Bài học kinh nghiệm đối với BIDV – Chi nhánh Biên Hòa

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 44)

8. KẾT CẤU LUẬN VĂN

1.4.2. Bài học kinh nghiệm đối với BIDV – Chi nhánh Biên Hòa

Đúc kết những bài học kinh nghiệm của các ngân hàng trong nước, một số bài học kinh nghiệm nhằm phát triển dịch vụ tín dụng bán lẻ cho BIDV chi nhánh Biên Hòa đó là:

- Đẩy mạnh các hoạt động Marketing Ngân hàng

Ngân hàng nên có chính sách đẩy mạnh hoạt động marketing đặc biệt là marketing các dịch vụ bán lẻ để nhiều người tiêu dùng biết đến sản phẩm dịch vụ đang được cung

cấp tại ngân hàng. Để thực hiện thành công Marketing trong Ngân hàng, ngoài bộ phận chuyên trách phân tích nhu cầu khách hàng (bộ phận nghiên cứu thị trường) thì tất cả nhân viên cũng như Ban lãnh đạo đều phải tham gia vào hoạt động này, coi tiếp thị là một công tác trọng tâm trong hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó đặc biệt chú trọng nâng cao tinh thần trách nhiệm, giáo dục thái độ phục vụ ân cần, niềm nở cho đội ngũ nhân viên. Thái độ phục vụ chính là yếu tố tạo nên ấn tượng của khách hàng về Ngân hàng. Với sự phục vụ tận tình của mình, các cán bộ QHKH đã tham gia một cách tự nhiên vào hoạt động Marketing Ngân hàng.

- Cải tiến, đa dạng hóa dịch vụ, sản phẩm tín dụng bán lẻ

Khách hàng tiềm năng của tín dụng bán lẻ rất đông đảo, vì thế nhu cầu của họ cũng rất phong phú, cho nên việc đa dạng hóa sản phẩm và dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu khác nhau là cần thiết để phát triển hoạt động tín dụng bán lẻ của ngân hàng. Việc cung cấp được nhiều sản phẩm mới thông qua sự đa dạng hóa các kênh phẩn phối sẽ giúp ngân hàng sử dụng tối ưu những thuận lợi mà cuộc cách mạng trong lĩnh vực dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại tại các thành phố đô thị, khu trung tâm.

- Mở rộng và đa dạng hoá mạng lưới phục vụ khách hàng:

Mở rộng mạng lưới hoạt động để nâng cao hiệu quả phục vụ khách hàng, tăng hiệu quả kinh doanh. Mở rộng mạng lưới ngân hàng bán lẻ tại những địa bàn có tiềm năng phát triển kinh tế, khu du lịch, khu đô thị, khu công nghiệp. Đồng thời phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hàng bán lẻ có hàm lượng công nghệ cao, kết hợp sản phẩm tín dụng với các sản phẩm tiện ích khác trong lĩnh vực huy động vốn, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ, ngân hàng điện tử để hình thành các sản phẩm trọn gói cho một khách hàng hoặc nhóm khách hàng, qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh với các Ngân hàng trên địa bàn về mặt mạng lưới, khả năng tiếp cận, hiểu biết và chăm sóc khách hàng.

- Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quan hệ khách hàng cá nhân

Kết quả hoạt động tín dụng bán lẻ của một NHTM sẽ được cải thiện nếu như đội ngũ cán bộ QHKH cá nhân được quan tâm trang bị đầy đủ kiến thức về các loại sản phẩm bán lẻ và kỹ năng tiếp thị, giao tiếp, năng động và am hiểu về thị trường

bán lẻ. Đây là điều rất cần thiết đối với hoạt động của một ngân hàng, giúp nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo nên ấn tương đẹp nơi khách hàng; qua đó, nền khách hàng của ngân hàng được củng cố, ổn định và vững mạnh hơn.

- Ứng dụng công nghệ thông tin trong hiện đại hóa hoạt động ngân hàng

Các ngân hàng đã có thể hỗ trợ, phục vụ khách hàng mọi lúc, mọi nơi không chỉ thông qua kênh hỗ trợ truyền thống như tổng đài, tin nhắn, mà có thể giao tiếp với ngân hàng thông qua AI sử dụng hình ảnh hiển thị đại diện trên điện thoại qua kênh gọi hình ảnh (video call), thậm chí thông qua các ứng dụng thực tế ảo (virtual-reality) và hình ảnh ba chiều (holography). Ðiều này giúp các ngân hàng tăng cường khả năng tương tác, tạo cho khách hàng những trải nghiệm dịch vụ giống như được cung cấp bởi con người hơn, như trực tiếp trao đổi với nhân viên hỗ trợ. Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng lõi truyền thống phức tạp cũng cần được đơn giản hóa và nâng cao chất lượng hoạt động.

