Trong phạm vi của chương một, tác giả đã khái quát được các vấn đề mang tính chất lý luận cơ bản về nợ xấu, quản lý nợ xấu trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại. Trong đó, hoạt động quản lý nợ xấu được xem là nhiệm vụ trọng tâm của ngân hàng thương mại, được ngân hàng thương mại quan tâm thực hiện. Những nội dung đã được làm rõ tại chương một gồm có:
Thứ nhất: Tác giả đã khái quát các quan điểm về nợ xấu, phân loại nợ xấu tại ngân hàng thương mại. Trong đó quan điểm về nợ xấu của Việt Nam đã được làm rõ vì đây là cơ sở để ngân hàng thương mại thực hiện việc phân loại nợ theo quy định. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được các tiêu chí phản ánh nợ xấu của ngân hàng thương mại, thơng qua các chỉ tiêu này có thể đưa ra được những nhận định về các khoản nợ xấu.
Thứ hai: Khái niệm về quản lý nợ xấu, quy trình quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cũng được làm rõ. Từ việc nhận dạng ra các dấu hiệu của các khoản nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu đến việc đưa ra các nhóm biện pháp xử lý nợ xấu để thu hồi nợ. Bên cạnh đó, người viết cũng đã đưa ra được những nhân tố làm ảnh hưởng đến hoạt động quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại cũng như các biện pháp phòng ngừa nợ xấu.
Thứ ba: Kinh nghiệm xử lý nợ xấu của ngân hàng một số nước trong khu vực và trên thế giới như Mỹ, Hàn quốc, Malaysia cũng được đề cập để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm về quản lý nợ xấu cho ngân hàng Việt Nam, trong đó có Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gòn
Kết quả nghiên cứu của chương một sẽ là cơ sở quan trọng để đánh giá, phân tích và đưa ra những nhận định phù hợp nhất về nợ xấu, thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn trong chương 2 và chương 3.