8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3. LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NHTM
1.3.1. Khái niệm phát triển tín dụng bán lẻ
Quan điểm của triết học duy vật biện chứng: Phát triển là một quá trình tiến lên từ thấp đến cao. Phát triển không chỉ đơn thuần tăng lên hay giảm đi đơn thuần về lượng mà còn có sự biến đổi về chất của sự vật, hiện tượng. Phát triển là khuynh hướng vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện do việc giải quyết mâu thuẫn, thực hiện bước nhảy về chất gây ra, và hướng theo xu thế phủ định của phủ định. Như vậy hiểu một cách đơn giản nhất thì phát triển là sự tăng lên về số lượng và chất lượng.
Như vậy trong lĩnh vực ngân hàng:
- Hiểu theo nghĩa hẹp: Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng tỷ trọng dư nợ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng (tăng về lượng).
- Hiểu theo nghĩa rộng: Phát triển tín dụng bán lẻ là sự gia tăng dư nợ tín dụng bán lẻ trong cơ cấu khách hàng được cho vay tại một ngân hàng kết hợp với sự phát triển thêm sản phẩm tín dụng bán lẻ, đồng thời tăng chất lượng tín dụng bán lẻ (tăng về lượng và chất).
Chất lượng tín dụng của một NHTM được phản ánh ở yếu tố như thu hút nhiều khách hàng tốt, thủ tục đơn giản, thuận tiện, mức độ an toàn vốn tín dụng, chi phí về tổng thể lãi suất, chi phí nghiệp vụ.
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM 1.3.3.1.Tiêu chí định tính: 1.3.3.1.Tiêu chí định tính:
• Tính đa dạng của sản phẩm
Đời sống ngày càng phát triển, công nghệ thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ, cũng theo đó mà nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Để đáp ứng được đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng, từ trẻ em đến người già, từ phái mạnh đến phái đẹp, từ công nhân đến nông dân,… ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm của mình, không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng nhất. Làm được như vậy, tín dụng bán lẻ của ngân hàng sẽ lớn mạnh không ngừng với số lượng khách hàng tìm đến ngày càng tăng nhanh, đóng góp lớn vào nguồn lợi nhuận theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phân tán được rủi ro.
• Tính tiện ích của sản phẩm
Khi khách hàng đã biết đến và bắt đầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thông qua mạng lưới kênh phân phối, yêu cầu của họ càng nâng cao lên, dịch vụ nào có tính tiện ích cao, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cần thiết hàng ngày thì sẽ được sử dụng nhiều. Sự cạnh tranh do đó không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà thậm chí là giữa các sản phẩm, dịch vụ của cùng một ngân hàng.
• Tính an toàn
động kinh doanh tiền tệ luôn là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với ngân hàng, rủi ro có thể là: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,… với khách hàng thì có thể là: rủi ro thông tin cá nhân bị lộ, rủi ro tính lãi nhầm,… Đặc biệt, trong điều kiện ứng dụng CNTT như hiện nay, tính an toàn của sản phẩm, dịch vụ càng được quan tâm nhiều hơn nữa nhất là sự bảo mật các thông tin cá nhân về tài khoản của khách hàng, các hệ thống dữ liệu mật của ngân hàng. Ngân hàng nào có độ an toàn cao thì sẽ được đông đảo khách hàng lựa chọn.
1.3.3.2. Tiêu chí định lượng
❖ Tỷ lệ tăng trưởng dư nợ TDBL (%)
Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL = 𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦−𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐
𝐷ư 𝑛ợ 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 x 100%
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng dư nợ tín dụng bán lẻ qua các năm để đánh giá khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng. Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng bán lẻ chưa hiệu quả.
❖ Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay TDBL(%)
Tỷ lệ tăng trưởng doanh số cho vay TDBL= 𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑛𝑎𝑦−𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐
𝐷𝑆𝐶𝑉 𝑛ă𝑚 𝑡𝑟ướ𝑐 x 100%
Chỉ tiêu này dùng để so sánh sự tăng trưởng tín dụng bán lẻ qua các năm để đánh khả năng cho vay, tìm kiếm khách hàng và đánh tình hình thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng (tương tự như chỉ tiêu tăng trưởng dư nợ, nhưng bao gồm toàn bộ dư nợ cho vay trong năm đến thời điểm hiện tại và dư nợ cho vay trong năm đã thu hồi). Chỉ tiêu càng cao thì mức độ hoạt động của NH càng ổn định và có hiệu quả, ngược lại NH đang gặp khó khăn, nhất là trong việc tìm kiếm khách hàng và thể hiện việc thực hiện kế hoạch tín dụng chưa hiệu quả.
