Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của người đứng đầu doanh nghiệp, đảm bảo quản lý tốt hoạt động kinh doanh, tránh tình trạng đầu tư trái ngành hay tăng trưởng kinh doanh bằng mọi giá dẫn đến hoạt động kinh doanh kém hiệu quả, thua lỗ.
Chú trọng nâng cao chất lượng thông tin doanh nghiệp, nâng cao chất lượng báo cáo tài chính cung cấp cho ngân hàng. Thường xun có những hoạt động kiểm tra, đánh giá hoạt động kinh doanh, đánh giá dịng tiền để có thể chủ động trong kinh doanh, đưa ra được những kế hoạch kinh doanh hợp lý.
Khơng ngừng nâng cao năng lực tài chính, có chiến lược kinh doanh rõ ràng, hợp lý, chú trọng đến việc trích lập các quỹ dự phịng tài chính đầy đủ nhằm nâng cao khả năng chống đỡ đối với những biến động theo chiều hướng bất lợi của nền kinh tế.
Chủ động phối hợp với ngân hàng trong việc cung cấp thông tin, trao đổi kịp thời những nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để cùng ngân hàng phối hợp giải quyết, lựa chọn phương án ứng xử hợp lý nhất.
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3
Tóm lại, trên cơ sở lý luyết đã đề cập tại chương 1 và những phân tích, đánh giá thực trạng nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn trong chương 2, trong chương 3 tác giả đã đưa ra một số giải pháp, kiến nghị giúp Ngân hàng công thương Nam Sài Gịn có thể quản lý nợ xấu tốt hơn, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của đơn vị. Cụ thể:
- Thứ nhất: Từ thực trạng hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn, luận văn đã đề ra định hướng đề hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu bao gồm định hướng chung về hoạt động kinh doanh và định hướng quản lý nợ xấu.
- Thứ hai: Luận văn cũng đã đề ra được các giải pháp để hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn. Các giải pháp được phân ra thành ba nhóm gồm nhóm giải pháp có tính chiến lược, nhóm giải pháp về quản trị và nhóm giải pháp về nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn.
- Thứ ba: Ngoài việc đưa ra các giải pháp quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn, luận văn cũng đã đưa ra một số kiến nghị với Chính phủ, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và với khách hàng nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn.
Nhìn chung, từ các vấn đề thực tiễn, tác giả đã nhận định, phân tích làm rõ những ưu, khuyết điểm đang tồn tại trong công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn. Trên cơ sở vận dụng những lý luận chuyên môn và kinh nghiệm thực tế trong q trình cơng tác, tác giả đã đề ra được những giải pháp thiết thực góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngân hàng ln hàm chứa nhiều rủi ro vì nó chịu ảnh hưởng gián tiếp và trưc tiếp từ các tác động của nền kinh tế và từ hoạt động của các chủ thể vay vốn. Đặc biệt trong giai đoạn vừa qua, các ngân hàng ở Việt Nam đã gặp rất nhiều khó khăn trong hoạt động kinh doanh. Vấn đề nan giải nhất trong thời gian vừa qua tại các NHTM ở nước ta là tình trạng nợ xấu tăng cao, điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Từ đó cho thấy cơng tác quản lý nợ xấu có vai trị vơ cùng quan trọng trọng hoạt động kinh doanh của NHTM và Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn cũng không ngoại lệ. Xuất phát từ thực tiễn kinh doanh của Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn, mục tiêu của luận văn là tập trung phân tích, đánh giá hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014, từ đó chỉ ra được các hạn chế và đồng thời đề xuất ra các biện pháp góp phần hồn thiện công tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn. Qua các nội dung trình bày, luận văn đã đạt được những kết quả sau đây:
Về lý luận: Luận văn đã khái quát các quan điểm về nợ xấu, phân loại nợ
xấu cũng như khái niệm về quản lý nợ xấu, quy trình quản lý nợ xấu tại ngân hàng thương mại. Đồng thời, tác giả cũng đưa ra được các tiêu chí phản ánh nợ xấu của ngân hàng thương mại, các dấu hiệu nhận dạng ra các khoản nợ có khả năng chuyển thành nợ xấu cũng như đưa ra các nhóm biện pháp phịng ngừa, xử lý thu hồi nợ xấu.
Về thực tiến quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn: Luận
văn đã khái quát được tình hình hoạt động kinh doanh và diễn biến tình trạng nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn trong giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2014. Từ đó tác giả đã đi sâu phân tích về thực trạng quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gịn. Qua đó đã nhận định chất lượng của công tác quản lý nợ xấu, các biện pháp mà ngân hàng đã thực hiện để phòng ngừa và xử lý các khoản nợ xấu phát sinh. Đồng thời tác giả cũng xác định các nguyên nhân đã
làm ảnh hưởng đến công tác quản lý nợ xấu tại ngân hàng, các mặt đã đạt được và những điểm cịn hạn chế trong cơng tác quản lý nợ xấu.
Về giải pháp và các kiến nghị: Trên cơ sở lý luận của chương 1 và thực tiễn
hoạt động quản lý nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn trong chương 2, luận văn đã đề xuất được các giải pháp có tính thực tiễn cao góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn. Các giải pháp được phân ra thành ba nhóm gồm nhóm giải pháp có tính chiến lược, nhóm giải pháp về quản trị và nhóm giải pháp về nghiệp vụ phù hợp với tình hình thực tế tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn. Bên cạnh đó, luận văn cũng đưa ra được một số kiến nghị với Chính phủ, kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước và với khách hàng vay vốn nhằm góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gịn.
Tóm lại, dựa trên các cơ sở lý luận về quản lý nợ xấu, luận văn đã nghiên cứu sâu thực trạng hoạt động tín dụng và nguyên nhân gây ra nợ xấu tại Ngân hàng cơng thương Nam Sài Gịn trên cơ sở thực tế cơng tác để từ đó tác giả mạnh dạn đề ra một số giải pháp góp phần hồn thiện cơng tác quản lý nợ xấu tại Ngân hàng công thương Nam Sài Gòn.
Do hạn chế về mặt kiến thức, lý thuyết và thực tiễn và môi trường kinh doanh luôn biến động. Nên đề tài nghiên cứu khơng tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế nhất định. Vì vậy, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của q thầy cơ, anh chị em, bạn bè đồng nghiệp để góp phần hồn thiện hơn bài nghiên cứu của mình.
Qua đây tơi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Ngân Hàng TP. Hồ Chí Minh đã nhiệt tình giảng dạy trong suốt khóa học. Xin chân thành cảm ơn Cô TS. Bùi Diệu Anh, người đã hướng dẫn tận tình giúp tơi hồn thành luận văn này.