Kết luận chương 1

Trong chương 1, tác giả đã hệ thống lý thuyết về ngân hàng thương mại, chức năng và những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại. Lý thuyết về tín dụng bán lẻ, đặc điểm và phân loại các dịch vụ tín dụng bán lẻ. Nội dung trình bày về phát triển tín dụng bán lẻ gồm các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển tín dụng bán lẻ, sự cần thiết phát triển TDBL và các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển TDBL tại ngân hàng thương mại. Thông qua kinh nghiệm phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng Agribank và ngân hàng Vietinbank, tác giả rút ra một số bài học đối với phát triển dịch vụ TDBL tai ngân hàng BIDV chi nhánh Biên Hòa. Nội dung chương 2 sẽ làm cơ sở cho quá trình phân tích thực trạng phát triển tín dụng bán lẻ tại BIDV chi nhánh Biên Hòa trong chương 2.

Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN TÍN DỤNG BÁN LẺ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHI NHÁNH BIÊN HÒA 2.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

2.1.1. Khái quát BIDV chi nhánh Biên Hòa ( phụ lục đính kèm)2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV 2.1.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV

- Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (NH TMCP ĐT&PT VN) được thành lập theo nghị định số177/TTg ngày 26 tháng 4 năm 1957 của Thủ tướng Chính phủ. 43 năm qua NH TMCP ĐT&PT VN đã có những tên gọi:

- Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam từ ngày 26/4/1957

- Ngân hàng Đầu tư và Xây dựng Việt Nam từ ngày 24/6/1981 - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ ngày 14/11/1990

- Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN là một doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức theo mô hình Tổng công ty Nhà nước (tập đoàn) mang tính hệ thống thống nhất bao gồm hơn 112 chi nhánh và các Công ty trong toàn quốc, có 3 đơn vị liên doanh với nước ngoài (2 ngân hàng và 1 công ty), hùn vốn với 5 tổ chức tín dụng.

- NH TMCP ĐT&PT VN là một ngân hàng chủ lực thực thi chính sách tiền tệ quốc gia và phục vụ đầu tư phát triển. Quá trình 43 năm xây dựng, trưởng thành và phát triển luôn gắn liền với từng giai đoạn lịch sử của đất nước.

- 1957-1975: Thời kỳ khôi phục kinh tế và thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ nhất, thời kỳ xây dựng và bảo vệ tổ quốc: NH TMCP ĐT&PT VN đã cung ứng 1.483 tỷ đồng (theo giá năm 1960) tương đương 14.830 tỷ đồng (theo giá năm 1995) cho kiến thiết cơ bản, góp phần hàn gắn vết thương chiến tranh, khôi phục kinh tế, ổn định đời sống nhân dân, tạo đà bước vào kế hoạch 5 năm lần thứ nhất của nư¬ớc Việt nam Dân chủ Cộng hoà.

- 1976-1989: Thời kỳ khôi phục và phát triển kinh tế sau khi đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội. NH TMCP ĐT&PT VN đã góp phần thực hiện đường lối phát triển kinh tế, xã hội của Đại hội Đảng lần thứ IV,V,VI và phương hướng đầu tư để khôi phục nền kinh tế sau chiến tranh, tạo những tiền đề để đầu tư phát triển kinh tế. Trong thời kỳ này, NH TMCP ĐT&PT VN đã cung cấp

237,6 tỷ đồng cho đầu tư xây dựng cơ bản (theo giá năm 1982) tương đương 26.275 tỷ đồng (theo giá năm 1995). NH TMCP ĐT&PT VN đã cung cấp vốn cho các công trình nông nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, công trình phúc lợi và đặc biệt ưu tiên vốn cho những công trình trọng điểm, công trình then chốt của nền kinh tế quốc dân. NH TMCP ĐT&PT VN đã góp phần đưa vào sử dụng 358 công trình lớn trên hạn ngạch.

- Từ 1990-1999: Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước: Là một ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong đầu tư phát triển những nguồn vốn của Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN còn ít, cơ cấu nguồn vốn chưa hợp lý.