❖ Tốc độ tăng trưởng dư nợ TDBL/Tổng nguồn vốn (%)
Tốc độ tăng tỷ lệ dư nợ
TDBL/Tổng nguồn vốn =
Tỷ lệ dư nợ TDBL/Tổng NV năm sau – năm
Tỷ lệ dư nợ TDBL/Tổng NV năm trước
Dựa vào chỉ tiêu này, so sánh qua các năm để đánh giá mức độ tập trung vốn tín dụng bán lẻ của NH, đánh giá khả năng sử dụng vốn để cho vay của ngân hàng, chỉ tiêu càng cao thì khả năng sử dụng vốn càng cao, ngược lại càng thấp thì ngân hàng đang bị trị trệ vốn, sử dụng vốn bị lãng phí, có thể gây ảnh hưởng đến doanh thu cũng như tỷ lệ thu lãi của ngân hàng.
❖ Tốc độ tăng tỷ lệ Dư nợ/Vốn huy động (%)
Tốc độ tăng tỷ lệ dư nợ
TDBL/VHĐ =
Tỷ lệ dư nợ TDBL/VHĐ năm sau – năm trước
*100 Tỷ lệ dư nợ TDBL/Tổng VHĐ năm trước
Chỉ tiêu này phản ánh NH cho vay được bao nhiêu so với nguồn vốn huy động, nó còn nói lên hiệu quả sử dụng vốn huy động của ngân hàng, thể hiện ngân hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. So sánh chỉ tiêu này qua các năm để đánh giá tốc độ phát triển TDBL và thể hiện khả năng tranh thủ vốn huy động trong hoạt động phát triển TDBL của ngân hàng.
❖ Tốc độ tăng số lượng khách hàng TDBL
Tốc độ tăng số lượng
khách hàng TDBL =
Số lượng KH TDBL năm sau – năm trước
*100 Tỷ lệ dư nợ TDBL/TDN kỳ trước
Chỉ tiêu này phản ánh số lượng khách hàng của ngân hàng qua các thời kỳ, cho thấy khả năng thu hút khách hàng của ngân hàng trong thời gian qua.
❖ Tốc độ tăng số lượng giao dịch TDBL
Tốc độ tăng số lượng giao dịch TDBL
=
Số lượng giao dịch TDBL năm trước – năm
trước *100
Tỷ lệ dư nợ TDBL/TDN năm̀ trước
Chỉ tiêu này phản ánh sự phát triển của các giao dịch tín dụng bán lẻ của ngân hàng, chỉ tiêu này càng lớn càng thể hiện khả năng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ càng cao.
Đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ đòi hỏi ngân hàng phải đảm bảo chất lượng cho các khoản tín dụng bán lẻ. Vì vậy, ngoài những chỉ tiêu đánh giá sự phát
triển dịch vụ tín dụng bán lẻ thì một số chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ bán lẻ bao gồm:
❖ Hệ số thu nợ %)
Hệ số thu nợ = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑐ℎ𝑜 𝑣𝑎𝑦 x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ trong việc thu nợ của NH. Nó phản ánh trong 1 thời kỳ nào đó, với doanh số cho vay nhất định thì ngân hàng sẽ thu về được bao nhiêu đồng vốn.Tỷ lệ này càng cao càng tốt
❖ Tỷ lệ thu nợ đến hạn (%)
Tỷ lệ thu nợ đến hạn = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ đế𝑛 ℎạ𝑛
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ đế𝑛 ℎạ𝑛 x 100%
Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả tín dụng trong việc thu nợ của NH. Nó chất lượng tín dụng của ngân hàng, đánh giá khả năng thu hồi nợ của các khoản tín dụng đã cho vay, đồng thời đánh giá hiệu quả thực hiện kế hoạch tín dụng của ngân hàng, kế hoạch cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao càng tốt
❖ Tỷ lệ nợ quá hạn (%)
Tỷ lệ thu nợ đến hạn = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ 𝑁ợ 𝑞𝑢á ℎạ𝑛 x 100%
Chỉ tiêu này phản ánh khả năng quản lý tín dụng bán lẻ của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay. Tỷ lệ nợ quá hạn càng cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém và ngược lại.
