Ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 102 - 103)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.2.6. Ứng dụng công nghệ thông tin ngân hàng

Một hạn chế nữa tại chi nhánh là quy trình xử lý tín dụng tại chi nhánh cũng còn hạn chế, chưa nhanh gọn, thời gian xử lý hồ sơ tín dụng cũng chậm làm khách hàng không hài lòng vì phải đợi lâu. Vì vậy chi nhánh cần quản lý chặt chẽ vấn đề này trong thời gian tới. Bên cạnh đó, chi nhánh ngân hàng cũng nên ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động ngân hàng nhằm giúp quá trình giao dịch diễn ra nhanh chóng, đồng thời tạo điều kiện cho khách hàng thực hiện giao dịch với ngân hàng mà không phải đến trực tiếp chi nhánh bằng một số biện pháp như:

- Tiếp tục chỉnh sửa, hoàn thiện thêm hệ thống trang thiết bị hiện có, đảm bảo máy móc vận hành tốt, không bị hỏng hóc, mất dữ liệu, hay trục trặc về đường truyền trong quá trình hoạt động, đáp ứng được nhu cầu của khách hàng cũng như bản thân các cán bộ làm việc trong ngân hàng.

- Phát triển loại hình ngân hàng qua máy tính, qua điện thoại và ngân hàng tại nhà nhằm tận dụng sự phát triển của máy tính cá nhân và khả năng kết nối internet. Trong đó, cần sớm đưa ra các loại dịch vụ mới để khách hàng có thể đặt lệnh, thực hiện thanh toán, truy vấn số dư và thông tin về cam kết giữa ngân hàng và khách hàng, ví dụ: Dịch vụ gửi tin nhắn vào điện thoại di động thông tin kết qủa giao dịch tài khoản, thông tin số dư theo định kỳ, thông báo mời nhận tiền; Các tiện ích internet banking như: ra lệnh giao dịch tài khoản cá nhân, giao dịch thẻ ATM, mở tài khoản cá nhân qua mạng; Hộp thư thoại trả lời tự động số dư tài khoản; Tích hợp chung tài

khoản thẻ ATM với tài khoản tiền gửi cá nhân, tiền gửi tiết kiệm, giúp khách hàng có thể giao dịch tại ATM 24h/24h.

- Phát triển hệ thống giao dịch trực tuyến và từng bước triển khai mô hình giao dịch một cửa. Tăng cường xử lý tự động trong tất cả qui trình tiếp nhận yêu cầu khách hàng, thẩm định và xử lý thông tin, nâng cao chất lượng dịch vụ, đảm bảo tính bảo mật và an toàn trong kinh doanh.

- Ngoài ra cần tập trung đào tạo, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ thuộc phòng điện toán, phòng công nghệ thông tin để họ có thể vận hành thành thạo các thiết bị điện tử, nghiên cứu khai thác, sử dụng tối đa các tính năng của phương tiện, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng và hiệu quả của các mặt hoạt động, từ đó sáng tạo các sản phẩm phần mềm mới có tính ứng dụng cao trong hoạt động tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 102 - 103)