- Đặc biệt từ năm 1995, khi chuyển nhiệm vụ cấp phát vốn từ Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN sang Tổng cục đầu tư (thuộc Bộ Tài chính), Ngân hàng TMCP ĐT&PT VN thực sự hoạt động như một ngân hàng thương mại nhưng lại bước vào thương trường sau các ngân hàng thương mại nên chưa có nhiều kinh nghiệm. Tuy vậy, toàn hệ thống Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt nam đã phát huy những thuận lợi; nhận thức rõ những khó khăn, thử thách; với truyền thống đoàn kết, sáng tạo, tự tin và tinh thần không chùn bước trước mọi khó khăn Ngân hàng TMCP Đầu tư và phát triển Việt nam luôn quyết tâm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Trong giai đoạn bối cảnh môi trường quốc tế và trong nước còn nhiều khó khăn và thách thức như hiện nay, BIDV đã bám sát chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước, linh hoạt ứng phó với diễn biến thị trường, chủ động, sáng tạo, nỗ lực phấn đấu thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ được giao. Hiện nay, mạng lưới ngân hàng: BIDV có 180 chi nhánh và trên 798 điểm mạng lưới, 1.822 ATM, 15.962 POS tại 63 tỉnh/thành phố trên toàn quốc. Hơn 24.000 cán bộ, nhân viên là các chuyên gia tư vấn tài chính được đào tạo bài bản, có kinh nghiệm được tích luỹ và chuyển giao trong hơn nửa thế kỷ BIDV luôn đem đến cho khách hàng lợi ích và sự tin cậy.

Với bề dày hoạt động và đội ngũ cán bộ có năng lực, nhạy bén với môi trường kinh doanh hiện đại, mang tính hội nhập cao…Luôn hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động, BIDV liên tục được các tổ chức uy tín trên thế giới bình chọn là “Ngân hàng tốt nhất Việt Nam”. BIDV luôn là sự lựa chọn hàng đầu của các tập đoàn,

các doanh nghiệp lớn và của đông đảo khách hàng cá nhân.

2.1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển BIDV CN Biên Hòa

Chi nhánh BIDV Biên Hòa là chi nhánh thuộc hệ thống ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 5 năm 2015 và có trụ sở đặt tại số 248 Đường Cách Mạng Tháng Tám, Phường Thanh Bình, Thành Phố Biên Hòa, Tỉnh Đồng Nai trên cơ sở sáp nhập từ ngân hàng MHB chi nhánh Đồng Nai.

BIDV Biên Hòa là một doanh nghiệp đặc biệt hoạt động trong lĩnh vực tiền tệ, tín dụng thanh toán và các dịch vụ Ngân hàng như các Ngân hàng Thương mại khác, chịu sự chỉ đạo về các nghiệp vụ chuyên môn của BIDV Việt Nam, nhưng được thực hiện cụ thể tại Thành phố Biên Hòa.

BIDV Biên Hòa cung cấp đầy đủ các dịch vụ đa tiện ích đạt chuẩn quốc tế như: Huy động vốn, tín dụng, dịch vụ thẻ, thanh toán quốc tế, bảo lãnh và hàng loạt các dịch vụ ngân hàng bán lẻ khác cho khách hàng trong và ngoài tỉnh một cách nhanh chóng và hiệu quả. BIDV hy vọng sẽ mang lại nhiều tiện ích, sáng tạo và chia sẻ nhiều hơn nữa những giá trị gia tăng cho các doanh nghiệp và cộng đồng dân cư, đóng góp cho sự phát triển của địa phương .

Với phương châm lấy công nghệ làm nền tảng, phát triển nguồn nhân lực là ưu tiên hàng đầu, tiết kiệm chi phí và nâng cao trình độ quản lý và chiến lược. Đến nay sau hơn 10 năm hoạt động. BIDV CN Biên Hòa đã đạt được những thành tích đáng nể, là niềm tự hào của các cán bộ nhân viên trong Chi nhánh và của cả hệ thống BIDV.

2.1.2. Tình hình kinh doanh BIDV chi nhánh Biên Hòa giai đoạn 2015-20172.1.2.1. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2017 2.1.2.1. Kết quả kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2015-2017

Bảng 2.1. Kết quả hoạt động kinh doanh BIDV chi nhánh Biên Hòa giai đoạn 2015-2017 ĐVT: Tỷ đồng Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SS 2016/2015 SS 2017/2016 Giá trị % Giá trị % Doanh thu 502 547 613 45 8.96 66 12.07 Chi phí 471 512 569 41 8.70 57 11.13 Lợi nhuân 31 35 44 4 12.90 9 25.71

(Nguồn: Phòng KHTH BIDV chi nhánh Biên Hòa)

Tình hình kinh doanh của BIDV chi nhánh Biên Hòa những năm gần đây tăng trưởng đều qua các năm. Cụ thể, doanh thu chi nhánh năm 2015 là 502 tỷ đồng, năm 2016 tăng lên 45 tỷ đồng tương ứng tăng 8.96% so với năm 2015, năm 2017 doanh thu tiếp tục tăng thêm 66 tỷ đồng tương ứng tăng 12.07% so với năm 2016.