❖ Tỷ lệ nợ xấu (%)
Tỷ lệ nợ xấu = 𝑇ổ𝑛𝑔 𝑛ợ 𝑥ấ𝑢𝑇ổ𝑛𝑔 𝑑ư 𝑛ợ x 100%
Bên cạnh chỉ tiêu tỷ lệ nợ quá hạn, chỉ tiêu tỷ lện nợ xấu cũng phản ánh thực chất tình hình chất lượng tín dụng bán lẻ tại ngân hàng. Tổng nợ xấu của ngân hàng bao gồm nợ quá hạn, nợ khoanh, nợ quá hạn của tín dụng bán lẻchuyển về nợ trong hạn, chính vì vậy chỉ tiêu này cho thấy thực chất tình hình chất lượng tín dụng tại ngân hàng, đồng thời phản ánh khả năng quản lý tín dụng của ngân hàng trong khâu cho vay, đôn đốc thu hồi nợ của ngân hàng đối với các khoản vay..Tỷ lệ nợ xấu càng
cao thể hiện chất lượng tín dụng của ngân hàng càng kém , và ngược lại.
❖ Vòng quay vốn Tín dụng bán lẻ (vòng)
Vòng quay vốn TDBL = 𝐷𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑠ố 𝑡ℎ𝑢 𝑛ợ
𝐷ư 𝑛ợ 𝑏ì𝑛ℎ 𝑞𝑢â𝑛 x 100%
Với: Dư nợ bình quân = 𝐷ư 𝑛ợ đầ𝑢 𝑘ỳ+𝐷ư 𝑛ợ 𝑐𝑢ố𝑖 𝑘ỳ2 x 100%
Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng của ngân hàng, thời gian thu hồi nợ của ngân hàng là nhanh hay chậm. Vòng quay vốn càng nhanh thì được coi là tốt và việc đầu tư càng được an toàn và tín dụng có tốc độ phát triển tốt.
1.3.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM 1.3.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài 1.3.4.1. Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài
• Môi trường xã hội
Những xu thế thay đổi về nhân khẩu học được nghiên cứu bao gồm tổng dân số, tỷ lệ tăng dân số, những thay đổi về cấu trúc dân số, xu thế di chuyển dân cư… là nguồn số liệu quan trọng. Từ những số liệu đó, ngân hàng xác định được thị trường tiềm năng của hoạt động tín dụng và năng lực của ngân hàng mình so với các đối thủ cạnh tranh để chiếm lĩnh từng phân đoạn thị trường. Tốc độ tăng dân số và thu nhập cao kéo theo nhu cầu về tiêu dùng tăng cao.
Xã hội ngày càng phát triển, mong muốn của con người cũng từ đó mà cao thêm, đòi hỏi ngân hàng không ngừng nỗ lực cung cấp những dịch vụ đa dạng, hiện đại hơn. Thói quen tiêu dùng của dân cư đang dần thay đổi, ví dụ điển hình thay vì sử dụng tiền mặt như trước kia thì hiện nay hầu như các dịch vụ đều được thanh toán qua thẻ, vì vậy ngân hàng cũng cần chú trọng phát triển đa dạng các sản phẩm thẻ để đáp ứng nhu cầu.
• Môi trường chính trị - pháp luật
Kinh doanh ngân hàng là một trong những ngành chịu sự giám sát chặt chẽ của pháp luật, các quy định của NHNN. Trước hết, có thể kể đến các chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng mạnh mẽ đến lĩnh vực cho vay, đặc biệt là các chính sách và các chương trình liên quan đến kinh tế. Chẳng hạn, khi Nhà nước tăng mức đầu tư cho nền kinh tế, cũng như tăng thu hút đầu tư nước ngoài bằng các chính sách khuyến
khích đầu tư (sự đơn giản về thủ tục giấy tờ, ưu đãi thuế…) tất cả những điều này sẽ tạo điều kiện cho sự phát triển chung của toàn bộ nền kinh tế, xã hội, GDP sẽ tăng, tỷ lệ thất nghiệp giảm, mức thu nhập cho người lao động tăng, qua đó làm tăng nhu cầu tiêu dùng và hoạt động kinh doanh.
