Đối vối ngân hàng nhà nước trong việc quản lý tín dụng bán lẻ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 103)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

3.3.2 Đối vối ngân hàng nhà nước trong việc quản lý tín dụng bán lẻ

tín dụng đã có nhiều điểm mới thuận lợi hơn cho các Ngân hàng Thương mại, tháo gỡ phần nào những khó khăn vướng mắc cho các Ngân hàng Thương mại trong quá trình làm thủ tục thế chấp, cầm cố, bảo lãnh bằng tài sản, cho vay và xử lý tài sản đảm bảo để thu nợ. Nhờ đó mà hoạt động tín dụng nói chung và tín dụng bán lẻ nói riêng của các Ngân hàng Thương mại hiệu quả hơn, tiết kiệm được nhiều chi phí. Tuy nhiên một số quy định trong các băn bản pháp luật về bảo đảm tiền vay và quy chế cho vay vẫn chưa sát với tình hình thực tế và chưa phù hợp với các văn bản pháp luật mới ban hành. Ngân hàng Nhà nước cần nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện các cơ chế chính sách liên quan đến hoạt động tín dụng trên cơ sở đảm bảo tính đồng bộ và tính pháp lý để tạo điều kiện cho công tác tín dụng tại các Ngân hàng Thương mại được an toàn và hiệu quả hơn.

Bên cạnh đó, các văn bản liên quan đến cơ chế tín dụng bán lẻ còn quá nhiều, ngoài cơ chế cho vay của Ngân hàng Nhà nước còn có nhiều công văn, quyết định, thông tư, chỉ thị của các cấp ngành có liên quan chỉ đạo cho từng ngành nghề. Mỗi ngành nghề được thêm bớt một số điều kiện nên khi thực hiện cho vay phải tham chiếu nhiều loại văn bản. Do đó cần thiết phải có biện pháp cơ cấu lại hệ thống văn bản pháp luật nhằm đáp ứng hoạt động tín dụng được thực hiện một cách khoa học, nhanh chóng, an toàn

Tăng cường công tác thanh tra giám sát của Ngân hàng Nhà nước đối với các Ngân hàng. Xây dựng hệ thống thanh tra đủ mạnh cả về số lượng và chất lượng, đảm bảo thực hiện hoạt động kiểm soát hệ thống Ngân hàng có hiệu quả và độ an toàn cao nhất. Tạo điều kiện nâng cao trình độ quản trị kinh doanh của các Ngân hàng Thương mại, đảm bảo cho toàn ngành hoạt động tốt và theo đúng pháp luật. Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước cần thường xuyên tiến hành kiểm tra và giám sát các Ngân hàng để đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định của pháp luật trong hoạt động tín dụng nhằm nâng cao tính ổn định và phát triển trong hoạt động kinh doanh của các Ngân hàng.

Thực thi chính sách ổn định kinh tế vĩ mô trong đó có việc kiểm soát lạm phát, đảm bảo sự vận hành của hệ thống tài chính – tiền tệ có hiệu quả. Để hạn chế cạnh

tranh không lành mạnh về lãi suất, cần tăng cường vai trò của Hiệp hội Ngân hàng cũng như nâng cao vai trò của Ngân hàng Nhà nước trong việc điều tiết lãi suất thị trường thông qua lãi suất định hướng của mình

3.3.3. Đối với ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV)

Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam cần nâng cao năng lực quản trị ngân hàng, hiện đại hoá công nghệ ngân hàng, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và sử dụng vốn của ngân hàng, nâng cao sức cạnh tranh của ngân hàng trong điều kiện hội nhập quốc tế.

Ngân hàng BIDV cần tăng cường trang bị cơ sở vật chất, kỹ thuật cho các chi nhánh Biên Hòa, đặc biệt là về công nghệ thông tin để tăng cường khả năng cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác.

Tăng cường công tác quản lý kế hoạch đối với chi nhánh BIDV Biên Hòa, kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng vốn ngoài kế hoạch; kiên quyết xử lý đối với các chi nhánh nhận vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức kinh tế ẩn.

Ngân hàng nên kế hoạch trang bị cho các chi nhánh trong hệ thống BIDV Việt Nam một mạng lưới ATM với những máy móc thiết bị hiện đại, tính năng sử dụng cao, phục vụ nhu cầu thanh toán nhanh, tiện lợi, an toàn cho khách hàng.

Xây dựng hệ thống công nghệ tin học hiện đại tiên tiến. Hỗ trợ cho chi nhánh Biên Hòa trong việc phát triển hoạt động Marketing về kinh phí quảng cáo.