Doanh thu tăng, kéo theo chi phí cũng tăng dần theo, cụ thể chi phí trong năm 2016 tăng 8.7% so với năm 2015, tốc độ tăng chậm hơn doanh thu nên đảm bảo lợi nhuận trong năm 2016 là 35 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 12.9% so với năm 2015. Trong khi đó, chi phí năm 2017 là 569 tỷ đồng, tăng 11.13% tương ứng tăng 56 tỷ đồng. Lợi nhuận vẫn tăng ổn định đạt 44 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế trong năm. Mức biến động doanh thu, chi phí và lợi nhuận tại BIDV chi nhánh Biên Hòa thể hiệu qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.1. Doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại chi nhánh 2015-2017

2.1.2.2. Hoạt động huy động vốn

Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) Tỷ đồng (%) I. Theo loại tiền tệ huy động

Ngoại tệ 1,189 52.70 1,427 54.99 1623 55.93

VNĐ 1,067 47.30 1,168 45.01 1,279 44.07

II. Theo nguồn huy động vốn

1. Tiền gửi của các

TCKT 423.8 18.79 493.4 19.01 502.1 17.30

2. Tiền gửi của dân cư 1,618 71.72 1,817 70.02 1,903 65.58

3. Phát hành GTCG 168.8 7.48 207.6 8.00 261.7 9.02

4. Huy động khác 45.4 2.01 77.0 2.97 235.2 8.10

Tổng cộng 2,256 100.00 2,595 100.00 2,902 100.00

(Nguồn: Phòng KHTH BIDV chi nhánh Biên Hòa)

Bảng: 2.2. Tỷ trọng huy động vốn tại BIDV chi nhánh Biên Hòa ( Đơn vị: tỷ đồng )

502 471 31 547 512 35 613 569 44 0 100 200 300 400 500 600 700

Doanh thu Chi phí Lợi nhuân

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Bảng 2.3. Biến động huy động vốn tại BIDV chi nhánh Biên Hòa ( Đơn vị: tỷ đồng ) Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 SS 2016/2015 SS 2017/2016 Tỷ đồng đồng Tỷ đồng Tỷ Giá trị (%) Giá trị (%) I. Theo loại tiền tệ huy động

Ngoại tệ 1,189 1,427 1623 238 20.02 196 13.74

VNĐ 1,067 1,168 1,279 101 9.47 111 9.50

II. Theo nguồn huy động vốn

1. Tiền gửi của

các TCKT 423.8 493.4 502.1 70 16.42 9 1.76

2. Tiền gửi của

dân cư 1,618 1,817 1,903 199 12.30 86 4.73 3. Phát hành GTCG 168.8 207.6 261.7 39 22.99 54 26.06 4. Huy động khác 45.4 77.0 235.2 32 69.60 158 205.45 Tổng cộng 2,256 2,595 2,902 339 15.03 307 11.83

Trong năm 2015, Chi nhánh đã huy động được tổng cộng 2,256 tỷ VND, mức huy động trong năm 2016 tăng 339 tỷ đồng tương ứng tăng 15.03% so với năm 2015. Năm 2017, mức huy động vốn là 2,902 tỷ đồng, tương ứng tăng 11.83% so với năm 2016.

Nguồn vốn huy động là ngoại tệ và tiền VNĐ chiếm tỷ trọng sấp xỉ nhau, trong đó vốn huy động ngoại tệ cao hơn so với vốn huy động là VNĐ, cụ thể trong năm 2015, vốn huy động ngoại tệ chiếm 52.70%, tỷ trọng vốn ngoại tệ năm 2016 là 54.99%, mức huy động tăng 20.02% so với năm 2015 và trong năm 2017 tỷ trọng ngoại tệ là 55.93%, tăng 13.74% vốn huy động so với năm 2016.

Nếu phân theo nguồn huy động, có thể thấy nguồn vốn được huy động tại chi nhánh chủ yếu là nguồn từ tiền gửi của dân dư, cụ thể nguồn này chiếm tỷ trọng 71.72% trong năm 2015, chiếm tỷ trọng 70.02% trong năm 2016, tăng 199 tỷ đồng tương ứng tăng 12.30% và chiếm tỷ trọng 65.58% trong năm 2017, tăng 86 tỷ đồng tương ứng tăng 4.73% so với năm 2016.

Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng lớn thứ hai là nguồn tiền gởi của các TCKT, tỷ trọng nguồn này trong tổng vốn huy động trong năm 2015 là 18.79%, năm 2016 là 19.01%, tăng 16.42% so với năm 2015. Năm 2017, tiền gửi từ các TCKT tăng 9 tỷ đồng, ứng với tăng 1.76%, chiếm tỷ trọng 17.30% trong tổng nguồn vốn huy động. Biến động vốn huy động giai đoạn 2015-2017 thể hiện qua biểu đồ sau:

Biểu đồ 2.2. Huy động vốn tại chi nhánh theo loại tiền

Biểu đồ 2.3. Huy động vốn tại chi nhánh theo nguồn huy động

Như vậy, tình hình huy động vốn tại chi nhánh thời gian qua có dấu hiệu khả quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển tín dụng bán lẻ tại ngân hàng thương mại cổ phần đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh biên hòa (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)