chức tốt ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động dạy học phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ Mầm non.

Tổ chức các tiết dạy chuyên đề về hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi có ứng dụng công nghệ thông tin trong quá trình dạy học, để mỗi giáo viên học tập rút kinh nghiệm làm theo. Có chế độ khen thưởng với cá nhân sử dụng thành thạo công nghệ thông tin trong dạy học.

Tổ chức trao đổi kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin giữa các nhà trường, trao đổi những phần mềm dạy học tốt để học tập.

Hiệu trưởng yêu cầu làm tốt các khâu quản lý trang thiết bị đồ dùng dạy học, có sổ sách thống kê hàng năm, có sổ sách cho mượn và thu về hàng ngày. Đánh giá được tiến bộ thực hiện trang thiết bị dạy học trong quá trình tổ chức dạy và học. Trên cơ sở đó có kế hoạch loại bỏ đồ dùng hỏng, mua thêm đồ dùng mới, tu bổ, bảo dưỡng để phục vụ thường xuyên và lâu dài.

3.2.5.3. Điều kiện để thực hiện biện pháp

Tăng cường đầu tư CSVC trường lớp, đồ dùng trang thiết bị dạy học phải được tiến hành một cách thường xuyên, phải tham mưu để có sự tham gia lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện ủy, HĐND, UBND huyện, cần có cơ chế cùng sự phối kết hợp chặt chẽ giữa Phòng giáo dục với các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương. Đầu tư phải có trọng tâm, trọng điểm, tránh dàn trải không đem lại hiệu quả thiết thực. Làm tốt công tác quản lý, giám sát các nguồn vốn đầu tư

cho xây dựng CSVC trường học. Có kế hoạch bảo quản và sử dụng tối ưu CSVC, trang thiết bị được đầu tư mua sắm, tất cả các giờ học, bài học có đồ dùng giáo viên nhất thiết phải sử dụng theo đúng quy định. Cần phải có hồ sơ, sổ sách theo dõi để thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng cũng như quy trách nhiệm cho cá nhân, tập thể. Vào cuối năm học phải tổ chức kiểm kê, đánh giá, phân loại để có kế hoạch cho năm tiếp theo.

3.3. Mối quan hệ giữa các biê ̣n pháp

Các biện pháp quản lý cô phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai nêu trên có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, có tính thống nhất, đồng bộ, có sự đan xen ảnh hưởng lẫn nhau, không tách dời, là hai mặt của một vấn đề. Trong mỗi biện pháp đều có ý nghĩa, mục tiêu riêng để tương ứng với cách thức thực hiện nhằm đem lại hiệu quả thiết thực trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai Mỗi biện pháp là một thành tố không thể thiếu được, logic, biện chứng với nhau, biện pháp này tốt là tiền đề cho biện pháp kia, chúng bổ sung tương tác với nhau trong hệ thống biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai.

Khi triển khai thực hiện các biện pháp này đòi hỏi người hiệu trưởng cần phải nghiên cứu bản chất và mối quan hệ tổng thể trên cơ sở vận dụng, khai thác thế mạnh phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường mình. Các biện pháp này sẽ góp phần khai thông khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý của các hiệu trưởng các trường Mầm non hiện nay. Khi thực hiện vận dụng và quản lý hoạt động hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai mức độ và hiệu quả phụ thuộc rất nhiều vào khả năng, trình độ của người hiệu trưởng.

3.4. Khả o nghiê ̣m tính cần thiết và khả thi của các biê ̣n pháp đã đề xuất

3.4.1 Mục đích khảo nghiệm

Nhằm khảng định tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đề xuất, từ đó có thể sử dụng rộng rãi trong hoạt động quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai.

3.3.2. Nội dung khảo nghiệm

Các biện pháp đề xuất để quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai.

3.3.3. Phương pháp khảo nghiệm

Dùng phiếu hỏi, xin ý kiến chuyên gia về tính khả thi và tính hiệu quả của các biện pháp đã đề xuất.

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm

Việc đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai. Dựa trên cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu, cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai. Để tiến hành xác định tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai, tác giả tiến hành khảo sát thực tế bằng điều tra thông qua phiếu xin ý kiến dành cho 15 đồng chí cán bộ chuyên viên, PGD huyện Võ Nhai. 7 hiệu trưởng, 11 phó hiệu trưởng, 7 đồng chí tổ trưởng, 193 giáo viên có kinh nghiệm giảng dạy đại diện cho 7 trường Mầm non ở vùng DTTS huyện Võ Nhai.

Nội dung phiếu hỏi. Để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS

huyện Võ Nhai đáp ứng tình hình đổi mới hoạt động giáo dục chúng tôi dùng câu hỏi 17 Phụ lục 1 để khảo nghiệm.

Tổng số CBQL, giáo viên được hỏi là 211 người, số trả lời đúng yêu cầu đặt ra là 211 CBQL, giáo viên đạt 100%.

