8. KẾT CẤU LUẬN VĂN
1.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ tại NHTM
1.3.3.1.Tiêu chí định tính:
• Tính đa dạng của sản phẩm
Đời sống ngày càng phát triển, công nghệ thay đổi từng ngày, thậm chí là từng giờ, cũng theo đó mà nhu cầu của người dân ngày càng nâng cao. Để đáp ứng được đầy đủ và thỏa mãn nhu cầu của mọi tầng lớp khách hàng, từ trẻ em đến người già, từ phái mạnh đến phái đẹp, từ công nhân đến nông dân,… ngân hàng cần đa dạng hóa các sản phẩm của mình, không ngừng đổi mới, cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với khách hàng nhất. Làm được như vậy, tín dụng bán lẻ của ngân hàng sẽ lớn mạnh không ngừng với số lượng khách hàng tìm đến ngày càng tăng nhanh, đóng góp lớn vào nguồn lợi nhuận theo kế hoạch đã đề ra, đồng thời cũng phân tán được rủi ro.
• Tính tiện ích của sản phẩm
Khi khách hàng đã biết đến và bắt đầu sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng thông qua mạng lưới kênh phân phối, yêu cầu của họ càng nâng cao lên, dịch vụ nào có tính tiện ích cao, đáp ứng được đầy đủ các nhu cầu cần thiết hàng ngày thì sẽ được sử dụng nhiều. Sự cạnh tranh do đó không chỉ diễn ra giữa các ngân hàng mà thậm chí là giữa các sản phẩm, dịch vụ của cùng một ngân hàng.
• Tính an toàn
động kinh doanh tiền tệ luôn là hoạt động tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Với ngân hàng, rủi ro có thể là: rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản,… với khách hàng thì có thể là: rủi ro thông tin cá nhân bị lộ, rủi ro tính lãi nhầm,… Đặc biệt, trong điều kiện ứng dụng CNTT như hiện nay, tính an toàn của sản phẩm, dịch vụ càng được quan tâm nhiều hơn nữa nhất là sự bảo mật các thông tin cá nhân về tài khoản của khách hàng, các hệ thống dữ liệu mật của ngân hàng. Ngân hàng nào có độ an toàn cao thì sẽ được đông đảo khách hàng lựa chọn.