Kết luận chương 3:

Trong chương 3, tác giả trình bày những giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Biên Hòa trong thời gian tới, giải pháp đưa ra dựa trên cơ sở phân tích thực trạng dịch vụ tín dụng bán lẻ của chi nhánh trong chương 2 và những định hướng phát triển chung cũng như định hướng phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ của chi nhánh trong thời gian tới. Ngoài ra, tác giả cũng đề xuất một số kiến nghị với nhà nước, Ngân hàng nhà nước và Ngân hàng BIDV Việt Nam nhằm hỗ trợ phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng BIDV chi nhánh Biên Hòa trong thời gian tới.

KẾT LUẬN

Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế đất nước vào nền kinh tế thế giới, môi trường cạnh tranh của hệ thống ngân hàng ngày càng trở nên gay gắt hơn thúc đẩy các ngân hàng trong nước sớm tìm ra các giải pháp đẩy mạnh dịch vụ tín dụng bán lẻ tại ngân hàng mình. Là một chi nhánh ngân hàng thuộc BIDV - Là một trong số các ngân hàng đóng vai trò trụ cột của nền kinh tế, đối với dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Biên Hòa sau hơn 7 năm hoạt động đã có những thành tích đáng kể, góp phần gia tăng thị phần tín dụng bán lẻ cho BIDV cả nước.

Trong khuôn khổ luận văn: “Phát triển tín dụng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP

Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Biên Hòa”. Tác giả xây dựng khung lý

thuyết về dịch vụ tín dụng bán lẻ tại các ngân hàng thương mại, các sản phẩm tín dụng bán lẻ, chỉ tiêu đánh giá chất lượng tín dụng bán lẻ và một số kinh nghiệm quản lý tín dụng bán lẻ tại một số ngân hàng thương mại tại Việt Nam.

Dựa trên nền tảng lý thuyết đã xây dựng, kết hợp với khảo sát khách hàng đang giao dịch với BIDV chi nhánh Biên Hòa, tác giả đã phân tích thực trạng tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Biên Hòa, qua đó tìm ra những mặt tồn tại trong dịch vụ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh. Từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Biên Hòa trong thời gian tới. Hi vọng, với đề tài nghiên cứu này sẽ giúp cho dịch vụ tín dụng bán lẻ tại chi nhánh sẽ mở rộng và ngày càng phát triển.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1] Bùi Quang Tín, Phan Diên Vỹ, Nguyễn Thế Bính (2016), Quản trị quan hệ

khách hàng tại các Ngân hàng thương mại, NXB Knh tế TP HCM.

[2]Lê Khắc Trí (2007) “Định hướng và giải pháp phát triển hoạt động ngân

hàng bán lẻ ở Việt Nam”

[3] Lê Thị Hạnh( 2017), Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương

Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Theo Tiêu Chuẩn Basel II, Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Ngân hàng

[4] Lê Thị Thanh Mỹ (2017), Hoàn thiện phân tích chất lượng tín dụng tại các

NHTM trên địa bàn tỉnh Bình Định, Luận văn thạc sĩ, Đại học kinh tế TP.HCM [5] Ngân hàng BIDV Chi nhánh Biên Hòa (2015, 2016, 2017), Báo cáo kết quả kinh doanh, Tài liệu nội bộ

[6] Ngân hàng BIDV Chi nhánh Biên Hòa (2015, 2016, 2017), Báo cáo hoạt động tín dụng, Tài liệu nội bộ

[7] Ngân hàng BIDV Chi nhánh Biên Hòa (2015, 2016, 2017), Báo cáo nhân sự, Tài liệu nội bộ

[8] Ngô Hướng, Phan Diên Vỹ, Ts Bùi Quang Tín, TS Nguyễn Thế Bính (

2015), Phòng ngừa rủi ro tín dụng Ngân hàng thương mại trên địa bàn thành phố Hồ

Chí Minh, NXB Kinh tế TP HCM .

[9] Nguyễn Xuân Bang ( 2017), Pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động

cấp tín dụng của các Ngân hàng thương mại tại Việt Nam, luận án tiến sĩ.

[10] Nguyễn Thu Nga ( 2017), Phân tích mối quan hệ giữa rủi ro tín dụng với

hiệu quả kinh doanh của các Ngân hàng thương mại cổ phần tại Việt Nam, luận án tiến sĩ.

[11] Nguyễn Đăng Dờn, TS Hoàng Hùng, Ths Nguyễn Quốc Anh, Ths Nguyễn

Văn Thầy, Ths Nguyễn Thị Hiền (2012), Quản trị Ngân hàng thương mại hiện đại,

[12] Phan Minh Ngọc (2016) “Đẩy mạnh tín dụng bán lẻ, trào lưu chung của các ngân hàng

[13] Vũ Anh Quân ( 2017), Nâng cao hiệu quản hoạt động tín dụng của các

Ngân hàng thương mại trên địa bàn Hà Nội.