Kết quả được thể hiện qua bảng 3.1 sau đây:

Bảng 3.1: Kết quả khảo nghiệm tính khả thi, tính cần thiết của các biện pháp đề xuất

TT Các biện pháp

Tính cần thiết Tính khả thi

RCT CT KCT RKT CT KKT

SL % SL % SL % SL % SL % SL %

1

Nâng cao nhận thức cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS

189 90 22 10 0 0 201 95 10 5 0 0

2

Hoàn thiện các điều kiện hỗ trợ pháp lý quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi

201 95 10 5 0 0 201 95 10 5 0 0

3

Hoàn thiện tiêu chí đánh giá việc thực hiện quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi

201 95 10 5 0 0 189 90 22 10 0 0

4

Bồi dưỡng cán bộ quản lý về hình thức quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi

189 90 22 10 0 0 169 80 42 20 0 0

5

Hoàn thiện điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch

Từ kết quả khảo nghiệm trên cho thấy, các CBQL và GV ở các trường Mầm non được hỏi đều đánh giá cao tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp mà tác giả đề xuất. Cụ thể: 100% các ý kiến đều cho rằng việc áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai mà tác giả đề xuất đều cần thiết và có tính khả thi, trong đó tỉ lệ ý kiến cho rằng các biện pháp rất cần thiết dao động từ 90 - 95%% và rất khả thi dao động từ 80 - 95%. Điều đó cho thấy cơ sở khoa học, tính thực tiễn của việc nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai và các biện pháp đề xuất có thể áp dụng mang lại hiệu quả quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai.

5 biện pháp trên đều rất cần thiết và có tính khả thi nhưng ở mức độ khẳng định khác nhau. Tuy nhiên, trong thực tế đòi hỏi người cán bộ quản lý giáo dục phải vận dụng linh hoạt từng biện pháp, phải tinh thông về lý luận, đồng thời phải am hiểu thực tiễn của trường mình để vận dụng, lên kế hoạch thực hiện, qua đó thấy được khó khăn của trường mình thì việc triển khai mới đạt kết quả.

Kết luận chương 3

Dựa trên những sơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu, dựa trên thực trạng của giáo dục, thực trạng của hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non và nhất là thực trạng quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai. Để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục đáp ứng với yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Trên cơ sở đó đề tài đã đề ra 5 biện pháp quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai.

Các biện pháp đưa ra đều tập trung phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS, chuẩn bị tốt làm hành trang để chuẩn bị cho trẻ bước vào lớp 1.

Qua khảo nghiệm mức độ tán thành của CBQL và giáo viên, mức độ khả thi và rất cần thiết của các biện pháp, qua phiếu trưng cầu ý kiến, kết quả thu được cả 5 biện pháp đều được CBQL và giáo viên nhất trí cao và khẳng định tính khả thi của các biện pháp mà hiệu trưởng vận dụng cụ thể vào mỗi nhà trường trong quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai thì nhất định chất lượng giáo dục sẽ được từng bước nâng lên.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ cho trẻ Mầm non thực chất là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích,có phương pháp, có kế hoạch của chủ thể quản lý trong nhà trường MN đến toàn bộ quá trình phát triển ngôn ngữ cho trẻ MN, nhằm phát huy tối đa khả năng nghe, nói, và làm quen với đọc và viết của trẻ, góp phần đạt mục tiêu GDMN đã đề ra.

Trên cơ sở khảo sát bài bản một số lượng nghiệm thể đủ lớn, đề tài khẳng định:

Quản lý hoạt động phát phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS huyện Võ Nhai đã đạt được những kết quả như quản lý giáo viên thực hiện nội dung chương trình hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS, quản lý việc soạn bài và chuẩn bị lên lớp. Tuy nhiên các nội dung quản lý hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS ở huyện Võ Nhai vẫn còn nhiều hạn chế như việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS nên chưa đáp ứng được ở mức độ cao so với yêu cầu phát triển GDMN trong giai đoạn hiện nay.

Sở dĩ có thực trạng trên là do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau, trong đó có cả yếu tố chủ quan như: phẩm chất chính trị: Đạo đức nghề nghiệp, lối sống tác phong, giao tiếp và ứng xử. Trình trình độ và năng lực quản lý: Hiểu biết nghiệp vụ quản lý, xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường, quản lý học sinh và yếu tố khách quan như: Điều kiện cơ sở vật chất - phương tiện kỹ thuật phục vụ hoạt động phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường Mầm non vùng DTTS, điều kiện về số lượng, chất lượng đội ngũ giáo viên và học

sinh, sự hợp tác phối hợp của các thành viên và tổ chức trong tập thể nhà trường, sự quan tâm của lãnh đạo các cấp, thực hiện tốt xã hội hóa giáo dục, điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội ở địa phương. Song yếu tố chủ quan có ảnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc cho trẻ 5 tuổi ở các trường mầm non vùng dân tộc thiểu số huyện võ nhai​ (Trang 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)