Pháp luật có vị trí hết sức quan trọng đối với hoạt động của ngân hàng nói chung và chất lượng tín dụng nói riêng. Chỉ có trong điều kiện các chủ thể tham gia quan hệ tín dụng tuân thủ chấp hành pháp luật một cách nghiêm chỉnh thì quan hệ tín dụng mới mang lại hiệu quả, lợi ích cho cả hai bên và chất lượng tín dụng mới được đảm bảo.
• Môi trường kinh tế
Trong điều kiện nước ta đã gia nhập WTO, hòa nhập vào xu hướng chung của nền kinh tế thế giới, môi trường kinh tế cả ở trong và ngoài nước đều là những nhân tố có tác động tới sự phát triển của TDBL. Chủ yếu có hai xu hướng sau đây:
Nền kinh tế khỏe mạnh, phát triển từng bước vững chắc, tốc độ phát triển hàng năm cao, kéo theo đó là đời sống người dân được cải thiện, thu nhập tăng, nhu cầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng như thanh toán, gửi tiền, vay vốn để sản xuất kinh doanh cũng gia tăng theo. Đây là môi trường thuận lợi, các ngân hàng cần biết tận dụng thời cơ phát triển TDBL, mở rộng đối tượng khách hàng của TDBL.
Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trang suy thoái, lạm phát kéo dài, khủng hoảng gia tăng, các nhu cầu chi tiêu, gửi tiền tiết kiệm của người dân ít đi; hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, không tiêu thụ được hàng hóa, không có khả năng trả lãi ngân hàng nên nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp cũng giảm sút. Dịch vụ TDBL của ngân hàng lúc đó dù có đa dạng, tiện ích và an toàn đến mấy thì cũng không có mấy ai sử dụng.
• Môi trường kỹ thuật công nghệ
Kỹ thuật công nghệ đóng vai trò nền tảng trong hoạt động ngân hàng hiện đại, khách hàng có thể tiếp cận với các thông tin, sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng từ nhà mà không cần mất công đi lại. Bằng trao đổi thông tin tức thời, công nghệ giúp công tác quản lý của ngân hàng tốt hơn, tạo điều kiện thực hiện mô hình xử lý tập trung
các giao dịch.
• Đối thủ cạnh tranh
Những hoạt động của đối thủ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động của Ngân hàng, nhất là khi các Ngân hàng cùng cung cấp một sản phẩm, cùng hướng vào một đối tượng khách hàng mục tiêu trên cũng địa bàn hoạt động. Thị trường ngân hàng càng sôi động, sự cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt đòi hỏi ngân hàng phải nghiên cứu hành vi cụ thể của từng đối thủ cạnh tranh nhằm có thể chủ động đưa ra một chiến lược cạnh tranh năng động và hiệu quả.
• Khách hàng của ngân hàng
Khách hàng là nhân tố quan trọng nhất quyết định sự thành bại của các Ngân hàng, bởi khách hàng vừa tham gia trực tiếp vào quá trình cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng, vừa trực tiếp sử dụng hưởng thụ sản phẩm đó. Chính vì vậy, nhu cầu, mong muốn, và cách thức sử dụng sản phẩm dịch vụ ngân hàng sẽ là nhân tố ảnh hưởng quan trọng tới số lượng, kết cấu và cách thức phân phối các sản phẩm dịch vụ.
1.3.4.2. Các nhân tố thuộc môi trường bên trong
• Chiến lược phát triển của ngân hàng
Để từng bước xây dựng và phát triển vững, mạnh TDBL, các ngân hàng trước hết cần có một định hướng và chiến lược phát triển đúng đắn, vạch ra bước đi cần thiết trong từng giai đoạn cũng như đề ra mục tiêu cần đạt đến đối với mỗi loại hình sản phẩm tín dụng. Chiến lược của ngân hàng cũng phải bắt đầu từ việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, rồi sau đó mới là giai đoạn tung sản phẩm ra, mở rộng mạng lưới, kèm theo việc tuyển dụng, đào tạo nhân sự mới.
• Khả năng tài chính và công nghệ
Với ngành ngân hàng, khả năng tài chính và công nghệ voo cùng quan trọng,