Tiếng Anh

[1] Andrew Marshall, Leilei Tang, Alistair Milne( 2010), Variable reduction,

sample selection bias and bank retail credit scoring, Journal of Empirical Finance 17 (2010)

[2] Dinh Thi Thanh Huyen, Stefanie Kleimeie (2007), A credit scoring model

for Vietnam's retail banking marker, International Review of Financial Analysis 16 (2007) 471–495

[3]Bela Slanicz ( 2018), Assesco: Risk Management Sets its Importance for Retail Banking and Consumer Finance in Vietnamese Banks Available from http://vietnamnews.vn/brand-info/421881/assesco-risk-management-sets-its- importance-for-retail-banking-and-consumer-finance-in-vietnamese-

banks.html#YjVyefhzW03zhR7B.97 [25 Jan 2018]

[4] Jens Kovsted, John Rand And Finn Tarp with Nguyen Dinh Tai, Nguyen

Van Huong, Ta Minh Thao And Luu Duc Khai ( 2005) “Monobank Commercial

Banking Financial Sector Reforms In Vietnam

[5] Salil Panchal, 2017, Retail credit sector growth on the rise: Cibil data, Available from : http://www.forbesindia.com/article/special/retail-credit-sector- growth-on-the-rise-]cibil-data/42661/1> [10 December 2017]

[6] Vu Minh Ngo, Drahomíra Pavelkova (2008), Moderating and mediating

effects of switching costs on the relationship between service value, customer satisfaction and customer loyalty: investigation of retail banking in Vietnam, Journal of International Studies, 10(1), 9-33.

Website:

http://www.agribank.com.vn/default.aspx http://www.bidv.com.vn/

https://www.sbv.gov.vn/

PHỤ LỤC

PHỤ LỤC 1

1. Khái quát về Thành phố Biên Hòa 1.1. Vị trí địa lý

Thành phố Biên Hòa nằm ở phía tây tỉnh Đồng Nai, phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu, phía Nam giáp huyện Long Thành, phía Đông giáp huyện Trảng Bom, phía Tây giáp Thị xã Tân Uyên, thị xã Dĩ An tỉnh Bình Dương và Quận 9 - Thành phố Hồ Chí Minh.

Do nằm trong khu vực Đông Nam Bộ nên chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa chung của toàn khu vực gồm 2 mùa rõ rệt gồm mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa thường bắt đầu từ tháng 5 và kéo dài đến tháng 10, mùa khô thường bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Nhiệt độ trung bình trong năm từ khoảng 25,4°C đến 27,2 °C.

1.2. Đặc điểm phát triển kinh tế

Tình hình kinh tế tỉnh Biên Hòa đang dần ổn định và phát triển, theo thông cáo báo chí của tỉnh Đồng Nai về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh 6 tháng đầu năm 2018, kinh tế của tỉnh tiếp tục đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ. Giá trị tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh - GRDP (giá so sánh 2010) tăng 7,5 %; chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tăng 8,35%; giá trị sản xuất sản xuất nông, lâm, thủy sản tăng 3,12%; tổng mức bán lẻ hàng hóa, dịch vụ tăng 11,75%; chỉ số giá tiêu dùng 6 tháng đầu năm tăng 1,51%.

Như vậy, kinh tế của tỉnh Đồng Nai nói chung và Thành phố Biên Hòa nói riêng đang dần ổn định và tăng trưởng đều qua mỗi năm đặc biệt trong những năm gần đây. Tăng trưởng kinh tế cao tạo tiền đề phát triển các ngành kinh tế trong tỉnh, đặc biệt đối với ngành ngân hàng.

Bên cạnh Ngân hàng Nhà nước, hệ thống ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh gồm Ngân hàng Công thương, Ngân hàng Đầu tư Phát triển, Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT, Ngân hàng Chính sách. Hiện nay, các ngân hàng đang thực hiện đổi mới và đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, áp dụng các công nghệ tiên tiến

trong việc chuyển phát nhanh, thanh toán liên ngân hàng, thanh toán quốc tế bảo đảm an toàn và hiệu quả.

2. Cơ cấu tổ chức

Hình 2.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức BIDV chi nhánh Biên Hòa

(Nguồn: Phòng hành chánh tổ chức BIDV Biên Hòa)

Mô hình hiện nay của Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chi nhánh Biên Hòa đang vận hành theo mô hình chuẩn TA2 của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam với 3 khối là khối kinh doanh, khối tác nghiệp và khối hỗ trợ gồm 11 phòng ban. Chức năng một số phòng ban ngân hàng như sau:

Ban Giám Đốc:

- Giám Đốc: Có nhiệm vụ điều hành mọi hoạt động của đơn vị theo chức năng

nhiệm vụ, phạm vi hoạt động của đơn vị. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật, nâng lương cho cán bộ công nhân viên trong đơn vị và chịu trách nhiệm trước Tổng giám đốc về kết quả hoạt động kinh doanh của đơn vị mình.

