Theo hình thức cho vay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 31 - 32)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.2.3.4 Theo hình thức cho vay

Dựa theo tiêu thức này có thể chia TDBL thành cho vay trực tiếp và cho vay gián tiếp. Cụ thể:

Cho vay gián tiếp

NHTM không chỉ gặp khách hàng trực tiếp để cho vay mà ngân hàng có thể thông qua một trung gian để thực hiện cấp tín dụng, miễn là khoản vay an toàn.

Cho vay gián tiếp được hiểu là hình thức cấp tín dụng mà ngân hàng không trực tiếp tiếp xúc, cấp vốn cho khách hàng và khách hàng cũng không trực tiếp trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng mua các khoản nợ phát sinh từ những công ty chuyên cung cấp những sản phẩm dịch vụ để cho vay với người tiêu dùng.

Hình thức này phát triển cùng với sự ra đời của phương thức tiếp thị mới và cách thức mà người tiêu dùng mua sắm hàng hóa lâu bền. Người tiêu dùng có xu hướng mua sắm hàng hóa trước khi dàn xếp nguồn tài trợ. Nhiều công ty bán lẻ và các đại lý đã chấp nhận bán chịu hàng hóa cho khách hàng với điều kiện khách hàng phải hoàn trả lại số tiền sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên do năng lực tài chính, họ cần số vốn để duy trì hoạt động và họ buộc phải tìm đến ngân hàng.

Ưu điểm của hình thức này là ngân hàng có cơ hội tăng doanh số cho vay mà mất ít chi phí nghiệp vụ. Trong cho vay tiêu dùng gián tiếp, các công ty bán lẻ cũng phải chịu trách nhiệm giám sát các khoản vay trong một thời gian nhất định, theo dõi các tài khoản không trả đúng hạn. Nhờ đó ngân hàng tiết kiệm được thời gian và chi phí đáng kể.

Cho vay trực tiếp

Là hình thức khách hàng và ngân hàng trực tiếp gặp nhau để tiến hành cho vay và thu nợ. So với cho vay gián tiếp, chất lượng các khoản vay được nâng cao hơn. Ngân hàng tiến hành thẩm định đánh giá trước khi đưa ra quyết định cho vay. Mặt khác ngân hàng còn có sự giám sát chặt chẽ khách hàng sau cho vay, nhờ đó hạn chế thấp nhất rủi ro tín dụng có thể xảy ra. Hơn nữa, cán bộ tín dụng của ngân hàng là những người có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực tín dụng, các quyết định tín dụng trực tiếp của ngân hàng thường có cơ sở và chất lượng cao hơn so với công ty bán lẻ. Mặt khác, khi tiếp xúc với khách hàng, cán bộ tín dụng quan tâm đến chất lượng tín dụng, trong khi các công ty bán lẻ thường coi trọng doanh số bán hàng và từ đó đưa ra các quyết định “tín dụng” nhanh chóng.

Hình thức cho vay tiêu dùng trực tiếp linh hoạt hơn so với cho vay gián tiếp do quan hệ trực tiếp dễ xử lý những phát sinh hơn, làm thỏa mãn quyền lợi của cả hai bên. Nhờ mối quan hệ tốt với khách hàng trong quá trình cho vay, ngân hàng sẽ giữ

chân được khách hàng và có cơ hội gia tăng khách hàng tiềm năng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)