- Phó Giám Đốc: Có trách nhiệm hỗ trợ giám đốc về các nghiệp vụ cụ thể trong

tổ chức, tài chính thẩm định, huy động vốn.

Phòng Quan hệ khách hàng:

Tham mưu đề xuất chính sách và kế hoạch phát triển mối quan hệ với khách hàng. Tham gia trực tiếp vào quá trình xét duyệt và cho vay đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn của Ngân hàng.

- Tham mưu đề xuất chính sách, biện pháp phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

- Quản lý, giám sát, phân tích, đánh giá rủi ro tiềm ẩn đối với danh mục tín dụng của Chi nhánh.

- Nghiên cứu, đề xuất trình lãnh đạo phê duyệt hạn mức, điều chỉnh hạn mức, cơ cấu, giới hạn tín dụng từng ngành, từng nhóm khách hàng phù hợp với chỉ đạo của BIDV.

Phòng trị tín dụng: Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh đối với khách hàng theo quy định của BIDV và Chi nhánh.

Phòng Dịch vụ khách hàng:

- Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng

- Thực hiện các công tác thanh toán bao gồm cả thanh toán quốc tế.

Phòng kho quỹ:

- Quản lý an toàn kho quỹ và thực hiện các quy định, qui chế về nghiệp vụ thu phát, vận chuyển tiền trên đường đi. Đề xuất định mức tiền mặt tại Chi nhánh, làm nghiệp vụ thu tiền mặt.

- Theo dõi tổng hợp lập báo cáo tiền tệ, tham gia đóng góp ý kiến xây dựng chế độ quy trình về công tác tiền tệ kho quỹ để phục vụ khách hàng nhanh chóng, tiện lợi.

Phòng Kế hoạch tổng hợp:

Có nhiệm vụ tham mưu cho Ban giám đốc trong công tác điều hành nhằm đạt mục tiêu hiệu quả an toàn vốn trong kinh doanh. Ngoài ra phòng còn có nhiệm vụ giúp Ban giám đốc đề ra chiến lược trong kinh doanh hàng năm của Ngân hàng.

Phòng Kế toán tài chính:

- Có nhiệm vụ hạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời mọi nghiệp vụ phát sinh hàng ngày. Thực hiện chế độ tài chính kế toán, các biện pháp quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính.

Phòng Tổ chức hành chính:

PHỤ LỤC 2: Thang đo nghiên cứu:

STT

biến Nội dung

Yếu tố sản phẩm TDBL

1 SP1 Lãi suất cho vay của Ngân hàng có thấp hơn Ngân hàng khác

2 SP2 Ngân hàng có nhiều chương trình cho vay ưu đãi

3 SP3

Các sản phẩm cho vay đa dạng, đáp ng đầy đủ nhu cầu của khách hàng (sản phẩm cho vay nhà ở, cho vay mua ô tô, chứng minh tài chính, cầm cố GTCG..)

Yếu tố sự đa dạng của các dịch vụ ngân hàng

4 ĐV1 Khách hàng dễ tiếp cận các dịch vụ khác của ngân hàng.

5 ĐV2 Các dịch vụ ngân hàng đa dạng, đáp ứng đầy đủ các nhu cầu

khách hàng.

6 ĐV3 Các dịch vụ khác của ngân hàng giao dịch đơn giản, nhanh

chóng.

Yếu tố cơ sở vật chất

7 CS1 Ngân hàng có địa điểm giao dịch thuận tiện

8 CS2 Nơi giao dịch có đầy đủ trang thiết bị, hoạt động tốt và ổn định.

9 CS3 Nơi giao dịch có đầy đủ tiện nghi phục vụ khách hàng. ( Ghế

ngồi chờ, nước uống,

10 CS5 Ngân hàng có mạng lưới giao dịch rộng lớn (Phòng, điểm giao

dịch…).

Yếu tố đội ngũ nhân viên

11 NV1 Nhân viên có trình độ chuyên môn, chuyên nghiệp.

12 NV2 Nhân viên thực hiện nhanh các giao dịch với khách hàng.

13 NV3 Nhân viên giao dịch với khách hàng có thái độ giao tiếp lịch sự,

thân thiện.

14 NV4 Nhân viên có đạo đức nghề nghiệp.

15 NV4 Nhân viên xử lý tốt những khiếu nại, thắc mắc của khách hàng.

Yếu tố uy tín và thương hiệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 103)